Tag

Triển khai vùng phát thải thấp - Giải pháp giảm ô nhiễm không khí

Môi trường 16/11/2024 16:21
aa
TTTĐ - Nhiều chuyên gia cho rằng, một giải pháp quan trọng nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông gây ra là việc triển khai "vùng phát thải thấp" tại Hà Nội.
Hà Nội: Hàng loạt các giải pháp giảm ô nhiễm không khí Giảm ô nhiễm không khí: Cần hành động cụ thể từ mỗi cá nhân Cần có phương án kiểm soát hiệu quả khí thải phương tiện giao thông

Mức độ ô nhiễm gia tăng trong 10 năm qua

Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đã xuất hiện như hệ quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa. Đáng quan ngại hơn, khi mức độ ô nhiễm có xu hướng ngày càng gia tăng trong 10 năm gần đây.

Triển khai vùng phát thải thấp - Giải pháp giảm ô nhiễm không khí
Mức độ ô nhiễm không khí có xu hướng ngày càng gia tăng trong 10 năm gần đây

Riêng tại Hà Nội, theo thống kê, toàn địa bàn thành phố có 10 khu công nghiệp, 1.300 làng nghề, hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ô tô. Thành phố mỗi ngày tiêu thụ ước tính khoảng 80 triệu KWh điện và hàng triệu lít xăng, dầu; tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp và rác thải tự phát đang diễn ra thường xuyên… Đây chính là những nguồn phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia ô nhiễm không khí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và thứ 22 trên toàn thế giới, trong đó riêng Hà Nội xếp thứ 8 về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trung bình mỗi năm, người Hà Nội hít thở một lượng bụi mịn PM2.5 gấp 9 lần mức khuyến cáo an toàn cho sức khỏe của WHO.

Nguồn phát thải bụi chính của Thủ đô đến từ các phương tiện giao thông đường bộ và nguồn bụi đường, tiếp đến là nguồn công nghiệp và nguồn đốt rơm rạ. Ngoài ra còn có khí thải từ làng nghề, khói của quá trình đốt rơm rạ tàn phá môi trường không khí...

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, những năm qua, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các ban, Sở, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh chất gây ô nhiễm không khí.

Điển hình, thành phố đã xóa bỏ hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% hiện tượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công, thu gom, vận chuyển rác thải hàng ngày đạt trên 90% ở tất cả các khu vực trên địa bàn Thủ đô, triển khai thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn, làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng không khí…

Đồng thời, TP Hà Nội cũng đã ban hành nhiều chương trình, chính sách nhằm đưa thành phố phát triển theo hướng kinh tế xanh, tận dụng các cơ hội phát triển theo hướng các-bon thấp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, phòng tránh, giảm thiểu những hiểm hoạ của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai, góp phần vào nỗ lực chung của Việt Nam thực hiện cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” - net zero vào năm 2050.

Đẩy mạnh triển khai "vùng phát thải thấp"

Nhiều chuyên gia cho rằng, một giải pháp quan trọng nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông gây ra là việc triển khai "vùng phát thải thấp" tại Hà Nội.

Đáng mừng, giải pháp chống ô nhiễm không khí này đã được luật hóa. Điều 28 của Luật Thủ đô đã quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp, các biện pháp được áp dụng trong vùng phát thải thấp theo lộ trình phù hợp. Mới đây, dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một văn bản hướng dẫn thi hành xây dựng vùng phát thải thấp đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân thông qua cổng thông tin.

Triển khai vùng phát thải thấp - Giải pháp giảm ô nhiễm không khí
Khí thải từ phương tiện giao thông là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và môi trường. Ảnh: Thanh Hải

Vùng phát thải thấp là mô hình hoàn toàn mới mẻ, lần đầu tiên được quy định tại Việt Nam, lại có tác động lớn đến các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy. Theo bà Lê Thanh Thủy, Phó Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, khái niệm vùng phát thải thấp được thể hiện rõ tại Khoản 6, Điều 3 của Luật Thủ đô, là khu vực để hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Khái niệm về vùng phát thải thấp trong Luật Thủ đô không đề cập đến việc cấm hẳn một loại phương tiện nào mà chỉ nhấn mạnh vào việc hạn chế các phương tiện gây phát thải ra môi trường. Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của thành phố, bao gồm cả bụi đường và khí thải.

Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%. Các vùng được xác định là vùng phát thải thấp đang áp dụng các giải pháp giao thông bền vững, giao thông xanh nhằm giảm thiểu phát thải từ phương tiện giao thông.

Hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết để trình Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội vào tháng 12/2024. Nếu nghị quyết được thông qua, từ ngày 1/1/2025, Hà Nội sẽ có hành lang pháp lý chính thức về các điều kiện và tiêu chí cần thiết, từ đó tạo cơ sở cho chính quyền địa phương đánh giá thực trạng và khả năng để xây dựng hồ sơ kỹ thuật về vùng phát thải thấp. Sau đó, các cấp có thẩm quyền như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông, Sở Quy hoạch Kiến trúc và các Sở, ngành khác của thành phố đánh giá tổng thể các yếu tố về điều kiện, tiêu chí, giải pháp dựa trên thực tiễn, năng lực thực thi của khu vực được đề xuất.

Để vùng phát thải thấp có thể đi vào thực tế, thành phố Hà Nội vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất, hiện chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành và cũng chưa có hạ tầng cơ sở kiểm tra khí thải đối với các phương tiện giao thông đang lưu hành. Mạng lưới trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí tại Thủ đô Hà Nội cũng chưa đầy đủ, vì vậy chưa có số liệu kiểm kê phát thải, cập nhật và thường kỳ, đặc biệt là từ nguồn phát thải giao thông để làm cơ sở đánh giá thực thi chính sách.

Phát biểu tại hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh, để thực hiện hiệu quả các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, TP Hà Nội mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các Bộ, ngành Trung ương, sự hợp tác chặt chẽ, đồng lòng với các tỉnh, thành phố lân cận và sự tham gia hành động của chính quyền, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế.

“Chúng ta cần có các hành động mạnh mẽ, kịp thời và quyết liệt hơn nữa để mang lại bầu không khí trong lành cho người dân”, ông Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.

Trí Nhân

Đọc thêm

Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm 10/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất Môi trường

Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Công văn số 4213/BNNMT-ĐĐ gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khắc phục kịp thời khi có tình huống thiên tai xảy ra Môi trường

Hà Nội khắc phục kịp thời khi có tình huống thiên tai xảy ra

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3964/UBND-NNMT về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố.
Nắng nóng kéo dài ở miền Bắc và miền Trung Môi trường

Nắng nóng kéo dài ở miền Bắc và miền Trung

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay (9/7), thời tiết trên cả nước tiếp tục diễn biến phức tạp với nắng nóng kéo dài ở nhiều khu vực miền Bắc và miền Trung, trong khi mưa dông xuất hiện vào chiều tối và đêm. Khu vực biển có mưa dông, gió mạnh, biển động, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn hàng hải.
Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng Môi trường

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó nêu rõ điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/7/2025.
Ngày 8/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng Môi trường

Ngày 8/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 8/7, thành phố Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 26-28 độ C, nhiệt độ cao nhất 34-36 độ C.
Thời tiết 7/7: Nhiều khu vực nắng nóng cục bộ Môi trường

Thời tiết 7/7: Nhiều khu vực nắng nóng cục bộ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 7/7, thời tiết các khu vực trên cả nước tiếp tục duy trì trạng thái nắng nóng cục bộ, mưa rào và dông xuất hiện rải rác vào chiều tối và đêm.
Đà Nẵng: Sau trận mưa giông, Tỉnh lộ 607B bị ngập cục bộ Xã hội

Đà Nẵng: Sau trận mưa giông, Tỉnh lộ 607B bị ngập cục bộ

TTTĐ - Trận mưa giông kéo dài ít phút nhưng hàng trăm mét Tỉnh lộ 607B qua phường Điện Bàn Đông, phường Hội An Tây (TP Đà Nẵng) đã bị ngập úng cục bộ.
Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng Môi trường

Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng

TTTĐ - Chiều 6/7, tại Bến Đò Cổ ven sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), điểm dạo bộ thu hút đông đảo người dân, du khách đã được tổ chức dọn vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trường.
Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn Xã hội

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn

TTTĐ - Nước dâng quá nhanh khiến nhiều tiểu thương ở chợ Thanh Vinh (TP Đà Nẵng) không kịp trở tay, bất lực nhìn hàng hóa bị nước nhấn chìm. Ngay sau khi nước rút, người dân hối hả dọn dẹp bùn non còn bám đầy đường.
Xem thêm