Tag

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?

Công nghệ số 22/07/2024 11:00
aa
TTTĐ - Sáng 22/7, Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội đã tổ chức hội thảo "Trao đổi về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố và giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn thành phố".
Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh Hiệu quả từ Đề án 06, chuyển đổi số Dấu ấn giao thông Hà Nội qua những dự án trọng điểm Hà Nội nằm trong số các thành phố thông minh nhất thế giới Tích cực triển khai thử nghiệm các mô hình xây dựng TP thông minh

Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội, 2 chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gồm GS.TS Khoa học Hồ Tú Bảo và GS.Nguyễn Lê Minh; đại diện Ban, Sở, ngành của TP Hà Nội; ông Vũ Phi Long, Tổng giám đốc Công ty Mobifone Global cùng một số doanh nghiệp khác trong lĩnh vực công nghệ.

Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ với các trường đại học

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết, trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) - một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế.

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
Đồng chí Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phát biểu

Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 về việc ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tham mưu UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 57/KH- UBND ngày 8/2/2024 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh năm 2024, trong đó có các nhiệm vụ về phát triển dữ liệu số; xây dựng, phát triển các ứng dụng chuyên ngành (ứng dụng các công nghệ tiên tiến sử dụng trí tuệ nhân tạo) phục vụ nội bộ các cơ quan nhà nước của thành phố và giao các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
Toàn cảnh hội thảo

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội hy vọng, qua hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp công nghệ sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về AI, đồng thời có những ý tưởng, đề xuất, giải pháp, góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội trên địa bàn thành phố, góp phần xây dựng Thành phố thông minh.

Tại hội thảo, chuyên gia, GS.TS Hồ Tú Bảo đã trình bày quan điểm về việc TP Hà Nội cần ứng dụng AI như thế nào trong xây dựng và phát triển thành phố thông minh. Theo chuyên gia này, dữ liệu là cốt lõi của việc dùng AI, do đó, điều quan trọng là Hà Nội thì phải tổ chức học tập cho cán bộ, viên chức, để họ hiểu về AI, về dữ liệu, nâng cao năng lực AI của bản thân, đồng thời, TP cần đặt AI trong hệ sinh thái chuyển đổi số.

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
Các đại biểu tham dự hội thảo

Là người tham gia xây dựng Đề án 06, có kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại TP Hồ Chí Minh, GS.TS Hồ Tú Bảo nhận thấy, TP Hồ Chí Minh có sự phối hợp chặt chẽ với các trường học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp công nghệ để triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ nói chung trong giải quyết các vấn đề bức thiết của thành phố. “Hà Nội cần phải thúc đẩy điều này trong thời gian tới”, ông nói.

AI giải quyết nhiều vấn đề bức thiết của TP Hà Nội

Tại hội thảo, đại diện Sở Y tế Hà Nội, Công an TP Hà Nội… cũng đặt câu hỏi về những lĩnh vực cụ thể mà AI có đưa vào để ứng dụng. Trước câu hỏi của đại diện Sở Y tế Hà Nội về việc AI có thể đưa ra những chẩn đoán điều trị như thế nào, GS.TS Hồ Tú Bảo cho rằng, trước mắt, AI nên được dùng trong việc thu thập dữ liệu để TP có bức tranh về chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng, tình trạng bệnh tật, tình trạng sức khỏe… “Đối với việc ứng dụng để chẩn đoán và ra phác đồ điều trị thì cần đường dài hơn”, ông nói.

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
GS.TS Hồ Tú Bảo giải đáp những câu hỏi từ đại diện các Ban, Sở, ngành của TP Hà Nội về ứng dụng AI trong các lĩnh vực y tế, văn hóa...

Đối với lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC), đại diện Công an TP Hà Nội (CATP) cũng cho hay, vừa qua, CATP đã ứng dụng AI trong đảm bảo an ninh trật tự nói chung, an toàn giao thông nói riêng. Tuy vậy, với quyết tâm “ở đâu có dân thì phải có phương án chữa cháy”, CATP hy vọng có thể ứng dụng được AI vào việc cảnh báo cháy trong toàn dân.

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
Đại diện CATP Hà Nội đặt câu hỏi với các chuyên gia về ứng dụng AI trong PCCC

Về vấn đề này GS Lê Minh gợi ý, đặc thù ở Hà Nội là các ngõ, ngách rất nhỏ, do đó, trước tiên nên ứng dụng AI vào việc thu thập dữ liệu, xây dựng các bản đồ để theo dõi ngõ nọ, ngách kia bị chướng ngại như thế nào để có phương án chữa cháy phù hợp bên cạnh lắp các thiết bị cảnh báo cháy thông minh.

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
GS Lê Minh giải đáp câu hỏi của đại diện CATP Hà Nội về ứng dụng AI trong PCCC

Nhiều giải pháp thực tiễn, khả thi

Cũng tại hội thảo, nhiều giải pháp khả thi được các doanh nghiệp công nghệ giới thiệu trong vấn đề quản lý giao thông, an ninh trật tự, trật tự đô thị, nhận diện hành vi. Ông Trương Đức Hiếu, Trưởng phòng công nghệ số (Công ty Mobifone Global) đưa ra giải pháp quản lý camera tập trung mCentralized.

Theo ông Hiếu, xu hướng lắp đặt camera để quản lý dân cư trên thế giới đã ngày một tăng, điển hình như: Số lượng camera đã đầu tư lắp tại Trung Quốc: 200 triệu, Mỹ: 50 triệu, Nga: 13,5 triệu, Đức: 5,2 triệu.

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
Ông Trương Đức Hiếu, Trưởng phòng công nghệ số (Công ty Mobifone Global) giới thiệu giải pháp quản lý camera tập trung mCentralized

Tại Việt Nam, Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”.

Khảo sát của Mobifone Global cho thấy, hiện 64 tỉnh thành đã đầu tư camera trong việc giám sát an ninh trật tự, quản lý giám sát, giao thông… Riêng tại Hà Nội, nhu cầu lắp đặt camera giám sát của các Sở, Ban, ngành và quận, huyện, thị xã ngày càng cao. Hiện có 36 đơn vị đăng ký nhu cầu lắp đặt hệ thống camera để phục vụ giám sát an ninh, trật tự, trật tự đô thị, môi trường, an toàn giao thông…

Tuy vậy, thách thức gặp phải ở chỗ: Camera nhiều chủng loại, nhiều nhà cung cấp, phần mềm; Nhu cầu mỗi quận, huyện, thành phố khác nhau và khó khăn trong kết nối liên thông và chia sẻ.

Theo ông Hiếu, mCentralized là nền tảng quản lý camera tập trung thông minh giúp kết nối trên 99% các dòng camera khác nhau, trong đó công nghệ AI phân tích hình ảnh chính xác và bảo mật. Bởi vậy, ưu điểm của giải pháp này là ở công nghệ nhận diện khuôn mặt, biển số chính xác 99% trong thời gian

Ứng dụng AI như thế nào trong phát triển thành phố thông minh?
Ứng dụng của AI trong quản lý giao thông trong giải pháp mCetralized

“Đặc biệt, mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng ở 4 cấp từ thôn, xã/phường, quận/huyện, thành phố. Việc tích hợp AI trong giải pháp này để nhận diện khuôn mặt, biển số xe, phát hiện hành vi, cảnh báo cháy nổ…”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Ngoài ra, tại hội thảo, các đơn vị, doanh nghiệp như MISA, BKAV, Viettel.. cũng đưa ra nhiều giải pháp hữu ích trong vấn đề xây dựng thành phố thông minh, hiện thực hóa khát vọng của TP Hà Nội theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thành ủy Hà Nội vừa ban hành.

Đọc thêm

Cục An toàn thông tin và Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo" Công nghệ số

Cục An toàn thông tin và Meta phát động chiến dịch “Nhận diện lừa đảo"

TTTĐ - Chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” lần đầu tiên được Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền Thông) phối hợp cùng Tập đoàn Meta mang tới Việt Nam sẽ giúp người dùng mạng xã hội nâng cao kiến thức về cách phòng tránh lừa đảo trực tuyến hiệu quả.
Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội Công nghệ số

Tuyên truyền thực hiện các quy tắc ứng xử bằng AI, mạng xã hội

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh với chiến lược chuyển đổi số

TTTĐ - Tại kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, lần thứ 17, nhiều đại biểu đã chất vấn Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông TP Lâm Đình Thắng về quản lý hạ tầng số, an ninh mạng, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số...
Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh Công nghệ số

Ứng dụng AI vào Kỳ họp HĐND TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Với mục tiêu chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động, Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với Văn phòng HĐND tổ chức triển khai thử nghiệm phần mềm hỗ trợ hoạt động HĐND thành phố, trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại kỳ họp lần thứ 17 của HĐND TP Hồ Chí Minh.
Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06 Công nghệ số

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm trong triển khai Đề án 06

TTTĐ - Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 323/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.
Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động Doanh nghiệp

Hải Phòng có gần 1.000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành Phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã báo cáo một số kết quả đạt được của Hải Phòng tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số của Ủy ban Quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.
Công dân Hà Đông hào hứng với nền tảng iHanoi Công nghệ số

Công dân Hà Đông hào hứng với nền tảng iHanoi

TTTĐ - Ngày 28/6/2024, UBND TP Hà Nội đã công bố vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP Hà Nội. Các ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội bao gồm: Công dân Thủ đô số (iHanoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử TP Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và Xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh.
Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Công nghệ số

Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Kết nối chính quyền với người dân qua "nhịp cầu" iHanoi Công nghệ số

Kết nối chính quyền với người dân qua "nhịp cầu" iHanoi

TTTĐ - Sau gần nửa tháng ra mắt, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) đã bước đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc giải quyết các vấn đề bất cập của đời sống, với sự chung tay của cả chính quyền và người dân.
Tính năng “Phản ánh hiện trường” thu hút đông đảo người dân tham gia Chuyển đổi số

Tính năng “Phản ánh hiện trường” thu hút đông đảo người dân tham gia

TTTĐ - Mọi kiến nghị của người dân được trả lời, xử lý chỉ trong một thời gian ngắn, thậm chí được tính bằng phút là thực tế đang diễn ra trên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi). Từ kết quả tích cực đó, người dân ngày càng tin tưởng, hào hứng tham gia sử dụng ứng dụng.
Xem thêm