Tag

Vụ khai thác cát trên sông Krông Nô gây sạt lở nghiêm trọng: Chính quyền quyết liệt chấn chỉnh hay “giơ cao đánh khẽ”?

Bạn đọc 19/10/2019 08:33
aa
TTTĐ - Để hạn chế tình trạng sạt lở dọc bờ sông Krông Nô, thời gian qua UBND tỉnh Đắk Nông đã có nhiều văn bản yêu cầu các đơn vị khai thác cát dừng mọi hoạt động khai thác tại những khu vực xung yếu, có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra rầm rộ, khiến người dân bức xúc.

Vụ khai thác cát trên sông Krông Nô gây sạt lở nghiêm trọng: Chính quyền quyết liệt chấn chỉnh hay “giơ cao đánh khẽ”?

Phát hiện 4 tàu hút cát trái phép của Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Tây Nguyên vào ngày 25/9 vừa qua

Bài liên quan

Đắk Nông: Hàng chục ha đất nông nghiệp bị mất do khai thác cát trên sông Krông Nô

Thủy điện Krông Nô 3 sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng 1/2016

Đắk Nông: Hàng loạt doanh nghiệp bị “hành” bởi một biển cấm tải trọng tự phát?

Xâm nhập cả “vùng cấm”

Liên quan đến hoạt động khai thác cát và xả nước của thủy điện Buôn Tua Srah (do Công ty thủy điện Buôn Kuốp làm chủ đầu tư), là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở nghiêm trọng dọc hai bờ sông Krông Nô, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Diện tích bị sạt lở ước tính lên đến hàng chục ha đất nông nghiệp.

Mặc dù sự việc đã diễn ra từ nhiều năm nay và chính quyền địa phương cũng nhiều lần có văn bản đề nghị chấn chỉnh, xử lý hoạt động khai thác cát nhưng đến nay tình trạng sạt lở vẫn đang tiếp diễn phức tạp, khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng 2 bên bờ sông
Khai thác cát gây sạt lở nghiêm trọng 2 bên bờ sông

Theo phản ánh của người dân xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô, từ khi làm thủy điện Buôn Tua Srah đã gây sạt lở nghiêm trọng đất nông nghiệp của bà con trên địa bàn xã. Đặc biệt, từ khoảng năm 2017, khi Công ty TNHH Xuân Bình về khu vực sông Krông Nô, thuộc địa phận xã Nâm N’Đir khai thác cát cùng một số đơn vị khác đã gây sạt lở ước tính đến hàng chục ha đất nông nghiệp của các hộ dân tại đây.

Nhiều hộ dân cho biết, mặc dù đã nhiều lần làm đơn phản ánh với chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa được các cấp chính quyền giải quyết triệt để.

Còn tại xã Buôn Choah, nhiều người dân cho biết, các ghe tàu thường cập sát bờ sông để hút cát, bởi lượng cát giữa lòng sông ngày càng ít ỏi, chất lượng không cao. Nếu người dân ra xua đuổi, hoặc dùng điện thoại quay phim, ghi hình, các tàu này sẽ di chuyển ra phía ngoài. Không ít hộ dân ven sông đã phải bán đất cho các đơn vị hút cát với giá rẻ (khoảng 20 - 25 triệu đồng/1.000 m2), vì nếu để cũng bị sạt lở xuống sông, còn canh giữ hàng đêm lâu ngày cũng không thể.

Theo quy định, hoạt động khai thác cát chỉ được thực hiện trong khung giờ từ 6 đến 18 giờ hàng ngày. Tuy nhiên, theo người dân, phần lớn hoạt động hút cát tại Buôn Choah chủ yếu được tiến hành vào ban đêm (từ 2 - 3 giờ sáng). Thậm chí, nhiều tàu còn đua nhau vào sát bờ để hút cát, một số tàu khác lại di chuyển cách xa nhiều km so với vị trí được cấp phép để khai thác lậu.

Mới đây nhất, vào ngày 25/9, cơ quan chức năng huyện Krông Nô đã bắt quả tang 4 tàu hút cát trực tiếp gây sạt lở bờ sông, đoạn qua thôn Cao Sơn, xã Buôn Choah. Các lái tàu đều khai nhận hút cát thuê cho Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Tây Nguyên. Đáng chú ý hơn, khi lực lượng chức năng đối chiếu giấy phép do UBND tỉnh Đắk Nông cấp cho đơn vị này thì vị trí bị bắt quả tang cách vị trí được cấp phép đến 4 km.

Theo Báo cáo của Công an huyện Krông Nô, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Tây Nguyên đã có 3 hành vi vi phạm, bao gồm: Tiến hành việc khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới khu vực được cấp phép; Sử dụng tàu chưa được đăng ký với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vào hoạt động khai thác; Tự ý sửa chữa tàu khai thác so với hồ sơ thiết kế đã được cơ quan chức năng thẩm định. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định.

Quyết liệt chấn chỉnh hay chỉ “giơ cao đánh khẽ”?

Liên quan đến hoạt động khai thác cát gây sạt lở bờ sông Krông Nô thời gian qua, mới đây, UBND huyện Krông Nô đã có Báo cáo phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc.

Theo Báo cáo của UBND huyện Krông Nô cho biết: Qua công tác kiểm tra đã phát hiện trên địa bàn toàn huyện có 19 điểm sạt lở với chiều dài khoảng 10 km. Sau khi phối hợp với các Sở, ban ngành của tỉnh kiểm tra đã kiến nghị, đề xuất và UBND tỉnh đã ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng khai thác cát lại 17 điểm (có 2 điểm sạt lở với chiều dài 110 m không nằm trong vị trí cấp phép khai thác cát).

Do đó, để giảm thiểu tình trạng sạt lở đất dọc bờ sông, UBND huyện Krông Nô đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng phối hợp triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát số lượng tàu khai thác của các đơn vị đảm bảo số lượng theo đăng ký, giám sát việc hoạt động khai thác tại các khu vực sạt lở đã tạm dừng khai thác; Triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp quản lý hoạt động khai thác cát giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, đặc biệt là việc kiểm tra việc hoạt động của các đơn vị thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk để đảm bảo việc hoạt động theo đúng khu vực cấp phép, số lượng tàu đăng ký hoạt động khai thác, tránh tình trạng khai thác trái phép bên nửa sông thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông;

Nhiều tàu hút và vận chuyển cát vẫn hoạt động thường xuyên trên sông Krông Nô
Nhiều tàu hút và vận chuyển cát vẫn hoạt động thường xuyên trên sông Krông Nô

Huyện đã phối hợp với các Sở, ban, ngành rà soát đánh giá đề xuất UBND tỉnh thu hồi giấy phép hoạt động khai thác cát tại các khu vực tạm dừng khai thác, có nguy cơ sạt lở; Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản tại các vị trí sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở cao; Tuyên truyền nâng cao vai trò phản ánh, giám sát của người dân trong hoạt động khai thác cát của các đơn vị cũng như tình trạng sạt lở đất dọc sông, khi phát hiện có hoạt động khai thác cát trái phép, hoạt động khai thác cát gây sạt lở bờ sông cần chủ động báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương để xác minh xử lý…

Song song các giải pháp trên, hàng loạt các văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, xử lý hoạt động khai thác cát gây sạt lở và trái phép cũng đã được địa phương này ban hành, như: Kế hoạch về tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác cát dọc sông Krông Nô (chủ yếu trên khu vực sông thuộc địa phận xã Nâm N'Đir và khu vực sông thuộc đia phận xã Buôn Choah); Công văn về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác cát dọc sông Krông Nô, trong đó yêu cầu các đơn vị khai thác nghiêm chỉnh chấp hành các nội dung trong quy chế phối hợp và các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh…

Tuy đưa ra nhiều giải pháp để quản lý và xử lý vi phạm, thế nhưng theo phản ánh của người dân, tình trạng khai thác cát ở những vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở cao vẫn tiếp diễn, thậm chí hoạt động ở những khung giờ cấm đều đặn mà không bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý (?!)

Nhiều người cho rằng, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng địa phương vẫn chưa thực sự nhuần nhuyễn, hiệu quả còn rất hạn chế, có dấu hiệu còn “e ngại” - kiểu “giơ cao đánh khẽ”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 19/9, phóng viên tiếp tục liên hệ đến UBND tỉnh và Sở TNMT tỉnh Đắk Nông để xác minh, tìm hiểu vụ việc, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ các cơ quan.

Về phía tỉnh Đắk Lắk, phóng viên cũng đã liên hệ các cơ quan chức năng và để lại nội dung, hiện các đơn vị vẫn chưa có thông tin phản hồi chính thức.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách Đường dây nóng

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách

TTTĐ - Chủ các điểm trông giữ xe trái phép thường tận dụng các khoảng vỉa hè, lòng đường để nhận trông giữ xe. Giá gửi xe máy ở các bãi xe tự phát này bị đội lên tới 30.000 đồng/lượt.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn Đường dây nóng

Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn

TTTĐ - Sáng 23/9, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất khu liền kề Duyên Thái I.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Thông tin cải chính, xin lỗi Cải chính

Thông tin cải chính, xin lỗi

TTTĐ - Vào hồi 14 giờ 52 phút ngày 21/8/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng tải bải viết "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?".
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng Cải chính

Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô vừa nhận được Công văn số 828/TA-VP ngày 6/9/2024 của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng về nội dung bài báo "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?". Dưới đây là nội dung công văn.
Xem thêm