Tag

Vi phạm đất đai tại quận Long Biên - Bài 1: Chỉ rõ hàng hoạt sai phạm

Bạn đọc 28/08/2019 07:41
aa
TTTĐ - Qua công tác thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đã phát hiện hàng loạt vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp giao theo Nghị định số 64 của Chính phủ tại quận Long Biên.

Vi phạm đất đai tại quận Long Biên - Bài 1: Chỉ rõ hàng hoạt sai phạm

Bài liên quan

Hà Nội: Ai dám dẹp bỏ chợ xe ô tô khủng của "dân xã hội'' tồn tại trái phép?

Điểm lại các vụ án “ăn đất công” bị khởi tố ở Bình Dương

Đắk Nông: Hàng chục ha đất nông nghiệp bị mất do khai thác cát trên sông Krông Nô

Hàng loạt vi phạm

Thời gian vừa qua, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được phản ánh của nhiều người dân về tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn nhiều phường của quận Long Biên (TP Hà Nội).

Theo phản ánh, chính quyền các cấp quận Long Biên đã buông lỏng quản lý cho thuê trái phép hàng chục ha đất nông nghiệp, để tình trạng lấn chiếm kéo dài nhưng không xử lý triệt để, gây bức xúc trong nhân dân.

Sau thông tin phản ánh, qua ghi nhận và đối chiếu các tài liệu thu thập được, nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô phát hiện những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở, bởi trên hàng chục khu đất nông nghiệp đã xuất hiện nhà ở, nhà xưởng, trụ sở công ty thay vì để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương.

Hàng loạt nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại quận Long Biên.
Hàng loạt nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại quận Long Biên.

Đặc biệt, qua thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đã phát hiện hàng loạt vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp giao theo Nghị định số 64 của Chính phủ tại quận Long Biên.

Cụ thể, theo Kết luận thanh tra số 316/KL-STNMT-TTr của Sở TN&MT Hà Nội, tổng diện tích đất nông nghiệp tại quận Long Biên là 1.398,4976 ha (hecta). Trong đó, tổng diện tích đất nông nghiệp đã giao theo Nghị định số 64 của Chính phủ là 1.248,85245 ha với 10.976 hộ đang sử dụng; đất nông nghiệp công ích là 66,1057 ha với 73 đối tượng đang sử dụng...

Qua kiểm tra phát hiện tổng trường hợp vi phạm đất nông nghiệp giao theo Nghị định số 64 là 304 trường hợp với tổng diện tích đất vi phạm là 13,7144 ha, chiếm 0,009% đất nông nghiệp. Trong đó, sử dụng không đúng mục đích, xây dựng trái phép là 286 trường hợp, diện tích 13,2939 ha; chuyển nhượng trái quy định 14 trường hợp, diện tích 0,1725 ha...

Cũng theo Kết luận thanh tra của Sở TN&MT Hà Nội, từ năm 2014 đến nay, UBND quận Long Biên đã tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất công tại 14 phường và có 18 kết luận thanh tra từ năm 2014, tuy nhiên, các kết luận thanh tra không chỉ rõ các vi phạm, mặt khác đến nay UBND quận Long Biên chưa làm rõ việc xử lý, khắc phục sau thanh tra theo quy định, cần được kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Tại phường Long Biên, đến thời điểm thanh tra còn 92 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích 15.009 m2.
Tại phường Long Biên, đến thời điểm thanh tra còn 92 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích 15.009 m2.

Đối với công tác báo cáo định kỳ theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và đôn đốc, hướng dẫn của Sở TN&MT Hà Nội, từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/1/2014 của UBND TP Hà Nội, UBND quận Long Biên đã có 4 báo cáo kết quả thực hiện, kết quả báo cáo chưa đáp ứng đầy đủ các nội dung cần báo cáo, chưa làm rõ các kết quả xử lý và các vi phạm còn phải xử lý qua từng năm làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện.

Đáng chú ý, so sánh đối chiếu kết quả thực hiện Chỉ thị số 04 tại Báo cáo số 286/BC-UBND ngày 31/10/2016 và Báo cáo số 212/BC-UBND ngày 3/8/2017 của UBND quận Long Biên cho thấy, số liệu vi phạm đối với đất nông nghiệp giao theo Nghị định 64 thời điểm trước năm 2014 khác biệt về số trường hợp và diện tích đất vi phạm.

Cụ thể, báo cáo năm 2017 có số vi phạm tăng hơn so với báo cáo năm 2016 đến 53 trường hợp mà không có sự giải thích làm rõ. Tại thời điểm thanh tra (tháng 7/2018) số vi phạm được xác định là 299 trường hợp, tăng so với năm 2017 là 134 trường hợp và tăng so với năm 2016 là 187 trường hợp. Điều này cho thấy việc tổng hợp số liệu các vi phạm đối với đất nông nghiệp, đất công chưa phản ánh đúng thực tế quản lý đất đat và xử lý vi phạm trên địa bàn. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch UBND, công chức Địa chính các phường trên địa bàn quận Long Biên trong công tác kiểm tra, tổng hợp số liệu vi phạm và báo cáo không đúng số liệu thực tế quản lý đất đai tại địa phương và có biện pháp khắc phục.

Buông lỏng quản lý

Về kết quả xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, UBND quận Long Biên báo cáo đã xử lý được 163 trường hợp vi phạm trên tổng số 304 trường hợp vi phạm; tổng diện tích đất nông nghiệp được khắc phục triệt để là 2,7999 ha trên tổng diện tích bị vi phạm là 13,7144 ha; diện tích vi phạm còn phải xử lý là 19,9145 ha gồm 141 trường hợp, không bao gồm các trường hợp vi phạm nằm trong các dự án đã có thông báo thu hồi đất, UBND các phường đang tiến hành thủ tục kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bàng theo quy định.

Theo Sở TN&MT Hà Nội, thực tế kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại một số phường trên địa bàn quận Long Biên cho thấy: Tại phường Thượng Thanh, đến thời điểm thanh tra còn 7.746 m2 gồm 47 trường hợp ở tổ 13 tự chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở từ trước năm 2000, UBND phường Thượng Thanh không lập hồ sơ xử lý vi phạm, không xác định được thời điểm xảy ra vi phạm, nhiều trường hợp đã xây dựng nhà ở kiên cố và chuyển nhượng trái quy định, đến nay các vi phạm chưa được lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại phường Giang Biên, đến thời điểm thanh tra còn 7 trường hợp sử dụng đất nông nghiệp thuê của 642 hộ dân với tổng diện tích 59.000 m2.
Tại phường Giang Biên, đến thời điểm thanh tra còn 7 trường hợp sử dụng đất nông nghiệp thuê của 642 hộ dân với tổng diện tích 59.000 m2.

Tại phường Giang Biên, đến thời điểm thanh tra còn 7 trường hợp sử dụng đất nông nghiệp thuê của 642 hộ dân với tổng diện tích 59.000 m2 để sử dụng vào mục đích bãi trung chuyển vật liệu xây dựng từ năm 2003. UBND phường Giang Biên đã lập hồ sơ vi phạm hành chính, xử phạt đối với vi phạm vào các năm 20176, 2017, 2018, tuy nhiên đến thời điểm thanh tra thì các vi phạm vẫn chưa được khắc phục.

Tại phường Bồ Đề, đến thời điểm thanh tra còn 46 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích vi phạm là 3.596 m2, thời điểm xảy ra vi phạm là từ năm 2004 trở về trước, UBND phường Bồ Đề không có biện pháp xử lý theo quy định.

Tại phường Cự Khối, đến thời điểm thanh tra còn 10 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, thời điểm xảy ra vi phạm từ trước năm 2014, đến thời điểm thanh tra UBND phường Cự Khối chưa lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại phường Long Biên, đến thời điểm thanh tra còn 92 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp với tổng diện tích 15.009 m2, thời điểm xảy ra vi phạm từ trước năm 2014 trở về trước, đến thời điểm thanh tra, UBND Long Biên chưa lập hồ sơ xử lý theo quy định.

Theo Sở TN&MT Hà Nội, các vi phạm nêu trên tại thời điểm thanh tra chưa được UBND các phường lập hồ sơ xử lý dứt điểm hoặc kiến nghị các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có biện pháp khắc phục.

Đối với quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích, đất công và xử lý vi phạm, kết quả thanh tra cho thấy, phần lớn diện tích đất nông nghiệp công ích đều đã cho các hộ gia đình, cá nhân thuê nhưng không sử dụng vào mục đích nông nghiệp, việc cho thuê đất công ích không thực hiện thông qua đấu giá để giao thầu sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013.

Tại phường Cự Khối, đến thời điểm thanh tra còn 10 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Tại phường Cự Khối, đến thời điểm thanh tra còn 10 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

"Nhiều trường hợp ngay sau khi được thuê đã tự chuyển mục đích sử dụng làm nhà xưởng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sinh thái nhưng không được UBND các phường lập hồ sơ xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật như các trường hợp vi phạm trên địa bàn phường Thượng Thanh, Bồ Đề, Giang Biên, Long Biên, Việt Hưng, Cự Khối, Đức Giang", kết luận nêu.

Trong đó, đất công ích bị vi phạm, xây dựng nhà ở, nhà xưởng, cơ sở kinh doanh, dịch vụ trái phép đến 32 trường hợp với diện tích đất vi phạm là 3,31 ha; đất công bị vi phạm để xây dựng nhà ở, nhà kho, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, bến bái trái quy định là 254 trường hợp với diện tích vi phạm đến 8,32 ha.

Đến thời điểm thanh tra, các vi phạm chưa được UBND các phường và UBND quận Long Biên xử lý theo quy định của pháp luật là buông lỏng quản lý, không thực hiện đúng các quy định tại Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và chỉ đạo của UBND TP Hà Nội.

Trong khi đó, đối với việc sử dụng đất nông nghiệp, đất công vào mục đích kinh tế trang trại, phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng được UBND quận Long Biên phê duyệt, kết quả thanh tra cho thấy cũng có nhiều vi phạm.

Cụ thể, phần lớn các phương án sử dụng đất được UBND quận Long Biên phê duyệt không xác định được loại đất sử dụng trong phương án; không làm rõ căn cứ pháp luật khi cho phép chủ đầu tư được xây dựng công trình trên đất, không phù hợp với Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội; trách nhiệm thuộc các Phòng, Ban chuyên môn thuộc quận Long Biên trong công tác tham mưu trình UBND quận phê duyệt phương án và quản lý việc thực hiện phương án, cần làm rõ trách nhiệm và có biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, quá trình chủ đầu tư thực hiện phương án sử dụng đất không được các cơ quan chức năng của UBND quận Long Biên và UBND các phường tổ chức kiểm tra, có biện pháp xử lý dứt điểm các vi phạm phát sinh; trách nhiệm thuộc về Thanh tra xây dựng quận Long Biên (nay là Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Long Biên), Chủ tịch UBND các phường có phương án được phê duyệt để phát sinh công trình xây dựng vi phạm, cần được làm rõ trách nhiệm đối với Chánh Thanh tra xây dựng, Đội trưởng Đội quản lý trật tự xây dựng và Chủ tịch UBND các phường, cần có biện pháp khắc phục vi phạm theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, đại diện UBND phường Bồ Đề và UBND phường Long Biên cho biết đang thực hiện xử lý vi phạm theo kết luận thanh tra của Sở TN&MT Hà Nội. "Các vi phạm do tồn tại để lại, chúng tôi đang kiểm tra, xử lý theo quy định", ông Nguyễn Ngọc Phan - Chủ tịch UBND phường Long Biên cho biết.

Còn nữa...

Đọc thêm

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Phạt nặng một cá nhân buôn bán phân bón kém chất lượng

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định xử phạt đối với 1 cá nhân về hành vi "Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng". Sản phẩm bị phát hiện vi phạm là Phân bón hỗn hợp NPK 20-5-5-13S+TE Việt Đức G7 của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất phân bón Việt Đức.
Bình Thuận: Nhiều công trình dang dở vì thiếu đất san lấp Đường dây nóng

Bình Thuận: Nhiều công trình dang dở vì thiếu đất san lấp

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được nhiều đơn kêu cứu của người dân huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, bởi hàng loạt công trình xây dựng đang phải dừng thi công giữa chừng vì thiếu vật liệu san lấp mặt bằng, đổ móng. Tình trạng trên khiến nhiều hộ dân rơi vào cảnh khốn đốn. Một số công trình công cộng cũng bị thiệt hại.
Gia Lai: Người dân chặn xe chuyên dụng chở cánh quạt điện gió Bạn đọc

Gia Lai: Người dân chặn xe chuyên dụng chở cánh quạt điện gió

TTTĐ - Người dân xã Ia Le, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) cho rằng chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Ia Le 1 (do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 làm chủ đầu tư) chưa bồi thường đất sản xuất, tài sản trong hành lang an toàn nên đã ngăn chặn xe chở cánh quạt điện gió.
Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm Bảo vệ người tiêu dùng

Bình Dương: Tiêu hủy hơn 43 tấn phân bón vi phạm

TTTĐ - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tiêu hủy 43 tấn phân bón là tang vật vi phạm của Công ty CP Thương mại nông nghiệp Vàng. Ngoài ra, công ty này còn phải nộp phạt hơn 247 triệu đồng,
Phát hiện sai phạm tại trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist Đường dây nóng

Phát hiện sai phạm tại trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist

TTTĐ - Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh đã phát hiện trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist mở lớp đào tạo nghiệp vụ lễ tân khách sạn 5 sao nhưng chưa đăng ký bổ sung ngành nghề mới; nhiều giáo viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ giảng dạy.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý nhiều sai phạm tại Đồng Nai Đường dây nóng

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý nhiều sai phạm tại Đồng Nai

TTTĐ - Qua kết quả kiểm toán Ngân sách địa phương năm 2022 của tỉnh Đồng Nai và các chuyên đề lồng ghép, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án trên địa bàn, qua đó kiến nghị tỉnh xử lý nhiều tập thể, cá nhân có liên quan.
10 năm tìm chủ nhân hơn 350ha cao su Đường dây nóng

10 năm tìm chủ nhân hơn 350ha cao su

TTTĐ - Hơn 350ha rừng thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Puch, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) bị các đối tượng phá trắng, chiếm đất để trồng cao su hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa xác định được "chủ nhân".
TP Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động nhà xe Danh Danh Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Giám sát chặt hoạt động nhà xe Danh Danh

TTTĐ - Theo phản ánh của người dân, tại khu dân cư Nam Hùng Vương (phường An Lạc, quận Bình Tân), nhà xe Danh Danh hoạt động lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông, gây tiếng ồn,… Phản ánh trên được chính quyền vào cuộc xử lý và tiếp tục giám sát chặt chẽ.
Không khởi tố hình sự vụ khách hàng tố Công ty Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Không khởi tố hình sự vụ khách hàng tố Công ty Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Liên quan những tố cáo của một số khách hàng đối với Công ty CP Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Kon Tum: Xử lý hàng nghìn mét khối đất, đá dọc bờ sông PôKô Bạn đọc

Kon Tum: Xử lý hàng nghìn mét khối đất, đá dọc bờ sông PôKô

TTTĐ - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đã có kết quá xác minh việc Công ty TNHH Tuấn Dũng đổ hàng nghìn mét khối đất, đá dọc bờ sông Pô Kô, thuộc thôn Đông Sông, thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) để kè chống sạt lở.
Xem thêm