Tag

Uống thuốc cam, bé gái 9 tuổi bị ngộ độc chì nặng

Tin Y tế 17/02/2024 16:17
aa
TTTĐ - Bệnh viện Nhi trung ương vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 9 tuổi bị ngộ độc chì nặng do sử dụng thuốc cam.
Bé 1 tuổi nhiễm chì nặng do đánh tưa lưỡi bằng thuốc cam Hà Nội: Hiệu thuốc phải thông tin kịp thời cho trạm y tế phường về các trường hợp đến mua thuốc cảm, ho, sốt Nhiều trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc cam không rõ nguồn gốc Con chậm phát triển trí tuệ vì được mẹ vỗ béo bằng thuốc cam

Ngộ độc do dùng thuốc cam

Cụ thể, bệnh nhi T.M (9 tuổi, Hà Tĩnh) có tiền sử động kinh. Thời gian gần đây, gia đình thấy con co giật nhiều nên đã mua thuốc cam không rõ nguồn gốc về cho trẻ uống.

Sau khi dùng thuốc, các cơn giật của T.M không giảm mà còn tăng lên kèm theo nôn, đau đầu, lơ mơ dần. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán ngộ độc chì nặng.

Hình ảnh phim chụp X-Quang cản quang của thuốc cam do gia đình cho trẻ uống. Ảnh BVCC
Hình ảnh phim chụp X-Quang cản quang của thuốc cam do gia đình cho trẻ uống (Ảnh BVCC)

Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc chì và cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu.

Kết quả cho thấy bé T.M bị ngộ độc chì nặng, có tổn thương não. Nồng độ chì trong máu của trẻ là 91 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 µg/dL). Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác.

Các bác sĩ đã lập tức hồi sức tích cực để đảm bảo chức năng sinh tồn cho trẻ như thở oxy, thở máy, đảm bảo huyết động, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng thuốc thải chì máu…

Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, tình trạng tri giác của bệnh nhi xấu dần, tăng áp lực nội sọ nặng, đe dọa đến các chức năng sống và bệnh nhi rơi vào tình trạng mất não.

Bác sĩ CKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: "Đây là một ca ngộ độc rất đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết của gia đình khi không tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh động kinh của các bác sĩ chuyên khoa; không cho trẻ uống thuốc đều đặn và đi tái khám theo lịch mà lại tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh".

Theo kinh nghiệm dân gian, không ít gia đình cho trẻ uống thuốc cam, sài không rõ nguồn gốc. Những năm trước, nhiều bệnh viện đã tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi nhập viện do gia đình tin thuốc cam, sài là thuốc bổ, chữa được nhiều loại bệnh, giúp trẻ tăng cân... Do vậy, thuốc cam, sài không rõ nguồn gốc, xuất xứ được nhiều gia đình cho các bé sử dụng, nhất là các vùng nông thôn.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, cha mẹ mới thấy hậu quả khi thấy trẻ không đỡ, có dấu hiệu sức khoẻ ảnh hưởng phải nhập viện.

Hậu quả của việc sử dụng thuốc tuỳ tiện

Theo tên gọi từ Đông y, thuốc cam là các bài thuốc để điều trị bệnh cam và thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc viên hoàn dùng để uống. Tùy theo từng loại bệnh cam như tỳ cam (bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa), can cam (bệnh liên quan đến gan), tâm can (bệnh liên quan đến khí huyết, tim mạch), phế cam (bệnh ở phổi), thận cam (bệnh liên quan đến thận, hệ tiết niệu)... mà các dạng thuốc cam cũng có thành phần và công dụng khác nhau.

Tương tự như các bài thuốc Đông y khác, thuốc cam cũng có sự phối hợp giữa các vị thuốc dựa theo các nguyên tắc của y học cổ truyền để điều trị và bồi bổ cơ quan bị bệnh.

Ví dụ như, thuốc cam để bổ tỳ thường được bào chế từ các phương thuốc như cát lâm sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, ý dĩ, hoài sơn, liên nhục, mạch nha, sơn tra, thần khúc, cốc tinh thảo, ô tặc cốt, bạch biển đậu được nghiền thành bột hoặc chế biến thành viên hoàn có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, ngủ ngon, chống còi xương và các chứng suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, thuốc cam bôi ngoài da cũng có sự phối hợp các dược liệu có nguồn gốc khoáng vật và được dùng để điều trị mụn nhọt, lở loét, viêm nhiễm, tưa lưỡi, miệng hôi.

Cũng chính nhờ những tác dụng này, thuốc cam được các bậc phụ huynh hay sử dụng cho con em với mong muốn con em mình mau ăn chóng lớn và có thể phát triển thể chất, trí tuệ một các tốt nhất.

Một số cha mẹ vẫn quá tin tưởng vào loại "thần dược" này sẽ giúp chữa được nhiều bệnh về da, răng miệng, suy dinh dưỡng hay tăng đề kháng… Đây là những sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em.

Sử dụng thuốc cam, sài là thói quen của không ít gia đình trong chăm sóc trẻ em. Ngược lại, việc sử dụng thuốc cam, sài không rõ nguồn gốc nhiều khi dẫn đến những hậu quả khó lường. Bệnh chưa khỏi mà trẻ đã phải nhập viện cấp cứu do nghi bị ngộ độc.

Qua đây, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các bậc phụ huynh khi mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc trong thời gian qua và thực tế cũng đã có nhiều trường hợp trẻ nhiễm độc chì để lại di chứng nặng nề.

undefined
Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính đến mạn tính

Đọc thêm

Báo động đỏ cấp cứu bệnh nhi đa chấn thương nghiêm trọng Tin Y tế

Báo động đỏ cấp cứu bệnh nhi đa chấn thương nghiêm trọng

TTTĐ - Ngày 16/5, theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa thực hiện báo động đỏ toàn viện, đẩy thẳng bệnh nhi đa chấn thương vào phỏng mổ để vừa hồi sức vừa chẩn đoán và phẫu thuật, nỗ lực cứu bé gái.
Phát động Tháng Hành động vì trẻ em và khai mạc hè Tin Y tế

Phát động Tháng Hành động vì trẻ em và khai mạc hè

TTTĐ - Ngày 16/5, UBND huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hè với chủ đề “Xây dựng cộng đồng an toàn - xã hội chung tay phòng chống tai nạn thương tích”.
Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5 Tin Y tế

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5

TTTĐ - Ngày 16/5, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp với chủ đề “Đo huyết áp đúng - Kiểm soát huyết áp tốt - Sống khỏe”.
Suýt chết vì từ chối phẫu thuật, tự uống thuốc "truyền miệng" Tin Y tế

Suýt chết vì từ chối phẫu thuật, tự uống thuốc "truyền miệng"

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh viện đã tiếp nhận nữ bệnh nhân (63 tuổi, Hà Nội) phát khối u buồng trứng kèm theo polyp lớn buồng tử cung gây chảy máu nhiều. Khi bác sỹ khuyên phẫu thuật sớm, bệnh nhân đã từ chối và về nhà tự uống thuốc theo những lời mách bảo truyền miệng
Giải pháp toàn diện tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh lý tuyến vú Tin Y tế

Giải pháp toàn diện tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh lý tuyến vú

TTTĐ - Vừa qua, Fujifilm Việt Nam phối hợp cùng với Hội Điện quang và Y học Hạt nhân Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học chuyên đề "Chẩn đoán hình ảnh tuyến vú: Sàng lọc bệnh lý tuyến vú - Quá khứ, hiện tại và tương lai".
Cấp cứu cụ bà 90 tuổi bị hóc hạt hồng xiêm Sức khỏe

Cấp cứu cụ bà 90 tuổi bị hóc hạt hồng xiêm

TTTĐ - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Cấp cứu của bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (90 tuổi, Hà Nội) nhập viện vì suy hô hấp do hóc hạt hồng xiêm tại thanh quản.
Ra mắt ứng dụng “chatbot” giải đáp những thắc mắc về khám chữa bệnh Tin Y tế

Ra mắt ứng dụng “chatbot” giải đáp những thắc mắc về khám chữa bệnh

TTTĐ - Để người dân dễ dàng nắm bắt các quy định mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ, Sở Y tế TP HCM chính thức cho ra mắt ứng dụng chatbot - “chuyên gia” giải đáp những câu hỏi liên quan đến các quy định pháp luật trong lĩnh vực khám, chữa bệnh.
Địa phương gửi nhu cầu tiêm chủng vắc xin năm 2025 trước ngày 30/6 Tin Y tế

Địa phương gửi nhu cầu tiêm chủng vắc xin năm 2025 trước ngày 30/6

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có Công văn số 2462/BYT-DP về việc triển khai Nghị định số 13/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định về hoạt động tiêm chủng.
Tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng Tin Y tế

Tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của 144 cơ sở Tin Y tế

Thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của 144 cơ sở

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Quyết định 1114/QĐ-SYT thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh do Sở Y tế cấp đối với 16 cơ sở hành nghề y ngoài công lập với lý do các cơ sở có đơn đề nghị ngừng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm