Tag

Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Muôn mặt cuộc sống 14/05/2025 17:49
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng dân sự tham gia gồm cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước Hỗ trợ việc làm mới cho cán bộ, công chức nghỉ việc

Chiều 14/5, Quốc hội đã nghe tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày tờ trình tóm tắt nội dung cơ bản dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Theo đó, từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử hơn 1.000 lượt cán bộ, nhân viên của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc với loại hình đơn vị và cá nhân.

Các lực lượng tham gia của Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc ban hành dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, quy định tại Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hành lang pháp, bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đề xuất công chức, viên chức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Về phạm vi điều chỉnh, luật quy định về nguyên tắc, đối tượng, hình thức, lĩnh vực; xây dựng, triển khai lực lượng; đảm bảo nguồn lực, chế độ, chính sách; hợp tác quốc tế về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Đối tượng áp dụng của luật gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Dự thảo luật gồm 4 Chương, 26 Điều. Trong đó, Chương I về những quy định chung, luật bổ sung về lĩnh vực tham gia là chuyên gia dân sự, hoạch định chính sách, y tế, luật pháp và quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định lĩnh vực khác theo đề nghị của Liên hợp quốc đối với lực lượng dân sự.

Chương II (từ Điều 12 đến Điều 23) quy định về việc xây dựng lực lượng; về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành; về thẩm quyền, quy trình cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang và lực lượng dân sự.

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ, luật quy định lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động giữ gìn hoà bình của Liên hợp quốc gồm: Lực lượng vũ trang được trang bị vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ; lực lượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ.

Chính phủ thống nhất chỉ đạo lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thuộc phạm vi quản lý của mình.

Ban, bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, quản lý, điều hành lực lượng dân sự tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc thuộc quyền.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định việc cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với lực lượng dân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc rút lực lượng về nước trong trường hợp khẩn cấp; quyết định việc gia hạn nhiệm kỳ công tác đối với lực lượng thuộc quyền đang triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc địa bàn…

Đề xuất công chức, viên chức tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra

Trình bày báo cáo tóm tắt thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên hợp quốc; đồng thời, là cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận những vấn đề mới cả về quân sự, dân sự, an ninh, trật tự trên quy mô và phạm vi rộng lớn, với điều kiện môi trường địa - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đa dạng, khó khăn, phức tạp; góp phần nâng cao năng lực tổ chức, chỉ huy, kỹ năng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của lượng vũ trang nhân dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Cơ quan thẩm tra cho rằng, dự thảo luật cơ bản thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn việc quy định đối tượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; vai trò “thống lĩnh của Chủ tịch Nước” trong việc cử lực lượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc để bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về một số vấn đề lớn của dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu các ý kiến về lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (Điều 12); tuyển chọn lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (Điều 13) để quy định cho chặt chẽ, phù hợp, thuận lợi trong tổ chức thực hiện. Ủy ban đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu ý kiến về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (Điều 17); quy trình cử luân phiên, thay thế (Điều 21) để chỉnh lý dự thảo luật cho phù hợp.

Về chế độ, chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với cá nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh sau khi kết thúc nhiệm vụ, được xác định nguyên nhân do quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc gây ra.

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về chế độ, chính sách mang tính ưu tiên, khuyến khích đối với lực lượng là nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Để phục vụ cho các hoạt động đối ngoại về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Việt Nam với các cơ quan, tổ chức quốc tế, bổ sung quy định về chế độ, chính sách xây dựng lực lượng tham gia đào tạo, huấn luyện, quản lý lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các ban, bộ, ngành, địa phương có lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình.

"Chính phủ đã khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hồ sơ dự án luật được chuẩn bị công phu, chất lượng. Vì vậy, việc đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua luật tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV là có căn cứ”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu rõ.

Đọc thêm

Hành trình 100 năm báo chí đồng hành cùng phong trào phụ nữ Muôn mặt cuộc sống

Hành trình 100 năm báo chí đồng hành cùng phong trào phụ nữ

TTTĐ - Trong suốt hành trình 100 năm trưởng thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam đã luôn đồng hành với phong trào phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới. Thông qua các bài viết, chuyên mục, chương trình, báo chí đã phản ánh trung thực, sâu sắc đời sống của phụ nữ Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh sẵn sàng giai đoạn mới Muôn mặt cuộc sống

MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh sẵn sàng giai đoạn mới

TTTĐ - Sáng 20/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh khóa XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tổ chức hội nghị lần thứ tư, thông qua việc thành lập Ủy ban MTTQ (mới) từ ngày 1/7, sẵn sàng cho giai đoạn mới sau sáp nhập.
Phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động sáng tạo Muôn mặt cuộc sống

Phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động sáng tạo

TTTĐ - Trong suốt nhiệm kỳ 2020 - 2025, Chi bộ báo Tuổi trẻ Thủ đô dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bí thư Chi bộ - Tổng Biên tập đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân chính trị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và công tác xây dựng Đảng tại đơn vị. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới và hội nhập, Chi bộ đã từng bước xây dựng báo Tuổi trẻ Thủ đô trở thành một cơ quan báo chí văn hóa, có uy tín trong hệ thống báo chí Trung ương và Hà Nội, là tiếng nói tin cậy của thanh niên Thủ đô và cả nước trong thời kỳ chuyển đổi số.
Báo chí cần chuyển mình để giữ vai trò dẫn dắt Muôn mặt cuộc sống

Báo chí cần chuyển mình để giữ vai trò dẫn dắt

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, mạng xã hội bùng nổ đã đặt báo chí vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt về tốc độ, mức độ lan truyền và khả năng tiếp cận đa chiều của công chúng. Tuy nhiên, giữa dòng chảy thông tin hỗn độn và nhiều rủi ro sai lệch, báo chí chính thống vẫn khẳng định được vị thế là kênh thông tin chủ lực, đóng vai trò nền tảng trong việc dẫn dắt dư luận và cung cấp sự thật cho xã hội.
Chủ quyền biển đảo qua những bài báo tại Nhà trưng bày Hoàng Sa Xã hội

Chủ quyền biển đảo qua những bài báo tại Nhà trưng bày Hoàng Sa

TTTĐ - Nhà Trưng bày Hoàng Sa, đơn vị trực thuộc UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), không chỉ là nơi lưu giữ các tư liệu lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa mà còn là một bảo tàng sống động về báo chí.
Ra mắt ấn phẩm đặc biệt "Sứ mệnh và khát vọng tự cường" Muôn mặt cuộc sống

Ra mắt ấn phẩm đặc biệt "Sứ mệnh và khát vọng tự cường"

TTTĐ - 100 năm báo chí cách mạng là hành trình ngòi bút hóa chiến sĩ. Báo Tuổi trẻ Thủ đô tự hào tiếp nối sứ mệnh ấy bằng tinh thần đổi mới, phụng sự và khát vọng tự cường.
Báo chí đồng hành kiến tạo một Bình Dương năng động, hiện đại Nhịp sống phương Nam

Báo chí đồng hành kiến tạo một Bình Dương năng động, hiện đại

TTTĐ - Trong hành trình hơn hai thập kỷ kiến tạo và bứt phá, tỉnh Bình Dương đã trở thành một trong những địa phương năng động, phát triển hàng đầu cả nước. Đằng sau những con số ấn tượng về thu hút đầu tư, tăng trưởng GDP, đô thị hóa và chất lượng sống, là sự chung tay, góp sức của nhiều lực lượng - trong đó, báo chí luôn đóng vai trò là "người dẫn đường thông tin", là nhịp cầu nối vững chắc giữa chính quyền và nhân dân.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc mừng báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân ngày 21/6 Muôn mặt cuộc sống

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc mừng báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân ngày 21/6

TTTĐ - Chiều 19/6, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Cùng đi có lãnh đạo Ban Tuyên giáo - Nữ công Tổng LĐLĐVN.
Báo chí lan tỏa hình ảnh đẹp người chiến sĩ Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Báo chí lan tỏa hình ảnh đẹp người chiến sĩ Công an Nhân dân

TTTĐ - Phát triển từ phong trào cách mạng Việt Nam, mối quan hệ giữa báo chí cách mạng với Công an Nhân dân là mối quan hệ phối hợp đặc thù khách quan nhằm phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước, phục vụ lợi ích của Nhân dân. Báo chí đã góp phần xây dựng, lan tỏa hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an cách mạng vì nước quên thân, vì dân phục vụ.
Khám phá không gian báo xưa tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa Xã hội

Khám phá không gian báo xưa tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Nhà Trưng bày Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) tổ chức chuỗi hoạt động đặc biệt mang chủ đề “Báo chí - Nhịp cầu nối đảo xa”. Sự kiện diễn ra từ ngày 17 - 27/6.
Xem thêm