Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu Thủ đô
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)
Bài liên quan
5.000 chỉ tiêu tuyển dụng từ "Ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô”
Bài 2: Thói quen dễ dãi của người tiêu dùng đã "nuôi dưỡng" thực phẩm bẩn
Phú Thọ: Dự án Wyndham Lynn Times Thanh Thủy có dấu hiệu huy động vốn trái luật?
Mỗi gia đình, tổ dân phố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô
Bài 3: Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra các cửa hàng SEVEN.AM ở Hà Nội
Cơ hội của những thanh niên khát khao làm chủ tri thức, lập thân, lập nghiệp
Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ tuyên dương nhà giáo Thủ đô |
Dự buổi lễ có các đồng chí: Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT; Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố.
Đại biểu học sinh Thủ đô chúc mừng lễ tuyên dương khen thưởng nhà giáo Thủ đô mẫu mực tiêu biểu |
Tới tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Sở GD - ĐT Hà Nội qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo 30 quận, huyện, thị xã; các phòng giáo dục và đào tạo và hơn 1.800 đại biểu là đại diện cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành.
Mở đầu buổi lễ, đồng chí Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD - ĐT Hà Nội đã điểm lại chặng đường xây dựng và phát triển của ngành Giáo dục Hà Nội trong 65 năm qua. Theo đó, vào những ngày đầu tháng 10/1954, những người làm công tác giáo dục của Thủ đô tiếp quản một mạng lưới giáo dục với 104 trường học (3 trường mầm non, 96 trường tiểu học, 4 trường phổ thông và 1 trường kỹ nghệ thực hành) với gần một vạn học sinh. Dù bộn bề khó khăn nhưng chỉ 10 ngày sau khi tiếp quản Thủ đô, các trường học của Hà Nội đã khai giảng năm học đầu tiên sau hòa bình.
Trong 65 năm qua, ngành Giáo dục Hà Nội đã không ngừng phấn đấu gây dựng sự nghiệp "trồng người" ngày càng phát triển, góp phần rèn đức, luyện tài cho bao thế hệ chủ nhân của Hà Nội và đất nước.
Các đồng chí lãnh đạo thành phố chúc mừng ngành giáo dục Thủ đô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam |
Nhiều đơn vị, cá nhân của ngành Giáo dục Thủ đô đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có 11 đơn vị, cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động; 3 đơn vị được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất; 3 đơn vị được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì; 16 đơn vị được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba; hàng trăm tập thể được tặng Huân chương Lao động, Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ GD - ĐT, UBND thành phố Hà Nội.
Toàn ngành có 7 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 247 cá nhân được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú; 4 cá nhân được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú...
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội phát biểu tại lễ tuyên dương nhà giáo Thủ đô |
Tiếp nối truyền thống 65 năm tự hào của giáo dục Thủ đô, năm học 2018 – 2019, Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 239 giải và huy chương quốc tế. Đặc biệt, trong kỳ thi Olympic năm 2019, Hà Nội có 1 học sinh là học sinh Việt Nam đầu tiên đạt điểm tuyệt đối phần thi thực hành Olympic Hóa học (IchO), 1 học sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi Olympic Thiên văn học và Vật lý thiên văn (IOAA).
Hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo của Thủ đô được tăng cường, mở rộng và phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng. Ngành giáo dục đào tạo đã triển khai thực hiện tốt Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng Việt Nam – Anh quốc (Chứng chỉ Cambridge) ở 8 trường thuộc cấp THPT và THCS trên địa bàn TP.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Huân chương Lao động hạng Ba cho trường Mầm non Tân Hội |
Cùng với hoạt động dạy và học, trong năm học 2018 – 2019, ngành giáo dục Thủ đô đã triển khai chương trình Sữa học đường nhằm “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em Việt Nam, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai”. Tính đến ngày 30/9/2019, toàn thành phố có 3718 trường và 4386 nhóm trẻ tham gia đề án, đạt 84,8%. Có 1.051.669 trẻ mẫu giáo và 1.191.372 trẻ tiểu học tham gia đề án, đạt tỉ lệ 88,3%.
Các đơn vị tiêu biểu của giáo dục Thủ đô được tuyên dương |
Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư của thành phố. Đến nay, tỉ lệ trường chuẩn quốc gia toàn thành phố là 55,1%; trong đó công lập là 66,7%; đã công nhận 19 trường chất lượng cao (trong đó có 14 trường công lập). Để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới 2019 – 2020, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của Thủ đô đã xây mới 67 trường học các cấp, trong đó có 34 trường được thành lập mới với kinh phí khoảng 3900 tỷ đồng.
Năm học 2018 – 2019 cũng là năm học thứ 3 ngành giáo dục Thủ đô tổ chức xét và trao giải thưởng “Nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo”. Đây là giải thưởng tôn vinh những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học, có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Đồng chí Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT trao cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị |
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội biểu dương những thành tích đáng tự hào của ngành giáo dục đào tạo Thủ đô. Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1990, trung học cơ sở năm 1999 và đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, xứng tầm là trung tâm giáo dục lớn của cả nước; đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước.
Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn về giáo dục đào tạo, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý đến một số nội dung ngành giáo dục đào tạo Thủ đô cần quan tâm như: Quy mô, mạng lưới trường lớp ở một số địa bàn, ngành học, cấp học còn chưa hợp lý; Chất lượng giáo dục giữa các trường, các vùng miền chưa đồng đều; Một bộ phận học sinh còn chưa ngoan về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, học sinh vi phạm pháp luật, tai nạn thương tích và tình trạng xâm hại trẻ em vẫn còn là mối lo của xã hội. Một bộ phận cán bộ giáo viên trong đó có cả cán bộ quản năng lực còn hạn chế, chưa tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, thiếu chuẩn mực đạo đức. Vẫn còn tồn tại về vấn đề quản lý tài chính, thu chi các khoản phí, gây dư luận xấu trong xã hội. Ở một số trường chưa phát huy tốt quy chế dân chủ. Công tác quản lý, kiểm tra ở một số địa phương chưa sâu sát, quyết liệt. Đời sống, hoàn cảnh của một bộ phận cán bộ giáo viên còn khó khăn.
Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố trao tặng bằng khen cho các đơn vị xuất sắc tiêu biểu |
Năm học 2019 - 2020 là năm học cuối của nhiệm kỳ 2015 - 2020 Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI, để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị ngành GD-ĐT Thủ đô cần tập trung vào việc triển khai sâu rộng các nhiệm vụ của Ngành theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Đảng; Hoàn thành việc rà soát bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học trong nhà trường, chú trọng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.
Đồng chí Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố trao tặng cờ thi đua xuất sắc cho các đơn vị tại lễ tuyên dương khen thưởng của ngành giáo dục Thủ đô |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, giáo dục Thủ đô chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tăng cường giáo dục cho học sinh về kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm xã hội. Tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, giáo dục văn hóa giao thông. Quan tâm hơn nữa tới giáo dục thể chất để có một thế hệ thanh, thiếu niên khỏe mạnh, phát triển toàn diện; chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, song song với việc nâng cao chất lượng đại trà; Thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông; Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, triển khai có hiệu quả việc hội nhập quốc tế về giáo dục.
“Ngành giáo dục Thủ đô đặc biệt quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây chính là nhân tố quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, trách nhiệm, thực sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh.
Đồng chí Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD - ĐT Hà Nội tuyên dương các nhà giáo được trao tặng Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm 2019”. |
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm); trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho 3 đơn vị là trường Mẫu giáo Mầm non B (trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội), trường Mầm non Hoa Sữa (quận Long Biên), trường THCS Nguyễn Trãi (quận Hà Đông); trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 18 đơn vị, cá nhân.
Dịp này, ngành Giáo dục Thủ đô có 26 đơn vị, cá nhân được nhận Cờ thi đua và Bằng khen của Chính phủ; 5 đơn vị được nhận Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT; 40 nhà giáo được tặng Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm 2019”.