Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia
Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề gốm Kim Lan là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội chùa Tây Phương |
![]() |
Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
Ngày 30/3, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội điện Huệ Nam.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã công bố Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đưa Lễ hội Điện Huệ Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Huế cho biết, lễ hội truyền thống điện Huệ Nam là một lễ hội dân gian nhưng lại pha trộn yếu tố văn hóa cung đình rất độc đáo của xứ Huế.
Lễ hội được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, TP Huế. Lễ hội đã trải qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài và ngày càng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham dự.
![]() |
Hoạt động rước thánh trên sông Hương có sự tham gia của nhiều đoàn thuyền rồng |
Hàng năm, lễ hội được tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, với các hình thức quan trọng như: Lễ cung nghinh Thánh Mẫu và chư vị tại Thánh đường 352 Chi Lăng thông qua nghi lễ rước bằng đường bộ, đường thủy; lễ Cáo yết; lễ Chánh tế tại điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát; sinh hoạt tín ngưỡng, thực hiện nghi lễ hầu đồng trên các bằng án...
Lễ hội điện Huệ Nam thể hiện được tầm ảnh hưởng, quy mô với sự tham gia đông đảo cộng đồng thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đến tham dự.
![]() |
Lễ hội điện Huệ Nam thể hiện được tầm ảnh hưởng, quy mô với sự tham gia đông đảo cộng đồng thánh môn đệ tử của Mẫu và du khách thập phương trong và ngoài nước đến tham dự |
![]() |
Đoàn rước bộ tại Lễ hội điện Huệ Nam |
Những hình thức như lễ tế cổ truyền, rước Mẫu, hát văn, hầu đồng được thể hiện trong lễ hội điện Huệ Nam được coi là một bảo tàng sống lưu giữ lịch sử, văn hóa qua thời gian. Đây còn là kho tàng truyền thuyết, huyền thoại gắn liền với các vị Thánh Mẫu và chư vị trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Đó còn là môi trường sống của những hình thức tế lễ, diễn xướng với âm nhạc, ca múa, các hình thức, trang trí, các quan niệm nhân sinh, ẩm thực, cách mặc truyền thống của người Việt, tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội.
Trước đó, năm 2022, trong khuôn khổ Festival Huế, lần đầu tiên lễ hội Điện Huệ Nam tổ chức nghi lễ cung nghinh Thánh Mẫu, Hội đồng Tứ phủ bằng đường bộ nhằm tái hiện khung cảnh cung nghinh Thánh Mẫu mang tính dân gian độc đáo và có quy mô lớn.
Đây cũng chính là cơ sở để Ban tổ chức lễ hội điện Huệ Nam cũng như cộng đồng tín ngưỡng thờ Mẫu tiếp tục duy trì nghi lễ này bằng đường bộ 2 năm một lần, đúng như hình thức mà các thế hệ tiền nhân đã từng thực hiện.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, hiện nay, lễ hội Điện Huệ Nam vẫn được tổ chức theo các nghi thức cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân gian Việt Nam. Đây cũng là dịp mà nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh) được thể hiện một cách độc đáo, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa của địa phương.
Tin liên quan
Đọc thêm

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

Hai di tích tại quận Long Biên được xếp hạng cấp thành phố

Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025

Hơn 1.000 phụ nữ "Diễu hành áo dài, xếp hình bản đồ Việt Nam"

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

Chương trình nghệ thuật "Đảng trong mùa xuân đại thắng": Những xúc cảm chạm tới trái tim

Khi thời trang xa xỉ gặp gỡ làn sóng văn hóa trẻ

Không gian nghệ thuật 39 tác phẩm "Đà Nẵng gấm hoa”

Xây dựng hành trang văn hóa cho thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình
