Từ tâm lý "sính ngoại", nhiều gia đình chuyển sang dùng hàng hóa nội địa
![]() |
Nhiều hệ thống VinMart, VinMart+ vẫn đủ nguồn cung hàng hóa, không tăng giá sau dịch Covid-19 khiến hàng thực phẩm Việt Nam bán chạy
Bài liên quan
Hà Nội: Huy động kiều bào tiêu thụ, phân phối hàng Việt ở nước ngoài
Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội thu hút hàng trăm loại đặc sản địa phương
Dược phẩm Tâm Bình đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2020
Hà Nội tổ chức nhiều chương trình khuyến mại năm 2020
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, không bị ảnh hưởng do dịch bệnh
Hàng hóa Việt đang dần chiếm lĩnh được thị trường nội địa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
Chương trình bán hàng bình ổn giá, các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng Việt về nông thôn, các phiên chợ hàng Việt đã tạo nguồn cung sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người dân, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và đảm bảo bình ổn giá đối với những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân…
Thông điệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được tuyên truyền, lan tỏa mạnh mẽ bằng nhiều hình thức, trở thành hành động trong mọi tầng lớp nhà sản xuất, người tiêu dùng.
Trong khó khăn do đại dịch Covid-19, khi các nước đóng cửa biên giới, tạm ngừng giao thương càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của hàng Việt và thị trường nội địa. Lúc này có thể thấy lợi ích song hành, tương hỗ nhau của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước.
Việt Nam đã chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, đảm bảo nguồn cung, dự trữ và xây dựng kịch bản đảm bảo nguồn cung hàng hóa đến 5 cấp độ.
Theo kết quả điều tra dư luận xã hội năm 2019 của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội, báo cáo của các Sở Công thương cho thấy, hiện hàng Việt chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống.
Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước duy trì ở mức cao, như: Co.opmart (90 - 93%), Satra (90 - 95%), Vissan (95%), Vinmart (63% theo mã hàng)…
Tỷ lệ hàng Việt tại các siêu thị nước ngoài mở tại Việt Nam chiếm từ 60 - 96%. Cụ thể, Lotte (82% theo doanh thu và 84% theo số lượng mặt hàng), Big C (96% theo doanh thu), AEON (80% theo mã hàng), Auchan (65% theo mã hàng), MegaMarket (95% theo mã hàng)…
Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng được thị phần, nhất là các kênh bán lẻ hiện đại, như các thương hiệu Saigon Co.opmart, Vinmart và Vinmart+...
Do đó, dù kéo dài cách ly xã hội, tình hình giá cả, thị trường hàng hóa trong cả nước vẫn được điều tiết hợp lý, không xảy ra biến động lớn.
Mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp
Theo đại diện nhiều trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ, với thói quen sử dụng các loại thực phẩm tươi, mua sắm hàng hóa trực tiếp cũng tác động tích cực đến thị trường ngay sau khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Đây là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt quay về “sân nhà” tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần thời hậu Covid-19.
Hàng Việt đã dần có sự thích nghi với nhu cầu thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Sự đáp ứng hàng hóa kịp thời của các nhà sản xuất cho đến các kênh phân phối trong nước, đặc biệt là nhóm hàng thiết yếu trong và sau thời gian xảy ra dịch bệnh, đã góp phần tạo tín hiệu tích cực, chuyển đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
Chị Thu Hà (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trước đây do tâm lý và sở thích tiêu dùng nên gia đình chị thường dùng thực phẩm, đồ gia dụng đến quần áo, giày dép, mỹ phẩm... đều là hàng ngoại. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các mặt hàng nhập khẩu đều tăng giá hoặc khan hàng khiến gia đình chị phải thay đổi thói quen tiêu dùng.
"Mua hàng xách tay khó khăn, tôi chuyển qua dùng hàng trong nước, mua quần áo các thương hiệu trong nước, sử dụng thực phẩm, mỹ phẩm tại các hệ thống siêu thị tiện ích. Qua đó, tôi biết thêm nhiều sản phẩm, thương hiệu Việt đa dạng mà chất lượng không hề thua kém so với hàng ngoại. Đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, vừa đảm bảo tươi ngon mà lại kinh tế hơn nhiều”, chị Hà chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để thực hiện có hiệu quả, cần đẩy mạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng tại địa phương gắn với các hoạt động kích cầu du lịch và các dịch vụ khác; Nghiên cứu tổ chức các hoạt động kinh tế đêm, bán hàng lưu động phù hợp với đặc điểm, tình hình của các địa phương.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: “Để đạt được mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế vừa chủ động ứng phó dịch bệnh, nhanh chóng khôi phục và thúc đẩy thị trường trong nước phát triển thì các chương trình kích cầu tiêu dùng, triển khai xúc tiến những hoạt động thương mại nội địa là nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay”.
Thứ trưởng Bộ Công thương cũng cam kết sẽ đồng hành cùng với các cấp ngành và địa phương trong cả nước tập trung khôi phục và thúc đẩy thị trường nội địa trong thời gian tới; Trong đó, chú trọng việc hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho, phát triển thị trường tiêu thụ trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt
