Tag

Đảm bảo an toàn thực phẩm cho người nhiễm HIV/AIDS

An toàn thực phẩm 27/10/2023 11:09
aa
TTTĐ - Người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ mắc bệnh qua đường ăn uống cao hơn vì vậy cần tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm.
An Giang phát động thi đua phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội Đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS Sử dụng bộ công cụ tính định biên nhân lực trong phòng, chống HIV/AIDS Sự thật bất ngờ về nhóm Bông Hồng Đen liên quan đến việc xét nghiệm HIV cho học sinh

Người mắc HIV dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa

Người mắc virus suy giảm miễn dịch ở người mắc phải (HIV/AIDS) dễ bị nhiễm nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh do vi khuẩn và các mầm bệnh gây bệnh từ thực phẩm. Khi virus HIV phá hủy hệ thống miễn dịch, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi do Pneumocystis carinii hoặc nhiễm trùng do thực phẩm.

Cũng như nhiều loại bệnh nhiễm trùng, khi nhiễm HIV/AIDS sẽ nhiều khả năng thời gian mắc bệnh kéo dài hơn, thậm chí có thể phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong. Hơn nữa, lúc này hệ thống miễn dịch đã bị suy yếu dẫn đến bệnh từ thực phẩm có thể nghiêm trọng thậm chí gây tử vong.

Một chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp duy trì hệ thống miễn dịch và sức khỏe ở người nhiễm HIV/AIDS. An toàn thực phẩm là cách lựa chọn, xử lý, chuẩn bị và bảo quản thực phẩm để ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm gây ra.

5 nguyên tắc an toàn thực phẩm cho người nhiễm HIV/AIDS
Người nhiễm HIV/AIDS cần chế độ ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm

Người nhiễm HIV/AIDS cần giữ vệ sinh tay là cách đơn giản nhất để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường ăn uống; Rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi cho con bú, trước khi cầm thuốc uống, sau khi lấy tay che hắt hơi, xì mũi và sau khi đi vệ sinh.

Trong quá trình chế biến, người bệnh nên tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm để ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; Để riêng các loại thực phẩm như hải sản, thịt, gia cầm trong hộp kín với các loại thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh.

Bệnh nhân HIV/AIDS sử dụng thớt thái đồ sống và thớt thái đồ chín riêng biệt để đảm bảo an toàn thực phẩm; Rửa sạch các dụng cụ nấu nướng và ăn uống bằng xà phòng và nước sạch. Bát đũa phải được sấy khô, tránh để nơi ẩm thấp; Giữ vệ sinh khu vực bếp nấu, không để côn trùng/động vật gây hại như kiến, gián, chuột... tiếp xúc thực phẩm; Băng kín các vết thương nhiễm trùng hoặc mụn tránh tiếp xúc với thực phẩm gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm.

Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm virus HIV

Người nhiễm virus HIV nên tích cực ăn các loại thực phẩm có thể giúp giảm viêm. Bao gồm các loại rau lá xanh như củ cải, cải xoăn và rau bina, bông cải xanh, rau cần tây, các loại cá, trái cây (việt quất, anh đào, dứa và dâu tây), các loại hạt (hạnh nhân, quả óc chó), dầu ô liu, các loại gia vị…

Những người nhiễm HIV cần nhiều vitamin hơn để xây dựng và sửa chữa mô. Bởi không phải lúc nào cơ thể cũng có thể nhận được tất cả các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) từ thực phẩm bạn ăn. Nếu không nhận được đầy đủ vi chất dinh dưỡng có thể gây ra các vấn đề như thiếu máu.

Bổ sung nhiều đạm và rau xanh
Bổ sung nhiều đạm và rau xanh

Một số người nhiễm virus HIV cần ăn nhiều calo mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng giảm cân. Bệnh nhân không nên dựa vào dấu hiệu cảm thấy đói hay thèm ăn thì mới ăn uống bởi có nhiều trường hợp sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc chán ăn.

Carbohydrate cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Carbohydrate đơn giản dễ tiêu hóa hơn nhưng có thể khiến lượng đường trong máu tăng mạnh. Carbohydrate đơn giản bao gồm đường (được tìm thấy trong đồ ngọt, nước ngọt), gạo trắng và bột mì trắng. Chúng cũng có thể xuất hiện trong trái cây và sữa.

Carbohydrate phức tạp (còn gọi là tinh bột) cần nhiều thời gian hơn để cơ thể tiêu hóa và thường chứa nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng so với carbohydrate đơn giản. Carbohydrate phức tạp bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu (các loại đậu), rau có tinh bột như ngô và khoai tây và gạo lứt. Bởi vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, carbohydrate phức tạp không làm cho lượng đường trong máu tăng mạnh như carbohydrate đơn giản.

Cơ thể bệnh nhân cần một đường ruột khỏe mạnh để có được các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm, chất bổ sung và thuốc. Thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Bao gồm các: Yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, đậu, hoa quả và rau...; Uống nhiều nước, nước ép, trái cây tươi và rau quả có thể giúp bạn tiêu hóa và loại bỏ chất thải qua nước tiểu và phân. Không những thế, nó còn giúp giảm tác dụng phụ của thuốc.

Người nhiễm HIV/AIDS cần chú ý lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn để giảm nguy cơ mắc các bệnh qua đường ăn uống: Lựa chọn thực phẩm có thông tin sản xuất và nguồn gốc rõ ràng, uy tín; Không sử dụng các thực phẩm đóng gói sẵn đã bị móp méo, phồng lõm, biến dạng bao bì và hết hạn sử dụng; Không sử dụng các loại hạt lạc, gạo... bị mốc; Không sử dụng trứng đã nứt, vỡ vỏ; Không sử dụng các loại rau, củ, quả đã bị thối hỏng hoặc mốc; Bảo quản đúng cách các loại thực phẩm, không để thực phẩm quá lâu kể cả trong tủ lạnh; Lưu ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh vì không đảm bảo sự lưu thông của không khí, làm giảm tác dụng bảo quản thực phẩm.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn nước sạch sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh thường xuyên các dụng cụ chứa/đựng nước: Chậu, gáo, chai lọ, cốc chén...; Sử dụng nước uống đun sôi để nguội; Xử lý nước tại hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm là chìa khóa bảo vệ sự an toàn cho hệ miễn dịch của người nhiễm HIV/AIDS.

Đọc thêm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng An toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

TTTĐ - Sáng 17/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm” và Lễ phát động tham gia nghiên cứu “Thành phố không khói thuốc”. Hai sự kiện quan trọng này khẳng định cam kết của quận trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh.
Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam An toàn thực phẩm

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bếp ăn tập thể của Công ty Đồ chơi Chee Wah Việt Nam xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xét nghiệm nhanh khay inox đựng thức ăn cũng cho kết quả 100% mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề An toàn thực phẩm

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/4 về Chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số làng nghề sản xuất bánh, kẹo và dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng An toàn thực phẩm

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 16/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Chee Wah Việt Nam trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung An toàn thực phẩm

Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 754 /ATTP – NĐTT gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo một số loại sữa, thực phẩm bổ sung.
Ăn lòng lợn, bệnh nhân bị hoại tử toàn thân, tình trạng nguy kịch An toàn thực phẩm

Ăn lòng lợn, bệnh nhân bị hoại tử toàn thân, tình trạng nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận nam bệnh nhân T.V.L (49 tuổi, Thái Bình) nguy kịch vì hoại tử toàn thân sau khi ăn lòng lợn.
Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo "nổ" sữa, thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo "nổ" sữa, thực phẩm chức năng

TTTĐ - Sau hàng loạt vụ việc những người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng "tiền mất tật mang", cơ quan chức năng đã vào cuộc. Một số cá nhân buộc phải xin lỗi công khai, thậm chí đối mặt với các biện pháp xử lý pháp lý nghiêm khắc.
Xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 kéo dài từ 15/4 - 15/5 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Xem thêm