Tag

Trang phục truyền thống nâng cao nét đẹp văn hóa Việt

Văn hóa 05/04/2021 10:00
aa
TTTĐ - Trong hai năm gần đây, giới trẻ Việt ngày càng khiến cho giá trị của những bộ trang phục truyền thống được nâng cao và góp phần gìn giữ được những nét đẹp văn hóa lịch sử của dân tộc.
Tin tức trong ngày 2/4: Mặc trang phục hở hang, phản cảm tại lễ hội sẽ bị phạt tiền Khám phá những điều ít biết về trang phục truyền thống

Việt Nam vốn là một đất nước có nền văn hóa lâu đời. Trong suốt quá trình phát triển và thay đổi của lịch sử, con người Việt Nam cũng có những trang phục của riêng mình. Mỗi bộ phục trang đều mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, của giai đoạn lịch sử đó.

Trước sự hội nhập của nền văn hóa như Trung Quốc, Hàn Quốc hay là Nhật Bản lại khiến cho nhiều bạn trẻ không ngần ngại mạnh tay bỏ tiền ra mua, thuê trang phục nước ngoài để chụp ảnh nghệ thuật hay chụp hình cưới. Có giai đoạn, những bộ quần áo cổ trang nước ngoài đã gây sốt trong cộng đồng người trẻ Việt. Thậm chí, một số bạn trẻ còn cho rằng, trang phục cổ của Việt Nam trông không được đẹp và sang chảnh như cổ phục của các nước khác.

Cô dâu mặc áo Nhật Bình, chú rể khoác áo tấc trong đám cưới khiến dân mạng xuýt xoa (Ảnh: Đàm Anh)
Cô dâu, chú rể mặc trang phục truyền thống trong đám cưới (Ảnh: Đàm Anh)

Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ về cổ phục Việt, có thể thấy được trang phục cổ đại của Việt Nam hoàn toàn không thua kém nước bạn. Bởi vì mỗi bộ trang phục ấy đều mang đậm bản sắc văn hóa và đặc trưng của từng triều đại, từng giai đoạn lịch sử. Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, đã có rất nhiều bạn trẻ có đam mê với trang phục đã lập ra nhiều hội nhóm bàn về trang phục cổ. Nhiều bộ cổ phục của từng triều đại cũng được các bạn dựng lại sau khi được nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng. Ngày càng nhiều trang fanpage về cổ phục Việt dành được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ, có một lượng lớn người dùng Facbook yêu thích như: Hội đam mê cổ phục và văn hóa Việt, Hội yêu cổ phục Việt – Cổ trang Việt Nam. Những bộ cổ phục nước ta hiện đang được giới trẻ ưa chuộng nhất chính là Áo Nhật Bình và Áo Tấc.

Nhằm tôn vinh cổ phục Việt Nam, đầu năm nay, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện “Tóc xanh - Vạt áo”. Sự kiện thu hút đông đảo nhiều sinh viên trong và ngoài trường tham gia, tại đây, các cô cậu sinh viên háo hức hóa thân thành ông hoàng, bà chúa, những tiểu thư, công tử, chiến binh, nữ quan… thuộc nhiều triều đại xưa cũ. Không chỉ trưng bày và diện cổ phục, sinh viên còn tổ chức các hoạt động tìm hiểu về văn hóa, lịch sử cha ông bằng cách phục dựng nhiều nghi lễ cung đình. Những người tham quan có nhu cầu muốn sở hữu một bộ cổ phục cũng được nhiều gian hàng sẵn sàng may đo tại chỗ.

“Tóc xanh - Vạt áo” có thể coi là sự kiện tôn vinh cổ phục có quy mô lớn nhất đến thời điểm này khi thu hút sự tham gia của 12 nhóm cổ phong trên cả nước. Đây cũng là sự kiện đầu tiên nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tổ chức bài bản của đơn vị giáo dục chứ không còn là hoạt động tự phát của các diễn đàn, hội nhóm.

Trang phục truyền thống nâng cao nét đẹp văn hóa Việt
Bạn trẻ sẵn sàng đầu tư cho mình một bộ trang phục xưa để chụp ảnh nghệ thuật (Ảnh: Công Bách)
Bạn trẻ sẵn sàng đầu tư cho mình một bộ trang phục truyền thống để chụp ảnh nghệ thuật (Ảnh: Công Bách)

Tháng 7/2020, một đôi uyên ương ở Cao Bằng quyết định chọn áo nhật bình và áo tấc làm trang phục cưới. Cô dâu Nguyễn Thùy Anh cho biết: "Mình rất yêu thích vẻ đẹp của thời xưa, đặc biệt là cổ phục triều Nguyễn. Nhật bình, áo tấc vẫn chưa được phổ biến rộng rãi đến các bạn trẻ hiện nay. Vì thế, mình cùng một người bạn thân lên kế hoạch về trang phục này cho đám cưới". Họ hàng, bà con đều trầm trồ vì vẻ đẹp của tà áo cung đình. Bộ cổ phục khiến cho đôi tân lang - tân nương vừa tạo nên sự khác biệt với các cặp đôi khác, vừa là dịp tôn vinh văn hóa dân tộc. Hưởng ứng nghĩa cử của cô dâu chú rể, bạn bè đàng trai, đàng gái cũng sẵn sàng khoác lên mình những chiếc áo ngũ thân lịch lãm.

Nguyễn Duy Duy (Thạch Thất, Hà Nội), người khởi xướng phong trào Hiệu ứng thị giác thú vị từ giấy và đèn – gọi là hộp đèn kirigami hay hộp đèn giấy 3D. Những hộp đèn là sự kết hợp giữa nghệ thuật cắt giấy kirigami của Nhật Bản, cảm hứng từ loại hình rối bóng của Trung Quốc và đèn kéo quân của Việt Nam. Dự án là sự kết hợp giữa ba phần, trong đó phần“Con người” là sự tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt trong những tà áo truyền thống, lịch sử. Đó chính là chiếc áo nhật bình, áo tấc (áo ngũ thân tay thụng), áo tứ thân và áo dài – những trang phục đang trở lại trong cuộc sống hiện đại với một hình ảnh mới mẻ, tươi trẻ. Tái hiện văn hóa, cổ phục Việt Nam đối với Duy là một niềm vui cũng như niềm tự hào lớn vì anh hiểu rõ rằng “còn văn hóa là còn dân tộc”.

Hai tháng mới đây, nhiều học sinh cũng tung bộ hình kỷ yếu lấy cảm hứng từ trang phục cung đình Huế. Các cô cậu học trò đều diện áo nhật bình, áo tấc, áo ngự thân hoặc ngự bào với mũ mão, đôi hài, trang sức thời phong kiến, tái hiện kinh thành Huế một thuở.

Khi lịch sử trở nên sinh động, thiết thực và gần gũi với cuộc sống hôm nay, người trẻ sẽ thấy đó là cả một kho tàng đầy hấp dẫn mà họ phải không ngừng trầm trồ. Di sản cha ông để lại đồ sộ và đầy chuyện thú vị khiến họ say mê tìm hiểu. Khi các loại hình nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc, thời trang, hội họạ... xem lịch sử là kho báu vô tận để khai thác thì dường như định kiến này bắt đầu lung lay. Chính vì vậy, mà định kiến giới trẻ không mặn mà, thiếu kiến thức với lịch sử dân tộc cần được xem xét lại một cách thấu đáo.

Những gương mặt trẻ tiêu biểu trong hành trình hồi sinh cổ phục nếu phải kể tên thì danh sách rất dài. Họ là những nhà thiết kế, nhà nghiên cứu tuổi đời mới đôi mươi như Tôn Thất Minh Khôi, Trần Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Đức Lộc… Mang trong mình dòng máu hoàng tộc, từ nhỏ Tôn Thất Minh Khôi đã lẽo đẽo theo cha, theo ông tìm hiểu về gia phả nguồn cội. Càng tìm hiểu, Khôi càng mê đắm, tự hào về truyền thống dòng họ. Lớn lên, Khôi trở thành một trong những nhà nghiên cứu trẻ đi sâu vào chuyện thâm cung bí sử của hoàng hậu, phi tần triều Nguyễn với dự án “Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi”.

Chính anh cũng là người khởi xướng ngày hội “Tóc xanh - Vạt áo” để quảng bá cổ phục các triều đại đến giới sinh viên, học sinh. Anh khẳng định cần phải có kế hoạch chi tiết thì phong trào cổ phong mới có thể phát triển lớn mạnh hơn. Đặc biệt, sẽ tiếp tục tập trung vào thế hệ trẻ, bởi các bạn là lực lượng chính trong xã hội và ngày càng dành nhiều sự quan tâm đến những giá trị cha ông để lại. Giới trẻ chưa bao giờ quay lưng lại với lịch sử cha ông. Vấn đề nằm ở cách chúng ta lôi cuốn họ bằng cách nào, có hấp dẫn không chứ đừng khư khư nhồi nhét kiến thức bằng cách bắt họ học thuộc lòng từng ngày tháng, sự kiện.

Phải nói, nhờ bộ phim cung đấu về triều Nguyễn mang tên “Phượng Khấu” khởi xướng năm 2019, phong trào cổ phục triều Nguyễn được dịp hồi sinh mạnh mẽ trong dòng chảy đương đại. Phong trào cổ phục không chỉ dừng lại ở những sự kiện hội hè mà còn đi vào đời sống thường ngày. Giờ đây, nhiều bạn trẻ sẵn sàng đầu tư cho mình một bộ trang phục xưa để chụp ảnh nghệ thuật, hay chưng diện trong những dịp lễ, Tết.

Chính bản thân những người trẻ đã tiên phong làm người mở đường đến với lịch sử một cách thú vị, lôi cuốn từ những thứ giản dị, thiết thực như cổ phục. Từ họ, niềm đam mê cổ phục nói riêng và tinh hoa dân tộc qua các thời kỳ nói chung được lan truyền mạnh mẽ để nếp xưa đi vào xã hội hôm nay, để cổ phục Việt không mờ nhạt trước cổ phục nước ngoài, để bạn bè năm châu trầm trồ trước vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Chính vì vậy, cách tốt nhất để bảo tồn các di sản là cho chúng một đời sống trong xã hội đương đại.

Đọc thêm

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô Văn hóa

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu của chúng ta đã ra đi về thế giới người hiền, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và Nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...
Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng Văn học - Nghệ thuật

Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

TTTĐ - Lấy cảm hứng từ chính sách "Ngoại giao cây tre" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nghệ nhân Bùi Văn Tự đã tạo ra tác phẩm "Cây tre Việt Nam" để tưởng nhớ nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng.
Khắc sâu lời dạy của Tổng Bí thư về sáng tác và tuyên truyền Văn hóa

Khắc sâu lời dạy của Tổng Bí thư về sáng tác và tuyên truyền

TTTĐ - Từng vinh dự được biểu diễn phục vụ và lắng nghe những lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn luôn cố gắng phát huy vai trò của Đảng viên, nhạc sĩ, sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc tuyên truyền về Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước bằng sự giản dị, chân thành và mang đậm hơi thở cũng như góc nhìn riêng của thế hệ trẻ.
Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước Văn hóa

Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước

TTTĐ - Suốt những năm qua, những chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều là "kim chỉ Nam" cho từng bước tiến, từng giai đoạn của đất nước, bao trùm mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tập hợp những cuốn sách Tổng Bí thư để lại cho đời cho thấy tình cảm sâu nặng, suốt đời vì dân vì nước, cống hiến tận tâm tận lực của đồng chí.
Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết Văn hóa

Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết

TTTĐ - Với vai trò là "người dẫn đường" cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, suốt những năm qua, với tầm nhìn sâu rộng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra những đường lối về phát triển văn hóa, phát triển con người để đất nước ta vươn mình, khẳng định vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Tôn vinh nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết Giải trí

Tôn vinh nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết

TTTĐ - TikTok Shop ra mắt chương trình "Nghề Chủ Chốt" với sự tham gia của 10 Affiliate Creator nổi bật cùng với những câu chuyện hậu trường lần đầu được "bật mí", mang đến góc nhìn mới và toàn diện hơn về nghề sáng tạo nội dung tiếp thị liên kết.
Hoãn chương trình nghệ thuật “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” Điện ảnh - Âm nhạc

Hoãn chương trình nghệ thuật “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình”

Ban Tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” thông báo, chương trình dự kiến diễn ra vào tối 19/7 tại Kỳ đài bờ Bắc - Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương tỉnh Quảng Trị sẽ được hoãn vì lý do kỹ thuật.
Khởi động cuộc thi “Thiết kế National Costume” chủ đề “My Vietnam” Thời trang - Làm đẹp

Khởi động cuộc thi “Thiết kế National Costume” chủ đề “My Vietnam”

TTTĐ - Ban Tổ chức Mister Vietnam thông báo tổ chức tuyển chọn “Thiết kế National Costume” dành cho các đại diện Việt Nam sẽ tham gia các cuộc thi dành cho nam lớn nhất thế giới với những giải thưởng hấp dẫn.
Tái hiện chuyện tình giữa công chúa nhà Nguyễn và thương nhân Nhật Bản Văn hóa

Tái hiện chuyện tình giữa công chúa nhà Nguyễn và thương nhân Nhật Bản

TTTĐ - Mới đây, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã công diễn kịch kể chuyện âm nhạc đặc biệt opera “Công nữ Anio”. Câu chuyện tình yêu của công chúa Ngọc Hoa và chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro một lần nữa khiến khán giả xúc động.
Mỗi địa phương phải xác định được sản phẩm công nghiệp văn hoá Văn hóa

Mỗi địa phương phải xác định được sản phẩm công nghiệp văn hoá

TTTĐ - Phát triển công nghiệp văn hoá là nội dung phụ thuộc lớn vào quyết tâm của người đứng đầu và cách thức tổ chức thực hiện. Các địa phương cần rà duyệt kỹ, ít nhất xác định được 1 sản phẩm du lịch và sự kiện về công nghiệp văn hoá trên địa bàn.
Xem thêm