Tag

Tỷ lệ nữ giới Việt Nam sử dụng bia rượu, lười vận động đang tăng lên

Sức khỏe 09/06/2019 15:10
aa
TTTĐ- Sáng 8/6, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên báo chí về chương trình mục tiêu y tế - dân số năm 2019.

Tỷ lệ nữ giới Việt Nam sử dụng bia rượu, lười vận động đang tăng lên

Toàn cảnh Hội nghị

Bài liên quan

44,2% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại

Kỳ 2: Chi tới 4 tỷ đô la Mỹ mỗi năm để “nhậu tới bến”

Xây dựng tính cộng đồng trong tham gia giao thông

Nhiều vụ tai nạn chết người, quấy rối tình dục… xuất phát từ rượu, bia

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trong về chăm sóc sức khoẻ, thực hiện thành công nhiều mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ như tuổi thọ trung bình tăng từ 72,9 tuổi (2010) lên 73,3 tuổi (2015), từ năm 2010 đến năm 2015, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi từ 15,5% giảm còn 14,7%, tỷ suất trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 23,3% giảm còn 22,1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân từ 16,8% giảm còn 14,1%. Việt Nam cũng kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, không để dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập, không để dịch lớn xảy ra. Lĩnh vực khám chữa bệnh đã phát triển nhiều kỹ thuật cao.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức do chất lượng cuộc sống của người dân còn hạn chế, người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều, mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật.

Thể lực, tầm vóc của người Việt còn phát triển chậm so với các nước, từ năm 1993 đến nay, chiều cao trung bình thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm 3cm, hiện nam là 164 cm, nữ là 153 cm. Các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam, theo thống kê cứ 10 ca tử vong thì có gần 8 ca là do các bệnh không lây nhiễm.

Bên cạnh đó, người Việt đang duy trì nhiều lối sống thiếu lành mạnh, hút thuốc, uống rượu bia mức nguy hại, ăn ít rau trái cây, lười vận động, ăn mặn… Đáng lo ngại, tình trạng nữ giới sử dụng bia rượu cũng đang có dấu hiệu tăng.

Lối sống này dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu…Tốc độ già hoá dân số của Việt Nam cũng đang tăng nhanh, từ năm 2012, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già khi người từ 60 tuổi trở lên chiếm hơn 10%. Gánh nặng bệnh tật, tử vong ở người cao tuổi cũng chủ yếu là do các bệnh không lây nhiễm.

Do đó, ngày 2/9/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu chung là xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.

Tại hội nghị, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện Chương trình sức khoẻ. Trong đó có giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, đảo đảm dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc dinh dưỡng cho 1000 ngày vàng đầu đời bao gồm: thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ; Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và giảm muối trong khẩu phần ăn, tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư vấn về dinh dưỡng cho người lao động; tăng cường vận động thể lực cho người dân, hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo; tăng cường vận động thể chất cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh: tiêm chủng cho trẻ em, bảo đảm việc cung ứng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng…

Đặc biệt, giải pháp truyền thông vận động xã hội cũng được chú trọng như nghiên cứu, xây dựng và cung cấp các chương trình, tài liệu truyền thông về sức khoẻ phù hợp với phương thức truyền thông và các nhóm đối tượng, lồng ghép chủ đề truyền thông của Chương trình Sức khoẻ Việt Nam vào các chiến dịch truyền thông, các ngày, sự kiện trong năm.

Bộ Y tế thực hiện bài tập thể dục giữa giờ nghỉ giải lao
Bộ Y tế thực hiện bài tập thể dục giữa giờ nghỉ giải lao

Các cấp chính quyền chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, đưa vào chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; thực hiện nghiêm các Luật phòng chống tác hại thuốc lá, bảo vệ môi trường; quản lý kiểm soát quảng cáo, tăng thuế phù hợp để hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, phụ gia thực phẩm, nước ngọt có ga, đặc biệt là các sản phẩm cho trẻ em; khuyến khích dinh doanh và tiêu thụ các thực phẩm an toàn, dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ; tạo điều kiện cho người dân sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện thể dục thể thao, phát triển giao thông công cộng.

Tin liên quan

Đọc thêm

Các trường tạm dừng sử dụng sữa Núi Tản Ba Vì để chờ cơ quan chức năng kết luận Chung tay vì an toàn thực phẩm

Các trường tạm dừng sử dụng sữa Núi Tản Ba Vì để chờ cơ quan chức năng kết luận

TTTĐ - Sau khi nhận được phản ánh, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết đã chủ động đề nghị các trường họp với đại diện phụ huynh tạm dừng sử dụng sữa Núi Tản Ba Vì để chờ kết luận chính thức.
Hà Nội: Nhiều trường học tạm dừng sử dụng sữa Núi Tản Ba Vì Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội: Nhiều trường học tạm dừng sử dụng sữa Núi Tản Ba Vì

TTTĐ - Sau khi nhận phản ánh của phụ huynh về chất lượng, nhiều trường học trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã quyết định tạm dừng cho trẻ uống sữa Núi Tản Ba Vì...
Huyện Mê Linh truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Huyện Mê Linh truyền thông đảm bảo an toàn thực phẩm trường học

TTTĐ - Thời gian qua, huyện Mê Linh đã yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội về bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Mắc uốn ván do bị thương khi đắp tường phòng lũ Tin Y tế

Mắc uốn ván do bị thương khi đắp tường phòng lũ

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.K (52 tuổi, Hưng Yên) được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên chuyển đến với chẩn đoán mắc uốn ván do bị thương trong quá trình đắp tường phòng lũ do bão số 3 vừa qua.
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

TTTĐ - Các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của học sinh.
Chăm sóc răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh Tin Y tế

Chăm sóc răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba đã phối hợp Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh.
Đình chỉ hoạt động của 2 cơ sở hành nghề y, dược Đường dây nóng

Đình chỉ hoạt động của 2 cơ sở hành nghề y, dược

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở hành nghề y, dược với số tiền gần 346 triệu đồng, trong đó có đình chỉ hoạt động của 2 đơn vị trong thời gian 3 tháng.
Bộ Y tế tiếp nhận 3 tấn Cloramin B khắc phục hậu quả mưa lũ Tin Y tế

Bộ Y tế tiếp nhận 3 tấn Cloramin B khắc phục hậu quả mưa lũ

TTTĐ - Bộ Y tế đã tiếp nhận 3 tấn Cloramin B để phục vụ công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khắc phục hậu quả mưa lũ.
Quận Ba Đình diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Ba Đình diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc

TTTĐ - Sáng 25/9, UBND quận Ba Đình, Hà Nội, tổ chức diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem thêm