Tag

Việt Nam đứng thứ 67/141 nền kinh tế và nhiều điểm số nhất

Kinh tế 11/10/2019 17:19
aa
TTTĐ - "Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019", vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế và nhiều điểm số nhất ( 3,5 điểm, tăng 10 bậc). Mỹ rơi xuống vị trí thứ hai.

Việt Nam đứng thứ 67/141 nền kinh tế và nhiều điểm số nhất

Việt Nam đứng thứ 67/141 nền kinh tế và nhiều điểm nhất

Bài liên quan

5G là chìa khóa giúp Việt Nam bứt phá trong cách mạng công nghiệp 4.0

Việt Nam cần xây dựng ngành cơ khí ngang tầm các nước trong khu vực

Kinh tế Việt Nam 2019 dự báo tăng trưởng 7,05%

Việt Nam luôn đứng bên cạnh và hỗ trợ Cuba hết sức mình

Việt Nam xếp hạng khá cao về chỉ số quy mô thị trường - đứng thứ 26
Việt Nam xếp hạng khá cao về chỉ số quy mô thị trường - đứng thứ 26

Việt Nam thu hút mạnh các nhà đầu tư

Việt Nam đứng thứ 67/141 nền kinh tế năm nay. Với mức tăng 10 bậc và 3,5 điểm Việt Nam là quốc gia nhiều điểm số nhất.

Với kết quả trên, WEF đã ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Bởi vì, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến kinh tế thế giới trở nên bất ổn, có thể làm giảm tốc thương mại toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn giữ được sự tăng trưởng. Với vị trí xếp hạng trên, WEF cho rằng, Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để trở thành một trung tâm thương mại của khu vực.

Xét về các hạng mục chính, Việt Nam xếp hạng khá cao về chỉ số quy mô thị trường - đứng thứ 26. Các chỉ số còn lại dao động từ hạng 41 đến hạng 93. Về các chỉ số thành phần, Việt Nam nằm trong nhóm có nguy cơ khủng bố thấp và lạm phát ổn định nhất thế giới. Cả 2 hạng mục này Việt Nam đạt trọn vẹn 100 điểm.

Trong 12 trụ cột của WEF, Việt Nam được đánh giá cao nhất ở Sức khỏe, với 81 điểm, đứng thứ 71. Dù được 57 điểm nhưng trụ cột Kỹ năng của Việt Nam lại đứng thứ 93, thấp nhất trong 12 trụ cột. Nhìn chung, gần như tất cả lĩnh vực của Việt Nam đều tăng điểm.

Vị trí 67 cũng là vị trí cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay trên bảng xếp hạng của WEF. Mặt khác, Việt Nam cũng là quốc gia được đánh giá có mức tăng cao nhất trên thế giới (về điểm số) trong năm nay.

Việc Việt Nam tăng tới 10 bậc trong bảng xếp hạng năm nay của WEF càng có ý nghĩa, khi WEF sử dụng phương pháp mới để đánh giá toàn diện các động lực của nền kinh tế toàn cầu trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó nhấn mạnh đến đổi mới sang tạo.

Mỹ rơi xuống vị trí thứ hai

Trong báo cáo của WEF năm nay, Mỹ đã mất ngôi nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới và nhượng lại cho Singapore. Hai quốc gia này được chấm điểm lần lượt 84,8 và 83,7/

Trong báo cáo của WEF, Mỹ rơi xuống vị trí thứ hai, từ điểm 85.6 điểm trong năm 2018 năm 2019 xuống 83,7 điểm.

Sự trượt dốc của Mỹ được cho là có một phần nguyên nhân liên quan đến những căng thẳng về thuế quan và các chính sách thương mại giữa nước này và các quốc gia khác. Đại diện WEF nhận định rằng: Mỹ vẫn là một cường quốc đổi mới và nền kinh tế cạnh tranh thứ hai thế giới, mặc dù một số dấu hiệu rắc rối đã xuất hiện.

Singapore đứng đầu danh sách về cơ sở hạ tầng, bao gồm: Chất lượng đường sá và hiệu quả của các cảng và sân bay. Chỉ số hệ thống tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô của Singapore cũng tăng xếp hạng. Mặc dù vậy , báo cáo của WEF cũng chỉ ra rằng: “Để trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu, Singapore sẽ phải thúc đẩy tinh thần kinh doanh và cải thiện hơn nữa nền tảng kĩ năng của mình”.

Khu hành chính đặc biệt HongKong (Trung Quốc) đã tăng 4 điểm để giành vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng, với số điểm 83,1. Trong khi đó, Hà Lan và Thụy Sĩ lần lượt đứng ở vị trí thứ 4 và 5. Top 10 chủ yếu là các đại diện đến từ châu Âu, Hà Lan, Thụy Sĩ còn có Đức (7). Thụy Điển 8. Anh: 9 và Đan Mạch: 10. Còn lại ba nền kinh tế châu Á, ngoài Singapore và HongKong, Nhật Bản đứng thứ 6. Đông Á – Thái Bình Dương là khu vực cạnh tranh nhất thế giới, theo sau là châu Âu và Bắc Mỹ.

Báo cáo của WEF được công bố thường niên kể từ năm 1979. WEF xếp hạng các nền kinh tế thông qua 103 tiêu chí được chia thành 12 cột trụ. Các cột trụ này được chia vào 4 nhóm chính, gồm: Môi trường thuận lợi (thể chế, cơ sở hạ tầng; sự phổ cập công nghệ thông tin – viễn thông; ổn định vĩ mô); Thị trường (sản phẩm, lao động, hệ thống tài chính,quy mô thị trường); Nhân lực (sức khỏe, kĩ năng) và Hệ sinh thái đột phá sang tạo (Sự năng động trong kinh doanh, khả năng đột phá).

Với mỗi trụ cột, WEF sử dụng thang điểm 100 để đánh giá nền kinh tế đó đã tiến gần mức trạng thái cạnh tranh lý tưởng hay mới sơ khai.

Đọc thêm

500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE Doanh nghiệp

500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE

TTTĐ - Từ đầu tháng 6/2024, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã tiên phong triển khai xác thực khuôn mặt thành công cho 500.000 khách hàng qua ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE, nhằm giúp tăng cường bảo mật tài khoản và bảo vệ các giao dịch trực tuyến giá trị lớn.
Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank Doanh nghiệp

Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank

TTTĐ - Nhanh tay mở thẻ, mua sắm cùng thẻ trả góp Muadee by HDBank để nhận ngay cơ hội trúng thưởng 1 lượng vàng SJC.
Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam Doanh nghiệp

Vị trí khó "lung lay" của Vinamilk trong ngành sữa Việt Nam

TTTĐ - Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội Nông thôn mới

17 đội tham gia vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội

TTTĐ - Vòng sơ khảo Hội thi mít đặc sản Hà Nội có 17 đội tham gia, trong đó, thị xã Sơn Tây góp mặt tới 10 đơn vị.
SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% Doanh nghiệp

SHB chốt quyền trả cổ tức 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%

TTTĐ - HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) vừa có quyết định ngày 19/7 là thời điểm chốt danh sách cổ đông để thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.
Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam Doanh nghiệp

Các tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Euisun Chung, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Motor Group và các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn.
HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Doanh nghiệp

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang

TTTĐ - HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ hợp tác về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Lao động - Việc làm

Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, tặng quà, động viên người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Xem thêm