Về Bắc Từ Liêm “nghe” sông Hồng kể chuyện đất và người
Tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm nhận cờ xuất sắc của Trung ương Đoàn Quận Bắc Từ Liêm đẩy mạnh tuyên truyền toàn dân phòng cháy, chữa cháy Dấu ấn chuyển đổi số các hoạt động Đoàn Bắc Từ Liêm |
Lung linh Đình Chèm
Thuộc phường Thụy Phương, theo thần phả đình Chèm thờ Đức thánh Chèm là Lý Nhân hay Lý Ông Trọng - Nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Ông là người có công giúp Hùng Duệ Vương dẹp yên các loại giặc hay quấy nhiễu biên giới phía Tây và Nam. Sau đó, Ngài còn giúp Thục Phán An Dương Vương đánh bại quận xâm lược nhà Tần.
Đình Chèm là công trình kiến trúc nổi tiếng tọa lạc trên khuôn viên bên bờ sông Hồng. Lễ hội đình Chèm được tổ chức từ ngày 14 đến hết 16 tháng 5 (Âm lịch).
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” do UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức năm 2023 |
Làng cổ Đông Ngạc
Đông Ngạc là làng Việt cổ nổi tiếng của Thăng Long bởi có nhiều người đỗ đạt khoa bảng, làm quan. Với 25 người đỗ tiến sĩ qua các thời kì lịch sử. Cả 5 dòng họ lớn trong làng đều có người đỗ đại khoa như dòng họ Phạm, họ Phan, họ Đỗ…
Làng Đông Ngạc có nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội đình Đông Ngạc, đình Nhật Tảo, đình Liên Ngạc… Đó là những hoạt động văn hóa dân tộc độc đáo theo nghi thức cung đình trang trọng. Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực đã được lưu truyền trong dân gian đó là “Giò Chèm, nem Vẽ” cùng một số nghề đã một thời nổi tiếng.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm |
Đình Đăm
Thuộc phường Tây Tựu, đình thờ tướng Đào Trường (tức thánh Bạch Hạc Tam Giang) là người có tài kinh bang võ nghệ cao cường, được tiến cử làm thổ lệnh trường, cai quản quận Sơn Nam.
Theo quan niệm truyền thống, đây là ngôi đình có vị thế đế vương, khởi nguồn cho sự thịnh đạt phát triển của làng quê; là niềm đất tụ linh tích phúc cho nhân khang vật phú. Hội bơi Đăm truyền thống là một trong những lễ hội đặc sắc nức tiếng. Hội bơi được tổ chức từ ngày mùng 9 đến 11 tháng 3 (Âm lịch).
Đình Thượng Cát
Ngôi đình thuộc phường Thường Cát, là một trong di tích tiêu biểu của quận Bắc Từ Liêm. Đình thờ tướng Quách Lãng, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương. Lễ hội đình Thượng Cát được tổ chức ngày mùng 10 đến 12 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm. Lễ hội tổ chức nhằm tưởng nhớ công đực của 3 vị anh hùng Quách Lãng, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương. Đình Thượng Cát còn là di tích cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đình Thượng Cát - Di tích tiêu biểu của quận Bắc Từ Liêm |
Chùa Kỳ Vũ
Chùa Kỳ Vũ có quy mô kiến trúc lớn với nhiều lớp ngang dọc. Chùa còn lưu giữ hệ thống tượng tròn có 51 pho tượng có giá trị nghệ thuật cao, có giá trị về nghệ thuật điêu khắc Việt Nam ở hai thờ kỳ cuối Lê - Nguyễn.
Chùa Kỳ Vũ |
Đặc biệt chùa còn có một chuông đồng niên hiệu Thịnh Đức thứ 3 (1655). Chùa còn lưu giữ một di vật có niên đại sớm hơn đó là tấm bia niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 2 (1620) ghi việc xây dựng chùa, bốn tấm bia hậu có niên đại thời Nguyễn, một khánh đồng thời Minh Mệnh (1822).
Bà Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, Trưởng ban Tổ chức sự kiện “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” tại họp báo chương trình |
Lễ hội giao hiếu thôn Phú Mỹ và thôn Kiều Mai
Thần tích và phong tục hai làng truyền lại, ngày mồng 7 tháng Giêng làng Kiều Mai rước thành hoàng Bạch Hạc Tam Giang - Đào Trường xuống Phú Mỹ, còn ngày 20/2 làng Phú Mỹ rước thành hoàng là Ả Lã và Quốc Công (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) xuống Kiều Mai dự hội.
Lễ hội Phú Mỹ - Kiều Mai có nhiều trò chơi dân gian, đặc biệt lễ hội chạ vùng này có nhiều phong tục độc đáo như: Tuyển ca nương hát ca trù ở hội (làng Phú Mỹ) để đi thi các hội ở vùng Từ Liêm, tục thi cây xôi ở giáp Đông, giáp Đoài (làng Kiều Mai).
BOX:
Theo báo cáo của UBND quận Bắc Từ Liêm, năm 2023, trên địa bàn quận có 7 di tích được tiến hành tu bổ tôn tạo với tổng kinh phí khoảng hơn 80 tỷ đồng. Nhiều di tích trong quá trình tu bổ tôn tạo đã kêu gọi được nguồn kinh phí xã hội hóa trong Nhân dân như: Dự án tu bổ tôn tạo chùa Nhật Tảo đã xã hội hóa được khoảng 1 tỷ đồng; dự án tu bổ tôn tạo chùa Đức Diễn đã xã hội hóa được khoảng 500 triệu đồng; chùa Thiên Lộc, phường Xuân Đỉnh đã xã hội hóa hơn 700 triệu. Ngoài ra, kinh phí các phường huy động xã hội hóa để đảo ngói chống dột thường niên tại các di tích khoảng 900 triệu đồng... |