Vĩnh Phúc: Di tích lịch sử quốc gia thờ Vua Lý Nam Đế xuống cấp nghiêm trọng
Trải qua thời gian do phải chống chịu với thời tiết khắc nghiệp, ngày 1/10/2020, phần tiền bái (góc bên trái phía trước đình) của đình đã bị sập, các phần kết cáu còn lại của đình bị mối mọt và cói nguy cơ sập đổ hoàn là rất cao.
Các cấu kiện bị rơi vỡ khó có thể phục hồi |
Theo cụ các cụ trong làng kể lại, trươc đây đình Đại Phúc nằm trên một gò cao sát sông Cà Lồ. Đình vốn dĩ xưa kia nổi tiếng trong vùng. Do chiến tranh và thời gian tàn phá, hiện nay đình còn một tòa hậu cung được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Phần đình còn lại hiện nay chủ yếu của thời Nguyễn.
Đầu năm 1933, đình được tu bổ chủ yếu bằng cách xây gạch xung quanh. Cột trụ ở ngoài đắp nổi hình tượng phượng. Về trang trí nội thất, đáng chú ý nhất là bộ cửa võng và những bức trạm các tác phẩm điêu khắc, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, lấy đề tài tứ linh làm nội dung chính thể hiện.
Các nghệ nhân xưa kia dựng đình và trang trí đã vượt qua được luật xa gần trong nghệ thuật tạo hình, đồ sộ về hình khối nhưng vẫn chặt chẽ về kiến trúc tôn giáo. Trong đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: Tượng Lý Nam Đế bằng gỗ mít và long ngai sơn son thiếp vàng, một đôi ngựa gỗ trắng, đen, bốn cây đèn…
Phần mái bên trái đình bị sụp đổ hơn 70% |
Cuộc đời và sự nghiệp của Lý Bí được sử sách ghi lại như những trang sử hào hùng nhất. Ông được thờ tự ở rất nhiều nơi.
Tại đất Vĩnh Phúc người ta vẫn biết đến Hồ Điển Triệt là căn cứ chiến đấu cuối cùng của ông. Đây là nơi có nhiều dấu tích nhất của Lý Bí. Có một nơi thờ vị anh hùng dân tộc Lý Nam Đế thế kỷ VI cùng mẹ và vợ ông đó là cụm di tích đình Mộ Đạo - đình Bảo Đức - đình Đại Phúc ở thị trấn Đạo Đức – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
Lý Nam Đế vừa là vua, đồng thời là người có công lao gây dựng cho làng Đại Phúc và các cộng đồng làng xóm của khu vực này. Chính vì vậy Nhân dân ở đây hết mực tôn thờ người anh hùng dân tộc của buổi đầu dựng nước Vạn Xuân. Cụm di tích thờ Lý Bí là đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 1992.
Trong bộ tiểu thuyết Việt Nam diễn nghĩa của PGS TS Cao Văn Liên chủ biên đã được Vanhien.vn giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của vua Lý Nam Đế (Lý Bí, Lý Bôn) như sau: Lý Nam Đế (Lý Bí còn có tên dân dã là Lý Bôn).
Lý Bí sinh ngày 12/9 năm Quý Mùi (17-10-503). Trời khi khởi nghĩa, đã có một thời, ông ra làm việc với chính quyền đô hộ, nhận một chức quan nhỏ: Giám quận (kiểm soát quân sự) ở Cửu Đức, Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Yêu nước, thương dân, bất bình với bè lũ đô hộ, ông sớm bỏ quan, về quê ở Thái Bình. Vùng quê ông có Tinh Thiều, giỏi văn chương, lặn lội sang kinh đô nhà Lương (Nam Kinh) xin bổ một chức quan (trước năm 521). Nam triều Trung Quốc cho đến thời Lương, phân biệt tôn ti chặt chẽ giữa quý tộc và bình dân.
Lại bộ thượng thư nhà Lương là Sái Tôn bảo họ Tinh là hàn môn, không có tiên hiền, chỉ cho Thiều làm Quảng Dương môn lang tức là chân canh cổng thành phía tây kinh đô Kiến Khang. Tinh Thiều lấy thế làm xấu hổ, không nhận chức về quê, cùng Lý Bí mưu tính việc khởi nghĩa, chiêu tập hiền tài.
Dui mè và nhiều hiện vật bị gãy nát |
Lý Bí, nhân lòng oán hận của dân, đã liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền đất Giao Châu nước ta (Việt Nam xưa), đồng thời nổi dậy chống Lương.
Theo sử cũ Việt Nam, thủ lĩnh Chu Diên (vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, phục tài đức Lý Bí đã đem quân theo trước tiên, Phạm Tu cũng là một tướng tài của Lý Bí từ buổi đầu khởi nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa thành công nhanh. Đứng trước cuộc khởi nghĩa lớn, có sự liên kết giữa các địa phương Tiêu Tư thứ sử Giao Châu khiếp hãi, không dám chống cự chạy trốn về Việt Châu (bắc Hợp Phố) và Quảng Châu. Nổi dậy từ tháng 1 năm 542, không quá 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh).
Người dân dùng cột sắt để chống đỡ nhưng đình vẫn sập |
Sau những giờ phút kinh hoàng buổi đầu, chính quyền nhà Lương lập tức có phản ứng đối phó. Tháng 4 năm 542 vua Lương sai thứ sử Việt Châu là Trần Hầu, thứ sử La Châu là Nịnh Cư, thứ sử An Châu là Lý Trí, thứ sử ái Châu là Nguyễn Hán, từ 2 phía bắc nam Giao Châu cùng tiến đánh nghĩa quân Lý Bí.
Cuộc phản kích này của giặc Lương đã hoàn toàn thất bại. Nghĩa quân thắng lớn và nắm quyền làm chủ đất nước. Từ đồng bằng Bắc Bộ, Lý Bí đã kiểm soát được tới vùng Đức Châu (Hà Tĩnh) ở phía nam và vùng bán đảo Hợp Phố ở phía bắc.
Thua đau, vua Lương lại sai thứ sử Cao Châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân Châu là Lư Tử Hùng điều khiển binh mã đi đánh Lý Bí vào mùa đông năm ấy. Bọn này dùng dằng không chịu tiến quân, lấy cớ mùa xuân lam chướng, xin đợi mùa thu hẵng khởi binh song vẫn bất đắc dĩ phải động binh (tháng 1 năm 543).
Chủ động đánh giặc, nghĩa quân Lý Bí tổ chức một trận tiêu diệt lớn ngay trên miền cực bắc Châu Giao. Cuộc chiến diễn ra ở Hợp Phố. Quân giặc, 10 phần chết tới 7,8 phần, bọn sống sót đều tan vỡ cả, tướng sĩ ngăn cấm cũng không được.
Bọn Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng phải dẫn tàn binh quay về Quảng Châu. Tiêu Tư dâng tờ khải về triều, vu cho Tôn Quýnh, Tử Hùng "giao thông với giặc, dùng dằng không tiến quân". Thấy quân lính bị thiệt hại quá nặng, Lương Vũ Đế xuống chiếu bắt cả 2 tên tướng cầm đầu bị tội chết ở Quảng Châu.
Sau những thắng lợi cả hai chiến trường biên giới Bắc, Nam. Mùa Xuân, tháng Giêng theo lịch Trăng (2-544), Lý Bí dựng lên một nước mới, với quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Sử cũ (Đại Việt sử ký) đã bình luận rằng, với quốc hiệu mới, người đứng đầu nhà nước Vạn Xuân có "ý mong xã tắc được bền vững muôn đời".