Uy quyền “Gia đình ngũ hổ” gắn ruby của nữ họa sĩ Vương Linh
Triển lãm tranh và ra mắt sách "Vẽ gì cũng là tự họa" của họa sĩ Trịnh Lữ |
Nữ họa sĩ chia sẻ thêm: "Trong bức tranh gia đình "Ông ba mươi" này, với nét vẽ dân gian, sống động, hổ vàng đứng ở vị trí trọng tâm của bức tranh là trụ cột trong nhà, là người cha, là người có đôi vai vững chắc để cho các chú hổ con nương tựa và dẫn dắt các con vào đời. Hổ mẹ là hổ màu xanh đứng đằng sau, như một tấm khiên bảo vệ nâng đỡ cả gia đình. Gia đình hổ dưới tán cây đỏ - tượng trưng cho sức mạnh, may mắn, vững bền".
Nữ họa sĩ Vương Linh và bức tranh "Gia đình ngũ hổ" |
Vương Linh là nữ họa sỹ với nhiều triển lãm và có các sáng tác nghệ thuật sưu tập ở nhiều nước châu Âu. Vương Linh yêu cái đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn con người nên mỗi tác phẩm là cảm xúc, tình yêu đối với những vẻ đẹp đó. Dù được đi rất nhiều nơi trên thế giới nhưng Vương Linh vẫn luôn nhớ về cội nguồn của mình, là được sinh ra ở Việt Nam, là nơi có truyền thống văn hoá lễ Tết Nguyên đán. Mỗi một năm, Vương Linh vẽ về một con giáp của năm đó để nhớ về gia đình, nhớ về gốc rễ của mình.
Mê đắm “Gia đình ngũ hổ”, nghệ sĩ Hoài Oanh, Ngọc Decor Đông Đô (Cửa Nam, Hà Nội) đã mua bản quyền và phóng tác gắn ruby lên tranh để tôn giá trị tác phẩm. Theo nghệ sĩ Hoài Oanh, từ hàng trăm năm về trước ruby được coi như là một món quà của thiên nhiên dành cho con người và đây cũng là một trong những dòng đá quý hiếm nhất thế giới.
Theo truyền thuyết, màu đỏ của viên đá ruby là sự kết hợp giữa lửa và máu, mang ý nghĩa tâm linh là đem lại sự ấm áp cho nhân loại và cuộc sống loài người. Vì thế màu đỏ của ruby không bao giờ là cũ và phai mờ được, nó luôn là sự ấm ám, nỏng bỏng, đam mê và quyền lực. Còn hổ là mãnh thú trong rừng, được coi là chúa tể muông thú, chúa sơn lâm. Hình ảnh những chú hổ, ông hổ thường là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, sức mạnh, uy quyền, cho công danh học hành và sự thành đạt trong kinh doanh.
Tác phẩm “Gia đình ngũ hổ” được gắn với ruby càng tôn lên sức mạnh, uy quyền, may mắn, tài lộc, ấm áp, hạnh phúc cho gia chủ. Được biết, “Gia đình ngũ hổ” gắn ruby của họa sĩ Vương Linh và nghệ sĩ Hoài Oanh được giới mộ điệu, phong thủy và những người gìn giữ thú vui treo tranh xưa đầy tao nhã đặt chế tác để treo và tặng bạn bè người thân đón chào năm Nhâm Dần đầy hy vọng.
Chẳng ai biết thú chơi tranh của người Việt bắt đầu từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ rất lâu đời, những cư dân Thăng Long xưa và những khu vực trung du Bắc Bộ đã có tập tục chơi tranh ngày Tết. Các dòng tranh cổ truyền nổi tiếng như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng được ưa chuộng nhất.
Treo tranh Tết không chỉ giúp làm đẹp cho ngôi nhà, làm đẹp cho những bức tường, mà treo tranh còn là một nghệ thuật thưởng lãm và mang đến nhiều may mắn tài lộc cho năm mới.
Nay, người chơi tranh thay vì sưu tầm những bức tranh dân gian họ treo một số dòng tranh đang thịnh hành. Phải kể đến như tranh gốm sứ, tranh đồng, tranh thêu, tranh khắc gỗ, gắn đá quý, ngọc, ruby… Hình thức, chất liệu tranh có thể đổi mới nhưng vẫn dựa trên những đề tài của tranh dân gian xưa. Sự chuyển đổi này không làm mất đi vẻ đẹp của tranh dân gian mà còn tạo hơi thở mới, một sức sống mới.
Thông thường, sau ngày Tết ông Công, ông Táo mỗi gia đình thường mua về nhà những bức tranh Tết. Có không ít người lại thích sắm tranh vào ngày mùng 2 đến ngày rằm tháng giêng như thú mua chữ đón xuân. Họ hy vọng sẽ đón vinh hoa, phú quý, may mắn về nhà trong năm mới. “Tiễn trâu, đón hổ”, nhiều họa sĩ đã vẽ các tác phẩm hội họa về “Ông ba mươi”. Đặc biệt, bức tranh “Gia đình ngũ hổ” của họa sĩ Vương Linh được nhiều người yêu thích bởi thần thái và ý nghĩa mà bức tranh chuyển tải tới người xem.