Tag

Vượt khó truyền cảm hứng cho học trò từ những sáng kiến mới

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 02/11/2024 13:17
aa
TTTĐ - Họ là những giáo viên vùng cao được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024, do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức. Dù công tác ở những nơi khó khăn nhưng các cô giáo trẻ này vẫn miệt mài, tận tâm với nghề, sáng tạo nhiều sáng kiến, giúp học trò tiến bộ mỗi ngày.
Sẻ chia với học trò khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc Dạy học trò tuân thủ luật từ bài học "bố đừng vượt đèn đỏ"

Làm sữa tắm từ cây lá giang

Cô giáo Nguyễn Thu Trang, công tác tại trường PTDT Bán trú Tiểu học, THCS Tân Yên, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn từ năm 2012 đến nay. Nữ giáo viên kể: “Cách đây 12 năm, tôi được nhận công tác tại trường ngôi trường ở xã vùng III đặc biệt khó khăn. Trường PTDT Bán trú Tiểu học, THCS Tân Yên khi đó còn bằng phên tre tạm bợ dựng lên, thậm chí trong giờ học, rắn độc bò vào lớp, khiến cả cô và trò hoảng sợ chạy đi.

Nắng chiếu bốn phía khi mùa hè nóng bức, mùa mưa thì hắt vào lớp học nền đất lầy lội. Mùa đông rét buốt, các em học sinh không đủ áo ấm, giầy, dép để đến trường, nhiều đợt nhiệt độ xuống thấp còn xuất hiện sương muối; có lần gió bão làm đổ cả phên che chắn lớp học, sân trường thành vũng lầy, học sinh không có khu sân sạch sẽ để vui chơi, học tập”.

Dù vậy, cô giáo trẻ không quản ngại mà ở lại công tác và một lòng yêu nghề, mến trẻ. 12 năm qua đủ cho cô Trang thấy những sự thay đổi của ngôi trường này và vùng non cao. Nơi đây ngày càng khang trang, thiết bị phục vụ dạy học được trang bị đầy đủ hơn. Số hộ thoát nghèo dần tăng lên. Niềm vui của cô giáo Trang là những sáng kiến của mình được áp dụng và ghi nhận, cũng góp một phần vào sự thay đổi tích cực của nhà trường và giúp học trò tiến bộ.

Cô giáo
Cô giáo trẻ Nguyễn Thu Trang

Năm học 2023-2024, cô đã có nghiên cứu quy trình làm bột tắm, sữa tắm từ cây lá giang và một số dược liệu. Đây là sáng kiến sử dụng cây lá giang và một số dược liệu có sẵn tại địa phương để tạo ra bột tắm, sữa tắm đem lại hiệu quả cao. Có thể phục vụ cho cuộc sống của con người, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời giúp cho mọi người có những hiểu biết đúng hơn về việc lựa chọn, sử dụng các loại sữa tắm trên thị trường.

Nữ giáo viên chia sẻ: “Tôi đã nghiên cứu ra quy trình làm bột tắm, sữa tắm từ cây lá giang và một số dược liệu có tính làm sạch, mát da, hết rôm sảy, vừa an toàn với sức khỏe người dùng vừa thân thiện với môi trường. Đồng thời, qua quá trình thực hiện sáng kiến, tôi đã hướng dẫn học sinh thông qua phương pháp dạy học mới mẻ, tích cực đó là phương pháp dạy học STEM. Từ đó, các em được vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, giúp khắc sâu được kiến thức, giải quyết hiện tượng thực tế và ứng dụng vào đời sống hàng ngày.

Ngoài việc giảng dạy truyền tải những kiến thức cơ bản bằng lý thuyết, tôi đã mạnh dạn đưa thêm cho các em những giờ học trải nghiệm ngoài trời để học sinh có thể kích thích sự sáng tạo của học sinh trong học tập, giúp các em hứng thú hơn trong học tập đạt hiệu quả cao”.

Trong năm học cô Trang được phân công giảng dạy bộ môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí; làm giáo viên chủ nhiệm lớp 8; Tổ trưởng chuyên môn cấp THCS; phụ trách hướng dẫn học sinh thi nghiên cứu khoa học; tham gia công tác phổ cập giáo dục; trực bán trú; thực hiện giảng dạy liên trường…

“Mặc dù nhiệm vụ được giao vượt quá số tiết định mức, tuy nhiên với lòng yêu nghề, yêu trường lớp và tình yêu thương với học sinh, tôi sẵn sàng giúp đỡ đơn vị trường bạn trong tình hình ngành Giáo dục đang thiếu nhiều giáo viên. Tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được sự tin tưởng của Ban Giám hiệu nhà trường, để tôi có thêm cơ hội cống hiến, phát triển bản thân và trưởng thành hơn”, cô giáo Nguyễn Thu Trang bày tỏ.

Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen cùng học trò
Cô giáo trẻ Ninh Thị Ngọc Sen cùng học trò

Tận tụy khơi niềm yêu thích tiếng Anh cho học trò

Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên tại thôn Phe, xã Vân Sơn - một bản làng xa xôi, nghèo khó của huyện vùng cao Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Nữ giáo viên tâm sự: “Khi nghĩ về những khó khăn vất vả từ quê nghèo, tôi đã quyết tâm học tập thật tốt để trở thành cô giáo và là “người truyền lửa”, chắp cánh ước mơ cho trẻ em vùng cao, góp một phần sức lực nhỏ bé của mình xây dựng quê hương”.

Nhớ lại ngày trước, cô Sen kể, lúc bấy giờ, việc học tiếng Anh đối với cô là một thử thách bởi tài liệu học tập khan hiếm, trong lớp chỉ có duy nhất một mình cô chọn thi khối D (Toán, Văn, Tiếng Anh), nên không có bạn đồng hành. Tuy nhiên, với tình yêu môn học, cô gái trẻ khi ấy vẫn kiên trì, cần mẫn ôn thi với lòng quyết tâm cao “Mình phải đi học, phải trở thành cô giáo”. Ước mơ ấy đã cho cô sức mạnh và động lực mạnh mẽ để thi đỗ khoa Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

Năm 2011, tốt nghiệp đại học, cô Sen được phân công giảng dạy tại trường THCS Phì Điền, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhưng suy nghĩ về quê nhà còn nhiều khó khăn, đã thôi thúc cô trở về. Năm 2013, cô Sen xin chuyển công tác về trường THPT Sơn Động số 1, tỉnh Bắc Giang. Từ đó tới nay, nữ giáo viên đã có hơn 11 năm giảng dạy Tiếng Anh, tại ngôi trường này.

Đảm nhận tốt công việc chuyên môn, cô Sen còn tham gia tích cực các hoạt động Đoàn - Hội
Đảm nhận tốt công việc chuyên môn, cô Sen còn tham gia tích cực các hoạt động Đoàn - Hội

Ở trường, Tiếng Anh vốn là môn mà phần lớn học sinh nhận định là khó, đặc biệt với học sinh vùng cao Sơn Động, với đa số các em là người dân tộc thiểu số, thì việc học ngoại ngữ tốt càng khó khăn, thậm chí rất nhiều em sợ môn học này.

Cô Sen kể: “Những tiết học đầu tiên của tôi, nhiều em ngủ gục xuống bàn; làm việc riêng. Một số em chỉ nhìn cô cười, lắc đầu nói: “Em không biết”. Tôi biết không phải các em chống đối, mà do các em chưa tự tin và chưa có sự yêu thích môn Tiếng Anh. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã gần gũi, động viên học sinh, luôn suy nghĩ cách tạo được sự yêu thích môn học, cũng như giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Nữ giáo viên vùng khó tích cực tổ chức các hoạt động dự án học tập: Đóng kịch, làm báo, làm video tiếng Anh. Cô tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Rung chuông vàng, hát tiếng Anh; tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Tiếng Anh trong nhà trường nhằm đa dạng hóa các hình thức dạy - học ngoại ngữ khiến học sinh thích thú.

Không dừng lại ở đó, nhằm tận dụng công nghệ thông tin trong việc học ngoại ngữ, cô nghiên cứu và thực hiện các giải pháp khai thác công nghệ giúp giáo viên và học sinh dạy học tiếng Anh hiệu quả. Đến nay, cô Sen đã có 3 sáng kiến được Hội đồng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng ngành Giáo dục: Ứng dụng TFlat-Liveworksheets nhằm nâng cao khả năng học từ vựng cho học sinh tiếng Anh; Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong thiết kế các sản phẩm, tài liệu học tập tiếng Anh 12 với ứng dụng Canva; Thiết kế một số hoạt động khởi động và dự án nhằm tạo môi trường sử dụng và phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh lớp 10 sách Global Success.

“Sau thời gian áp dụng tích cực các biện pháp nâng cao chất lượng và thúc đẩy sự hứng thú của học sinh dành cho môn học, tôi rất hạnh phúc khi nhận thấy sự tiến bộ từng ngày của học trò. Các em chăm chú hơn trong giờ học, thích tham gia các hoạt động học tập, từ đó kết quả bài thi cũng như kỹ năng sử dụng tiếng Anh được cải thiện”, cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen chia sẻ.

Đọc thêm

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam

TTTĐ - Võ Minh Quang sớm khẳng định tài năng qua loạt giải thưởng âm nhạc quốc tế lẫn trong nước, từng biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc lớn ở Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia… Đặc biệt, chàng trai trẻ nỗ lực phổ biến âm nhạc cổ điển tới cộng đồng trẻ trong nước bằng các hoạt động hòa nhạc và chương trình giao lưu văn hóa.
Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực Bản tin công tác Đội

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Nguyễn Thanh Mai là Chi đội trưởng Chi đội lớp 8A4, Liên đội THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Cô bé vinh dự, tự hào khi được đại diện cho 390 đại biểu thiếu nhi ưu tú của Thủ đô bày tỏ quyết tâm thư tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3.
Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Đỗ Trà My, học sinh lớp 7A18 Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, không chỉ nổi bật với thành tích học tập xuất sắc mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực nghệ thuật và hoạt động xã hội. Cô học trò nhỏ này vừa được Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tuyên dương tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3. Trà My cũng được tuyên dương là Gương sáng thiếu nhi Thủ đô năm 2025.
Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

TTTĐ - Chứng kiến những khó khăn mà các bạn nữ đồng trang lứa, em Võ Nguyễn Tường Minh, học sinh lớp 10, Trường Concordia Hà Nội, quyết định cùng các bạn lập quỹ hỗ trợ dành cho nữ sinh có khát vọng học tập nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh Nhịp sống trẻ

Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh

TTTĐ - Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu 250 ý tưởng, sáng kiến được hiện thực hóa.
Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình Bản tin công tác Đội

Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - “Dẫu cho hành trình phía trước còn dài, nhiều thử thách và đổi thay nhưng các em hãy tiếp tục phát huy tinh thần "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình", để viết tiếp những trang sử đẹp, góp phần xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại và đất nước Việt Nam hùng cường!”.
Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Gia đình anh Triệu Tiến Quý và chị Lý Thị Hằng từ lâu đã phải sống trong cảnh cơ cực, công việc không ổn định khiến thu nhập của họ bấp bênh, không đủ lo cho cuộc sống hàng ngày. Ngôi nhà cũ dựng tạm bợ bằng tre nứa, phủ bạt bên ngoài, không đủ che chắn trước những cơn mưa gió hay cái nắng gay gắt của mùa hè…
Trong 1 tuần thực hiện gần 5.000 công trình thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trong 1 tuần thực hiện gần 5.000 công trình thanh niên

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung ương Đoàn, trong tuần 3 của Tháng Thanh niên 2025, các cấp bộ Đoàn đã triển khai thực hiện 4.950 công trình thanh niên các cấp (104 công trình thanh niên cấp tỉnh, 568 công trình thanh niên cấp huyện và 4.278 công trình thanh niên cấp cơ sở), tổng trị giá hơn 95,2 tỉ đồng.
Chuyện chưa kể của “cô gái vàng” điền kinh Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chuyện chưa kể của “cô gái vàng” điền kinh Việt Nam

TTTĐ - Nguyễn Thị Oanh là “cô gái vàng” của điền kinh Việt Nam khi chinh phục hàng loạt huy chương ở SEA Games và các giải quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau những thành tích xuất sắc đó, không ít lần Oanh phải đối diện với chấn thương, thậm chí cô từng suy sụp khi phải dừng thi đấu, chống chọi với bệnh tật…
Những Bí thư Chi đoàn nhiệt huyết Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những Bí thư Chi đoàn nhiệt huyết

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của phong trào Đoàn, những Bí thư Chi đoàn đã và đang viết tiếp câu chuyện về sự nhiệt huyết, trách nhiệm, sáng tạo của tuổi trẻ Thủ đô. Họ là những thủ lĩnh bản lĩnh, tiên phong trong các hoạt động phong trào, từ tình nguyện vì cộng đồng đến khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số… Chính sự nỗ lực không ngừng ấy đã góp phần lan tỏa tinh thần xung kích, đưa phong trào Đoàn ngày càng phát triển, thiết thực hơn.
Xem thêm