Xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước
Bài liên quan
Thủ tướng thăm, chúc mừng các chư tăng Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn
Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ 2019: Nhiều loại bánh nguy cơ thất truyền sẽ được "hồi sinh"
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu
Cần định hướng cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bạc Liêu cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường quản lý chặt chẽ chất lượng nông sản, vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm; Hình thành và phát triển kinh tế trang trại, sử dụng công nghệ hiện đại, mô hình bền vững, tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường; Tăng cường giám sát, kiểm tra các hộ, cơ sở nuôi và chế biến thủy hải sản, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường.
Đồng thời, tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; Tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn; Huy động, lồng ghép, đa dạng hoá và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư; Ứng dụng khoa học công nghệ cao, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp quan trọng.
Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu quan tâm phát triển doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; Phấn đấu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần số doanh nghiệp lên khoảng 4-5 nghìn doanh nghiệp (hiện nay là khoảng 2 nghìn doanh nghiệp); Xây dựng cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh, ưu tiên thu hút các dự án vào khu công nghiệp (các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường và sử dụng nhiều lao động).
Ngoài ra, tỉnh nên duy trì, bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, chấp hành pháp luật; Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm chi phí, xử lý dứt điểm và công khai kết quả xử lý kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, không để tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực; Chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; Thường xuyên đối thoại, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, người dân, nhất là ở cấp cơ sở.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Bạc Liêu cần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ, nhất là du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch lễ hội, văn hóa; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng tiêu biểu của Bạc Liêu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tăng lượng khách du lịch lưu trú tại tỉnh; Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án hạ tầng du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 3 - 4 triệu lượt khách du lịch, phấn đấu tăng tỷ trọng khách quốc tế (hiện nay đạt trên 1,7 triệu nghìn lượt).
Tỉnh cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu trong nhóm đầu ở các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long... Các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh phải đề cao trách nhiệm công vụ, chất lượng cán bộ, công chức và đạo đức công vụ, xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, phục vụ doanh nghiệp và người dân.