Tag

Venice (Italia): Thành phố kênh đào đang bị du khách “nhấn chìm”

Quốc tế 27/08/2017 10:25
aa
TTTĐ.VN - Lượng khách du lịch đến Venice (Italia) quá lớn khiến “thành phố lãng mạn” này có nguy cơ rơi vào cảnh nhếch nhác, xô bồ. Các quan chức Ý bắt đầu tính tới việc xem xét giới hạn lượng khách có thể vào thành phố hoặc các địa điểm tham quan nổi tiếng.

Venice (Italia): Thành phố kênh đào đang bị du khách “nhấn chìm”

Du lịch chất lượng thấp

“Các bạn, chỉ cần nói xin lỗi rồi vượt lên đi. Chúng ta không có nhiều thời gian đâu”, một phụ nữ trẻ người Mỹ giục giã nhóm bạn đang mắc kẹt tại một nút giao đông người trên các tuyến phố hẹp của thành phố du lịch nổi tiếng Venice, phía Đông Bắc nước Ý.

Thời xa xưa, Venice là trung tâm của các hoạt động hàng hải và giao thương, nay đang là địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng. Nơi được mệnh danh là “thành phố tình yêu” này đang có nguy cơ bị “xâm chiếm” bởi số lượng quá đông du khách ghé thăm.


Venice (Italia): Thành phố kênh đào đang bị du khách “nhấn chìm”
Du khách di chuyển trên những con kênh chật hẹp ở Venice. Ảnh: The Cruisington Times

Âm thanh chủ yếu của thành phố lãng mạn này giờ đây là tiếng lạch cạch của bánh xe vali lăn trên đường kết hợp với tiếng bước chân, khi từng đoàn từng đoàn du khách ra bến để lên thuyền. Người ta vẫn có thể nghe thấy ngôn ngữ địa phương của những người bản địa làm nghề chèo thuyền, song chúng bị lấn át bởi tiếng ồn ã của các du khách, bởi những thứ tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Trung và bất cứ thứ tiếng nào khác. Nhà cửa ở đây giờ được thay thế hầu hết bằng khách sạn.

Các quan chức chính phủ Ý đang than thở về cái mà họ gọi là “du lịch chất lượng thấp” và cân nhắc việc xem xét giới hạn số lượng khách du lịch có thể vào thành phố hoặc tới thăm các địa điểm nổi tiếng.

“Nếu bạn đến đây từ một con tàu lớn, sau khi xuống cảng, bạn sẽ chỉ có 2 hoặc 3 tiếng đồng hồ để đi theo hướng dẫn viên, thăm quảng trường Piazzale Roma, cầu Ponte di Rialto và quảng trường San Marco rồi quay lại”, ông Dario Franceschini, Bộ trưởng Văn hóa Italia than thở. Ông gọi đây là kiểu du lịch “ăn và chạy”, không mang lại nhiều giá trị. Nhiều khách du lịch, chỉ tràn vào thành phố trong vài giờ rồi bỏ đi, có khi chẳng mua nổi vài món đồ uống hay quà lưu niệm lặt vặt.

Ông Franceschini nói thêm: “Vẻ đẹp của các thị trấn Ý không chỉ là kiến ​​trúc, mà còn là những hoạt động thực tế ở đó, tại các cửa hàng... Chúng ta cần phải lưu giữ bản sắc của chúng”. Người dân địa phương ở Venice cũng không tránh khỏi cảm giác bị “nhấn chìm” bởi hơn 20 triệu khách du lịch đến đây mỗi năm. Nhiều cửa hàng thậm chí còn vẽ sẵn hướng mũi tên chỉ đường tới Quảng trường St. Mark hay cầu Ponte di Rialto, có lẽ vì quá nhiều người dừng lại để hỏi đường.


Venice (Italia): Thành phố kênh đào đang bị du khách “nhấn chìm”
Khăn sạch, thực phẩm và nước uống mang từ đất liền vào Venice lúc bình minh. Ảnh: The New York Times

Trong khi đó, đa số người dân không thể giấu nổi sự lo lắng về những con tàu lớn đi ngang qua kênh Giudecca mỗi ngày. Chúng làm lu mờ địa điểm này, giống như hiện tượng “nhật thực che khuất mặt trời”. Nhiều người dân trong thành phố đã thành lập các hiệp hội phản đối những con tàu lớn. UNESCO đã tuyên bố sẽ đưa Venice vào danh sách Di sản Thế giới có nguy cơ bị hủy hoại nếu thành phố này không có kế hoạch ngăn chặn mức tiếp cận của tàu khách.

Phức tạp và áp lực

Có một thực tế là những con tàu biển lớn mang tới du khách, đồng nghĩa với việc mang tới tiền. Kể từ khi Venice không còn là trung tâm giao thương, thành phố này cần phải có tiền. Những con tàu du lịch không chỉ tạo ra thu nhập từ việc bán vé tham quan thành phố, mà còn tạo công ăn việc làm cho toàn bộ chuỗi cung ứng, mang lại thu nhập cho thợ cơ khí, bồi bàn và cả tài xế taxi nước. Những người dân làm nghề chèo thuyền du lịch ở Venice cũng có công việc ổn định hơn.


Venice (Italia): Thành phố kênh đào đang bị du khách “nhấn chìm”
Du khách Trung Quốc đến Venice. Ảnh: The New York Times

Du khách tới Venice cũng có thể tìm thấy những món quà lưu niệm luôn có sẵn như mặt nạ, mô hình thuyền, bát thủy tinh, áo bóng đá,… Tuy nhiên, những công việc dường như này phù hợp hơn với người lớn tuổi, đó là lý do khiến nhiều người thanh niên đã rời đi nơi khác. Theo số liệu của chính quyền, nếu như năm 1951 có khoảng 175.000 người dân sống ở Venice thì tới nay con số này đã giảm hơn một phần ba, xuống còn 50.000. Anh Bruno Ravagnan, 33 tuổi, một người dân địa phương sống bằng nghề kéo xe chở hành lý cho du khách cho hay: “Cuộc sống ở đây ngày càng khó khăn”.

Nhiều người dân Venice đã chuyển ra sống ở những khu vực cách xa trung tâm thành phố, nơi luôn chật kín du khách. Họ mong được tận hưởng một cuộc sống yên bình, song thực chất mọi thứ chỉ yên bình ở bề ngoài. Mọi dịch vụ của thành phố này đều đã quá tải.

Mỗi buổi sáng, tất cả 2.500 khách sạn của thành phố đồng loạt thay ga giường và các loại khăn cần giặt. Venice không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu giặt sấy khổng lồ này nên vào lúc bình minh, những con tàu sẽ chở đầy đồ bẩn và rác thải tới Tronchetto, một hòn đảo nhân tạo và là nơi đậu xe của các xe tải trong đất liền. Những chiếc xe này chở đồ cũ đi và mang về ga giường, khăn sạch, thực phẩm, nước uống và những món đồ tiêu dùng khác.

Một người sống 20 năm ở Venice nhận định, thành phố này chỉ thực sự là chính mình vào ban đêm và sáng sớm, khi phần lớn du khách đã rời đi và lượt du khách mới chưa kịp thức dậy để đến. Lúc ấy, quảng trường St.Mark hoàn toàn vắng lặng, chỉ có những con chim bồ câu và người dậy sớm dọn dẹp.

Tình trạng này nhắc nhở mọi người về tính cấp thiết của việc bảo vệ thành phố Venice trước “cơn bão” du lịch. “Hôm nay là quảng trường Piazza San Marco hoặc cầu Rialto nhưng vài năm tới, tình trạng đông đúc này sẽ còn lan rộng nữa”, Bộ trưởng Franceschini cảnh báo.


Thục Anh (theo New York Times)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng thăm Khu Di tích Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Khu Di tích Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải) Thế giới 24h

Thủ tướng tham quan, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển của quận Phố Đông (Thượng Hải)

Chiều 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Phòng Triển lãm phát triển và mở cửa Phố Đông Thượng Hải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Thành ủy Thượng Hải

Sau khi kết thúc thành công chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 26/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm làm việc tại thành phố Thượng Hải và hội kiến Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Cát Ninh.
Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng thăm sàn chứng khoán lớn nhất châu Á

Sáng 26/6, tại Thượng Hải, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE).
Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á Thế giới 24h

Thủ tướng đề xuất "5 tiên phong" có ý nghĩa chiến lược đối với châu Á

Chiều 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Hội nghị WEF Thiên Tân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu khai mạc và là diễn giả chính tại phiên thảo luận "Thế kỷ của châu Á có đang gặp thách thức?".
Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc Thế giới 24h

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Tối 25/6, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc).
Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam Thế giới 24h

Siemens muốn tham gia phát triển đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam

Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Siemens (Đức).
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF Thế giới 24h

Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Việt Nam là một sức hút của WEF

Ngày 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với ông Peter Brabeck-Letmathe, Chủ tịch lâm thời Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và ông Borge Brende, Chủ tịch điều hành WEF.
Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc Thế giới 24h

Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc

Trưa 25/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên đối thoại chính sách "Kỷ nguyên mới của Việt Nam: Từ tầm nhìn đến hành động".
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) Thế giới 24h

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA)

Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Thiên Tân, Trung Quốc, chiều 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Viện Kinh tế Đông Á và ASEAN (ERIA), GS. Tetsuya Watanabe.
Xem thêm