Tag

Từ đàn bò tót đói trơ xương nghĩ về đạo đức nghiên cứu khoa học

Xã hội 11/12/2020 08:20
aa
TTTĐ - Các nhà khoa học đúc kết đạo đức nghiên cứu bao gồm: sự trung thực trong nghiên cứu; đảm bảo tôn trọng quyền tác giả và đồng tác giả; tránh các tác động tiêu cực của nghiêm cứu đối với con người hoặc động vật; sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, minh bạch; kết quả nghiên cứu hướng tới lợi ích của cộng đồng...
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng chống thiên tai Bác sĩ trẻ với công trình nghiên cứu khoa học "Đừng sợ Covid" “Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí”, sân chơi bổ ích cho học sinh
Đàn bò tót lai của dự án đói ăn, gầy trơ xương
Đàn bò tót lai của dự án đói ăn, gầy trơ xương

Năm trước, tôi gặp giáo sư Michele Ford (Đại học Sydney, Australia) tại 1 hội nghị ở TP. HCM. Khi bàn về chủ đề “Đạo đức trong nghiên cứu khoa học”, giáo sư Michele Ford khá ngạc nhiên và tức giận khi thấy nhiều nhà khoa học Việt Nam tỏ ra thờ ơ. Có người còn công khai bày tỏ quan điểm cho rằng ở Việt Nam, “đạo đức nghiên cứu khoa học” là một khái niệm còn xa lạ. Giáo sư Ford nói, một quốc gia không quan tâm coi trọng vấn đề này thì nền khoa học rất khó phát triển.

Đạo đức nghiên cứu khoa học được hiểu là các nguyên tắc, các chuẩn mực mà nhà nghiên cứu phải tuân thủ. Ở từng quốc gia, từng giai đoạn lịch sử cũng có những quan điểm tương đối khác nhau về khái niệm này. Các nhà khoa học đúc kết đạo đức nghiên cứu bao gồm: Sự trung thực trong nghiên cứu; đảm bảo tôn trọng quyền tác giả và đồng tác giả; tránh tác động tiêu cực của nghiên cứu đối với con người hoặc động vật; sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, minh bạch; kết quả nghiên cứu hướng tới lợi ích của cộng đồng...

Nhìn ở các phương diện vừa nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam hiện nay vấn đề đảm bảo đạo đức nghiên cứu đang hết sức đáng báo động. Thời gian qua, không ít các vụ án đạo văn được phanh phui khiến dư luận nghi vấn về tính trung thực của các nhà nghiên cứu. Điều đáng nói là, đa số các trường hợp này sau vài cuộc tranh luận thì lại “chìm xuồng” khiến xã hội cũng khó biết tường tận thực hư đen trắng ra sao.

Mặt khác, đa số các nghiên cứu ở nước ta hiện nay được thực hiện bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đạt kết quả tốt, có khả năng ứng dụng cao để phục vụ cộng đồng chưa thực sự tương xứng với nguồn kinh phí được đầu tư. Nhiều công trình sau khi nghiệm thu xong thì xếp xó vì không thể nào chuyển giao kết quả vào thực tế được.

Gần đây nhất, đề tài nghiên cứu khoa học “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa” do Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng chủ trì, ông Lê Xuân Thám (nguyên Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng) làm chủ nhiệm đề tài lại khiến dư luận sục sôi.

Để thực hiện đề tài này, ông Lê Xuân Thám đã sử dụng đàn bò tót lai làm đối tượng nghiên cứu. Kết quả không biết ra sao, nhưng chủ nhiệm đề tài và cộng sự để cho đàn bò tót này đói đến trơ xương, kiệt quệ như thế là không thể chấp nhận được. Đó là minh chứng cho thấy, tác động của nghiên cứu đã ảnh hưởng tiêu cực đến đàn bò.

Trên thực tế, có những nghiên cứu tác động tiêu cực đến động vật, nhưng đó là những tác động ngoài ý muốn. Ví dụ, chúng ta tiêm loại vắc xin thử nghiệm cho chuột bạch, nếu vắc xin ấy khiến cho chuột bạch chết, thì đó là điều nằm ngoài ý muốn. Cái chết của chuột bạch có đóng góp quan trọng để chúng ta điều chỉnh công thức pha chế, để từ đó đưa ra loại vắc xin tối ưu. Nhưng với đề tài nghiên cứu lai tạo giống bò tót để có nguồn gen mới do ông Thám thực hiện thì không cần gì phải “ngược đãi” đàn bò như thế.

Việc bỏ đói đàn bò không có giá trị gì với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này. Nói cách khách, tác động xấu của nghiên cứu đến đàn bò tót lai này là do sự thiếu trách nhiệm của người thực hiện. Điều này vi phạm đạo đức nghiên cứu nói riêng và đạo đức xã hội nói chung.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí gần 5 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho dự án này là số tiền không hề nhỏ. Dư luận quan tâm không biết ông Thám đã sử dụng nguồn kinh phí này như thế nào mà vẫn không đạt kết quả nghiên cứu như mong muốn, phải điều chỉnh mục tiêu ban đầu là “từ 10 con bò tót F1 lai tạo ra 40 con bò tót F2, trong đó có 5 con đực” thành “từ 10 con bò tót F1 lai tạo ra 3 con bò tót F2 trong đó có 1 con đực”.

Việc điều chỉnh cho thấy kết quả này chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng, chẳng cần nguồn kinh phí đầu tư nào từ Nhà nước, vẫn cho ra nhiều thế hệ con lai F2 và F3 khỏe mạnh, tráng kiện.

Những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng khỏe mạnh, tráng kiện
Những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng khỏe mạnh, tráng kiện

Nếu việc lai tạo quá khó, đề tài không thể thực hiện được thì chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông, vì trong thực tế có những đề tài không như dự kiến của nhà nghiên cứu. Nhưng ở đây, việc lai tạo không khó, bằng chứng là người dân thường không có bằng cấp chuyên môn hay học hàm học vị cao mà vẫn làm được, tại sao ông Thám và những cộng sự trình độ cao về lĩnh vực này với một nguồn kinh phí gần 5 tỷ đồng mà lại phải thay đổi mục tiêu? Việc sử dụng nguồn kinh phí khổng lồ từ nguồn thuế của người dân mà không tạo ra giá trị tương xứng đó là sự lãng phí, là vi phạm đạo đức của nhà nghiên cứu.

Trên thực tế, hiện nay việc cấp phát kinh phí cho nghiên cứu khoa học ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự không đồng đều trong việc phân bổ kinh phí khiến cho những đề tài có tính ứng dụng cao không thể thực hiện được, dẫn tới “phá sản”. Trong khi đó, một số đề tài được “sự ưu ái” quá mức, dẫn đến việc lãng phí nguồn ngân sách mà kết quả không như mong muốn.

Từ đề tài nghiên cứu gây phản ứng gay gắt trong dư luận như đề tài của ông Lê Xuân Thám nêu trên, có lẽ chúng ta nên nghiêm túc bàn luận về đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Phải mạnh dạn xác định, việc vi phạm đạo đức nghiên cứu, nhất là các vấn đề tác động tiêu cực đến con người hay động vật, vấn đề sử sụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu, vấn đề đạo văn... không chỉ thuộc về trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài, mà nó còn là trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân bình duyệt đề cương/mô hình/kinh phí và Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu đó.

Đọc thêm

Kiến nghị chính quyền cấp tỉnh có thể hình thành đặc khu Đô thị

Kiến nghị chính quyền cấp tỉnh có thể hình thành đặc khu

TTTĐ - Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, chúng ta cần mạnh dạn phân quyền cho chính quyền cấp tỉnh có thể hình thành đặc khu...
Bố trí 148 khu đất cho thí điểm dự án bất động sản Đô thị

Bố trí 148 khu đất cho thí điểm dự án bất động sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 493/TB-UBND chấp thuận cho tổ chức kinh doanh bất động sản được thực hiện dự án thí điểm.
Định hướng phát triển TP Hồ Chí Minh theo 6 phân vùng Đô thị

Định hướng phát triển TP Hồ Chí Minh theo 6 phân vùng

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban Chỉ đạo hợp nhất tỉnh Xã hội

Quảng Bình và Quảng Trị họp Ban Chỉ đạo hợp nhất tỉnh

TTTĐ - Ban Chỉ đạo đã thống nhất các nội dung quan trọng, khẩn trương thực hiện thời gian tới, với mục tiêu tổ chức bộ máy mới tinh gọn, hiệu quả, đồng thời đảm bảo ổn định, liên tục trong hoạt động của hệ thống chính trị và phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp.
Đi uống cà phê mang theo chim cảnh phải chứng minh nguồn gốc Xã hội

Đi uống cà phê mang theo chim cảnh phải chứng minh nguồn gốc

TTTĐ - Lực lượng Kiểm lâm TP Huế đề nghị các chủ quán khi khách đến uống cà phê mang theo chim cảnh, yêu cầu phải có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Hà Nội: Tạm đình chỉ công tác 2 cán bộ công an phường Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Tạm đình chỉ công tác 2 cán bộ công an phường

TTTĐ - Công an TP Hà Nội vừa cho biết, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ Công an phường Dương Nội (Hà Đông) và Công an xã Tam Hiệp (Thanh Trì) để làm rõ hành vi có dấu hiệu sai phạm khi làm nhiệm vụ và trách nhiệm trong vụ va chạm giao thông.
Cấp tỉnh cần có giải pháp hỗ trợ cấp xã sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Cấp tỉnh cần có giải pháp hỗ trợ cấp xã sau sáp nhập

TTTĐ - Chính quyền địa phương cấp tỉnh phải có trách nhiệm theo dõi, giám sát và có giải pháp kịp thời để hỗ trợ, xử lý trong trường hợp chính quyền ở một số hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã không đủ khả năng thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn được giao...
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C Nhiệt độ C cao nhất 31-33 độ C.
Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền Xã hội

Nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để san nền

TTTĐ - Tỉnh Bình Định đang nghiên cứu giải pháp xử lý nguồn vật liệu cát nhiễm mặn ở đầm Thị Nại để phục vụ san nền các công trình trên địa bàn, nhất là đường cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sắp khởi công.
Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng" Thời sự

Hải Phòng đón nhận danh hiệu "Thành phố Anh hùng"

TTTĐ - Tối 13/5, tại Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính (Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, thành phố Thuỷ Nguyên) thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng” và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025.
Xem thêm