Tag

Việt Nam nỗ lực thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030

BHXH & Đời sống 27/08/2020 16:33
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Theo đó, mục tiêu là số người nhiễm HIV mới giảm dưới 1.000 trường hợp/năm vào năm 2030 và HIV/AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của cộng đồng. Do đó, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các giải pháp mới phù hợp để hoàn thành Chiến lược quốc gia.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng Sức mạnh của PrEP trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV Tiếp tục điều trị HIV/AIDS và nghiện các chất dạng thuốc phiện trong tình hình dịch Covid-19 mới Hà Nội phấn đấu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 Việt Nam muốn chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030

Việt Nam liên tục đạt mục tiêu “3 giảm”

Hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt mục tiêu “3 giảm”, đó là giảm số người mới phát hiện nhiễm HIV, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Theo tính toán của các chuyên gia, chúng ta đã tránh cho hơn nửa triệu người không bị nhiễm HIV, gần 200 ngàn người thoát khỏi tử vong do AIDS. Có được những thành tựu này là nhờ thực hiện tốt 2 Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn vừa qua.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, việc xây dựng Chiến lược mới là yêu cầu cần thiết để bảo đảm cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phù hợp với tình hình mới.

Bên cạnh đó, các giải pháp về phòng, chống HIV/AIDS cũng cần phải điều chỉnh để để phù hợp tình hình mới, trong đó có thay đổi về tình hình dịch HIV/AIDS, lây truyền HIV qua đường tình dục đang có diễn biến phức tạp, sự gia tăng nhanh nhiễm mới HIV trong nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam, người chuyển giới, cũng như những tiến bộ của khoa học trong các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm cả dự phòng, xét nghiệm, điều trị và giám sát dịch HIV/AIDS.

“Chiến lược Quốc gia được xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp rõ ràng sẽ giúp các cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS thống nhất trên toàn quốc phù hợp với bối cảnh từng địa phương. Chiến lược quốc gia được phê duyệt cũng thể hiện sự cam kết rất lớn của Việt Nam với công tác phòng, chống HIV/AIDS và với cộng đồng quốc tế, cùng nhau hướng đến chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.

Cũng theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS đến năm 2030 có sự kế thừa các nội dung của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn đến năm 2020, đồng thời có sự điều chỉnh, cập nhật và bổ sung những nội dung mới phù hợp với tình hình hiện nay và giai đoạn 2021-2030.

Cụ thể, về bối cảnh, dịch HIV/AIDS có sự thay đổi về nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục gia tăng, đặc biệt là trong nhóm người quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM); các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS ngày càng cắt giảm, giai đoạn tới phải chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước; mạng lưới tổ chức phòng, chống HIV/AIDS các địa phương được sáp nhập, lồng ghép vào hệ thống y tế dự phòng...

Chiến lược đưa ra mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Mục tiêu to lớn này cũng đã được đặt ra trong Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương nói trên, đồng thời cũng là mục tiêu toàn cầu về phòng, chống HIV/AIDS.

2042 ynh cyc tryyng nguyyn hoang long 1
PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS

Chiến lược mới có sự điều chỉnh, bổ sung các giải pháp mới phù hợp với tình hình mới, gồm: Đẩy mạnh các biện pháp giảm kỳ thị phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS; Tăng cường các biện pháp điều trị nghiện ma túy trong can thiệp giảm hại; Triển khai biện pháp mới dự phòng trước phơi nhiễm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao (PrEP).

Ngoài ra, Chiến lược mới còn bổ sung các loại hình xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm, xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV để tăng cường phát hiện mới người nhiễm HIV; Mở rộng điều trị, điều trị ngay cho người nhiễm HIV, điều trị trong ngày, cấp phát thuốc nhiều tháng, điều trị đồng nhiễm lao, viêm gan, các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, đảm bảo chất lượng điều trị HIV/AIDS...

Quyết tâm hoàn thành các mục tiêu trong Chiến lược quốc gia

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu, trong Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, trước tiên cần phải tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Nhóm giải pháp này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động của của địa phương và tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng bao gồm cả cộng đồng người nhiễm HIV trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Tiếp đó, cần tăng cường tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS cũng như đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

Ngoài ra, cần dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử; Mở rộng và nâng cao chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV; Tăng cường điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV; Đẩy mạnh giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá và nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; Đảm bảo tài chính, nguồn nhân lực, cung ứng thuốc, sinh phẩm thiết yếu và hợp tác quốc tế để triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả.

Nói về những khó khăn trong quá trình triển khai Chiến lược mới, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Với mục tiêu Chiến lược đặt ra là “Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, có thể nói đây là mục tiêu khá tham vọng. Do vậy theo tôi, trong quá trình triển khai Chiến lược sẽ gặp một số khó khăn. Cụ thể là về nhận thức, không thấy hết tầm quan trọng của công tác phòng, chống HIV/AIDS, chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Thực tế thời gian gần đây đã có một số người, một số địa phương đã có sự lơ là, chủ quan và cho rằng chúng ta đã kiểm soát tốt dịch HIV/AIDS rồi nên không cần quá quan tâm hay đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS nữa, trong khi các chuyên gia đều cảnh báo dịch HIV có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu chúng ta chủ quan, lơ là.

Khó khăn tiếp theo là tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, các hành vi, yếu tố nguy cơ ngày càng khó kiểm soát. Đến nay thế giới chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu trong khi đường lây truyền HIV ở Việt Nam có sự chuyển dịch chủ yếu qua đường tình dục, trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới trẻ, người chuyển giới nữ. Đây là những nhóm ẩn, khó tiếp cận nên việc kiểm soát dịch HIV trong giai đoạn tới sẽ rất khó khăn.

Một khó khăn nữa là nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS. Trong 30 năm qua, Việt Nam đã có sự hỗ trợ rất lớn về tài chính từ các tổ chức quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS. Giai đoạn tới, nguồn này cắt giảm mạnh. Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS sẽ phụ thuộc chủ yếu ngân sách trong nước từ nguồn trung ương và địa phương.

“Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng và nhà nước, cùng với kinh nghiệm 30 năm đối phó với dịch HIV/AIDS mà cụ thể là các sáng kiến, thành tựu đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ vượt qua các khó khăn thách thức và thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược đã đề ra”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhấn mạnh.

Đọc thêm

Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần BHXH & Đời sống

Siết chặt điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 93,42%.
Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7 BHXH & Đời sống

Đề xuất trả lương hưu mới ngay từ ngày 1/7

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) vừa có đề xuất cấp thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn để đơn vị này có cơ sở chi trả lương hưu, trợ cấp mới ngay từ 1/7, tránh phản ứng của người hưởng khi chưa nhận được tiền lương hưu mới tại thời điểm áp dụng.
Đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng BHXH & Đời sống

Đảm bảo an toàn lao động tại các công trình xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, trên cả nước xảy ra không ít vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại các công trình xây dựng. Do đó, các cơ quan, đơn vị liên quan cần đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo đảm an toàn lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe người lao động và bảo đảm tiến độ công trình.
Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách BHXH & Đời sống

Đảm bảo công bằng, hài hòa giữa người thụ hưởng chính sách

TTTĐ - Theo đề xuất của Chính phủ, dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới đây, mức lương hưu và trợ cấp BHXH được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất này được thông qua sẽ là mức tăng lương hưu cao nhất từ trước đến nay. Chính sách này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong đảm bảo ổn định đời sống người nghỉ hưu.
Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội Xã hội

Khẳng định vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội

TTTĐ - Những năm qua, ngành BHXH đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) là hai trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.
Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

Sử dụng thống nhất tài khoản VNeID trong dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - Từ ngày 1/7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường điện tử.
Khẳng định quyền an sinh của người dân BHXH & Đời sống

Khẳng định quyền an sinh của người dân

TTTĐ - Việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào quản lý người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, đảm bảo chi trả đúng người hưởng, nhanh chóng và kịp thời.
Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân BHXH & Đời sống

Đồng hành, lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân

TTTĐ - Thời gian qua, với sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần quan trọng trong việc lan tỏa chính sách BHXH, BHYT tới mọi tầng lớp Nhân dân, giúp gia tăng nhận thức và niềm tin của Nhân dân vào chính sách BHXH, BHYT ngày càng sâu sắc, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân của Đảng và Nhà nước ta.
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH BHXH & Đời sống

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Đảng và Nhà nước với chủ đề: “BHXH Việt Nam – Trụ cột an sinh xã hội”. Đây là sự kiện nhằm hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/2/1995 – 16/2/2025).
Người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06 BHXH & Đời sống

Người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng nhiều lợi ích từ Đề án 06

TTTĐ - Thời gian qua, trên nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin, BHXH Việt Nam đã tích cực triển khai Đề án 06 theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành, đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp trong tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
Xem thêm