Tag
Ứng phó biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng Chương trình chi tiết, cụ thể theo tinh thần "nói và hành động"

Môi trường 12/03/2025 18:00
aa
TTTĐ - Ngày 12/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đề án Phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án). Cuộc họp kết nối trực tuyến đến điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh ĐBSCL.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn "Chìa khoá" là kết hợp dự án hạ tầng thuỷ lợi và giao thông để quản lý tài nguyên nước Chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và TP HCM
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đề án Phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo Đề án Phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị

Hiện nay, công tác phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn còn đối mặt với 3 thách thức chủ yếu: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng; gia tăng hoạt động khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong; sự phát triển đô thị, các hoạt động kinh tế-xã hội ở ĐBSCL.

Theo các kết quả nghiên cứu, hầu hết các vùng ở ĐBSCL đều xảy ra lún từ 0,5-3 cm/năm; các vùng ven biển phổ biến lún từ 1,5-2,5 cm/năm. Thời gian xảy ra sụt lún thường xuất hiện trong mùa khô, đặc biệt là tại những năm hạn hán kéo dài.

Về thực trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, từ năm 2016 đến nay đã xuất hiện 812 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 1.191 km, trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 315 điểm/601 km (sạt lở bờ sông 214 điểm/254 km, sạt lở bờ biển 101 điểm/347 km).

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương và chuyên gia thảo luận góp ý, thảo luận các nhóm giải pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường góp ý, thảo luận các nhóm giải pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Trong 20 năm qua, ĐBSCL chỉ có lũ vừa đến nhỏ, thời gian chỉ từ 3-4 tháng so với 5-6 tháng như trước đây, tuy nhiên, ngập úng do triều cường và mưa có xu thế ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, ĐBSCL đã xuất hiện 3 đợt hạn hán, xâm nhập mặn mức độ nặng, có 2 đợt cao lịch sử là mùa khô năm 2015-2016, 2019-2020.

Hiện nay, vùng ĐBSCL chưa có phân vùng rủi ro sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; chậm thực hiện khoanh định các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, nhất là những khu vực khai thác quá mức, gây sụt lún với tốc độ cao; thiếu sự phối hợp vận hành tốt giữa các hệ thống công trình thủy lợi trong trường hợp thời tiết cực đoan làm cho xâm nhập mặn vào sâu nội đồng…

Cảnh báo về sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng còn chung chung. Việc dự báo hạn hán, xâm nhập mặn mới chỉ tập trung thực hiện tương đối chính xác tại các khu vực cửa sông chính; thiếu các giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Việc xử lý sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển về cơ bản còn mang tính chất tình thế "đau đâu vá đấy". Hạ tầng đê điều, thủy lợi chưa hoàn thiện, chưa khép kín, nhiều đê bao, bờ bao bị xuống cấp, nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ. Nhiều công trình thủy lợi, đê biển bị xuống cấp không đảm bảo kiểm soát nguồn nước, kiểm soát xâm nhập mặn. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hạ tầng thủy lợi tiêu thoát nước không theo kịp.

Số lượng các trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, quan trắc độ mặn trong các hệ thống thủy lợi còn ít, chưa bao quát được toàn bộ hệ thống.

Đề án Phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị; đảm bảo tính tổng thể, kết hợp đa mục tiêu; lấy chủ động phòng ngừa là chính, trong đó chú trọng quản trị rủi ro, "làm đâu được đấy", "không hối tiếc"; bảo vệ môi trường giữa các vùng sinh thái ngọt - lợ - mặn; tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Ưu tiên các công trình tổng hợp, đa mục tiêu

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận các nhóm giải pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL.

Cụ thể, giải pháp phi công trình bao gồm: Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách; thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước; điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở dữ liệu; tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo…

Các giải pháp công trình tập trung xây dựng, củng cố, nâng cấp các công trình phòng, chống tổng hợp, đa mục tiêu và theo từng loại hình (sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập úng, hạn hán), trong đó ưu tiên một số công trình kết nối, chuyển nước giữa các hệ thống thủy lợi ở Tiền Giang, Bạc Liêu, bán đảo Cà Mau; hệ thống cống dọc sông tiền, sông Hậu để kiếm soát lũ, ngập úng, kết hợp nạo vét, trữ nước ngọt trong các kênh trục vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; các công trình kiểm soát nguồn nước tại cửa sông; nâng cấp, hoàn thiện, khép kín những hệ thống thủy lợi lớn, quan trọng; xây dựng, nâng cấp, củng cố hệ thống đê biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang…

Ảnh: VGP/Minh Khôi
Ảnh: VGP/Minh Khôi

Lãnh đạo UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, An Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, TP. Cần Thơ cho rằng về căn cơ, lâu dài cần hoàn thiện, khép kín các hệ thống thủy lợi kiểm soát xâm nhập mặn, điều tiết lũ, bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân; tập trung xử lý các khu vực bờ biển, bờ sông bị sạt lở gây nguy hiểm; giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ do triều cường; thống nhất các chương trình tái định cư cho người dân di dời khỏi khu vực sạt lở bờ sông/kênh/rạch…

Đại diện Bộ Tài chính kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các địa phương ĐBSCL bám sát mục tiêu Đề án, khẩn trương xác định các dự án, công trình ưu tiên để đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

"Đây là Đề án sử dụng các giải pháp kỹ thuật để đạt được các mục tiêu về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Chính phủ sẽ ưu tiên nguồn lực (Trung ương, địa phương, xã hội hóa) để thực hiện càng nhanh càng tốt, nhất là những vấn đề cấp bách", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết.

Đề xuất cụ thể phạm vi, mục tiêu, giải pháp

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý; báo cáo Bộ Chính trị tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL… đồng thời xây dựng Chương trình chi tiết, cụ thể triển khai ngay từ năm 2025 theo tinh thần "nói và hành động".

Chương trình phải đề xuất cụ thể phạm vi, mục tiêu, giải pháp (công trình và phi công trình), cơ chế quản lý, danh mục dự án, nguồn kinh phí… Mục tiêu là giải quyết những vấn đề trước mắt, cấp bách, không hối tiếc, một cách xuyên suốt, liên hoàn, phát huy hiệu quả tổng thể của các công trình phù hợp với 3 vùng sinh thái ngọt - lợ - mặn, kết hợp hài hòa giữa thủy lợi và giao thông.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý; báo cáo Bộ Chính trị tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý; báo cáo Bộ Chính trị tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác phòng, chống sụt lún đất, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Từ ý kiến của các địa phương, chuyên gia, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng tiêu chí xác định ưu tiên các công trình cấp bách, tiếp cận theo hướng tổng thể, lâu dài, bền vững. Những hệ thống, công trình thủy lợi đã được đầu tư giai đoạn 1 nhưng cần tiếp tục đầu như Cái Lớn-Cái Bé, Vàm Cỏ, Hàm Luông… phải được thiết kế xây dựng bảo đảm tính liên hoàn, đồng bộ và thống nhất, tránh xung đột giữa hệ thống này với hệ thống khác.

"Hệ thống công trình thủy lợi cần ưu tiên giải quyết tình trạng ngập lụt do triều cường, chống xâm nhập mặn, cung cấp nguồn nước ngọt", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch, tích hợp các chương trình, dự án hỗ trợ di dời dân cư do sạt lở, phòng, chống thiên tai tại ĐBSCL đưa vào nhóm nhiệm vụ cấp bách của Chương trình.

Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm việc với WB nhằm tích hợp, kết hợp giữa các dự án hạ tầng giao thông với công trình thủy lợi sử dụng nguồn vốn vay của WB.

"Các dự án trong Chương trình phải được triển khai ngay các bước chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế, báo cáo nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng… trong năm 2025, làm căn cứ bố trí kinh phí thực hiện trong giai đoạn 2026-2030", Phó Thủ tướng nói và đề nghị lựa chọn một số dự án có thể thực hiện theo hình thức đối tác công tư.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần khẩn trương xây dựng dự án tích hợp về phát triển kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu đối với vùng ĐBSCL và TP HCM, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua việc xây dựng hệ thống công trình thủy lợi Vũng Tàu – Gò Công.

Đọc thêm

Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai Môi trường

Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai

TTTĐ - Ngày 28/4, tại TP Tuy Hòa, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Yên tổ chức hội thảo về ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai.
Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường Môi trường

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng 28/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với các dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai trên địa bàn TP.
Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa Xã hội

Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 28/4, không khí lạnh đã tiến gần đến biên giới nước ta.
Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường Môi trường

Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sáng 27/4, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường ngày "Cuối tuần xanh", hưởng ứng phong trào thi đua "Sáng - xanh - sạch - đẹp".
Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4 Môi trường

Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Hòa chung không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đang khẩn trương làm tốt công tác chỉnh trang đô thị, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tạo diện mạo khang trang, rực rỡ phục vụ Nhân dân Thủ đô chào mừng ngày lễ.
Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông Môi trường

Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, nhiều vùng trên cả nước ngày có mây, chiều tối mưa, rải rác có dông.
Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn Xã hội

Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn

TTTĐ - Nhà thầu Đạt Phương sử dụng vật liệu phong hóa để san lấp mố cầu Văn Ly và đường dẫn tại Gò Nổi, thị xã Điện Bàn.
Một số khu vực có nắng nóng gay gắt Môi trường

Một số khu vực có nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 24/4, nhiều khu vực trên cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.
Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu Môi trường

Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu

Tối 23/4 theo giờ Hà Nội, nhận lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị cấp cao trực tuyến về Hành động khí hậu với tư cách lãnh đạo nước đi đầu triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng.
Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải Xã hội

Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 11/2025/QĐ-TTg ngày 23/4/2025 ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải.
Xem thêm