Việt Nam hướng tới mục tiêu 95-95-95 nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Theo Cục Phòng, chống HIV/AID, mục tiêu 90-90-90 được hiểu là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virut (ARV) và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp (dưới 1000 bản sao/ml) để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Ước tính, số người nhiễm HIV trong cộng đồng hiện khoảng 250.000 người, trong đó đến tháng 9/2020 có 213.097 người nhiễm HIV đã biết được tình trạng nhiễm HIV của mình (chiếm 85%), 150.984 người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của mình đã được điều trị ARV (chiếm 75%) và tỷ lệ người điều trị ARV có tải lượng virut dưới ngưỡng ức chế (dưới 1000 bản sao/ml) (chiếm 96%).
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/ |
Như vậy, chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực để thực hiện mục tiêu 90% thứ nhất và 90% thứ hai trong thời gian tới, đồng thời phát huy duy trì kết quả rất tốt của mục tiêu 90% thứ ba để hướng tới mục tiêu 95-95-95 nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Chiến lược quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ đề ra vào năm 2030.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/
Trong đó, mục tiêu 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Bởi lẽ, một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm thì có thể vô tình làm lây nhiễm bệnh cho người thân và cho nhiều người khác trong cộng đồng.
Hơn nữa, nếu người nhiễm HIV không biết được tình trạng nhiễm bệnh của mình, thì họ cũng không tiếp cận được các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và người cung cấp dịch vụ cũng không tiếp cận và cung cấp cách dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho họ.
Đặc biệt, 90% số người đã chẩn đoán có HIV được điều trị ARV, đây là một trong những mục tiêu trọng tâm trong chiến lược phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. Việc điều trị sớm bằng thuốc ARV sẽ giúp người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội.
Việt Nam hướng tới mục tiêu 95-95-95 nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 (Ảnh minh họa: Internet) |
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh “Không phát hiện = không lây truyền”, tức là nếu một người nhiễm HIV được điều trị sớm bằng thuốc ARV, tuân thủ điều trị tốt thì thông thường sau 6 tháng điều trị ARV sẽ có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (200 bản sao/ml máu) sẽ không lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục, làm giảm lây truyền từ mẹ sang con.
Bên cạnh đó, 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp nhất để sống khỏe mạnh và không lây truyền HIV sang người khác. Việc kiểm soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp, dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV.
Như vậy, các mục tiêu này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ tiếp cận với những người có hành vi nguy cơ cao để tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV và tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm HIV. Khi một người được chẩn đoán có HIV cần được kết nối dịch vụ và điều trị bằng ARV và duy trì tốt việc tuân thủ điều trị.
Thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2020, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 7.090 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân tử vong 1.392 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16 - 29 (45%) và 30 - 39 (31%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (76,4%) và qua đường máu (11,9%), mẹ sang con 1,1%, còn lại không có thông tin về đường lây truyền.
Theo số liệu ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS của Việt Nam năm 2019, số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là khoảng 230.000 người, đứng thứ 3 so với các nước khu vực Đông Nam Á. Ước tính tỷ lệ hiện nhiễm HIV của Việt Nam trên dân số trong độ tuổi từ 15-49 là 0,3%, đứng thứ 5 trong số các nước khu vực Đông Nam Á.
Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay; Tỷ lệ hiện nhiễm HIV tăng rõ rệt; tỷ lệ nhiễm mới HIV cao, tăng lên từng năm; MSM được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính hàng năm trong thời gian tới.
Kết quả ước tính và dự báo những ca nhiễm mới, dựa trên mô hình dịch AIDS/mô hình dịch tại Châu Á (Asian/AIDS Epidemic Model) cho thấy MSM là nhóm nguy cơ cao duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm qua.