Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp gắn với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Chương trình có sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS), Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex.
Đối với việc duy trì và phát triển doanh nghiệp, quản trị thương hiệu là một trong những yêu tố quan trọng trong việc tăng cường sức hút của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác, nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng danh tiếng tạo ra giá trị của chính mình trên thương trường. Quá trình phát triển kinh doanh phải đi kèm với khả năng khuyến khích, thúc đẩy và duy trì đổi mới sáng tạo. Để tối ưu hóa giá trị của đổi mới sáng tạo, mỗi nền kinh tế cần tập trung xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng, trong đó ghi nhận vai trò của sở hữu trí tuệ. Thực trạng tại nước ta hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp hiểu đúng tầm quan trọng của vấn đề này.
Quang cảnh hội nghị |
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ông Lê Ninh Giang, Giám đốc IPTA cho biết: Ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1068/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030, trong đó có nhấn mạnh đến khuyến khích nâng cao hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ tại các doanh nghiệp, đặt mục tiêu tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8 - 10% số sáng chế được cấp bằng bảo hộ. Theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, trong giai đoạn 2012-2016 tổng chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đạt trung bình 15.164 tỷ đồng/năm. Năm 2015, Việt Nam chi hơn 18.496 tỷ đồng cho nghiên cứu và phát triển, trong đó từ ngân sách nhà nước dành cho tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, trường đại học đạt 4.342 tỷ đồng, chiếm 71% tổng chi từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, thống kê về số lượng đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích qua các năm phần nào cho thấy, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ rất khiêm tốn. Cụ thể, giai đoạn 2014-2018, số đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của các viện nghiên cứu, trường đại học chỉ đạt 1.225 đơn, trong đó chỉ có 335 đơn được cấp bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Ông Lê Ninh Giang, Giám đốc IPTA |
Theo LS. Lê Quang Vinh, Công ty Luật Bross và cộng sự, nếu không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ mất cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường, đối mặt với rủi ro về pháp lý. Song song với đó là sẽ mất lợi ích từ các Hiệp định Thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP…
LS. Lê Quang Vinh, Công ty Luật Bross và cộng sự |
Hội nghị được tổ chức là sự kiện quan trọng để lãnh đạo các bộ, ngành, các cán bộ quản lý, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia luật học lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp và nhà đầu tư chia sẻ về thực tiễn áp dụng các luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, về các lợi ích cũng như thách thức khi áp dụng luật để xây dựng hình ảnh, bảo vệ các sáng kiến, thành quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
PV GAS phát động thi đua năm 2021 TTTĐ - Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch Công đoàn PV GAS đã đọc lời phát động thi đua 2021, kêu gọi toàn ... |
PV GAS tăng cường công tác an ninh, an toàn, PCCC dịp Tết và mùa hanh khô 2021 TTTĐ - Tổng Giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã khẩn trương chỉ thị về việc tăng cường công tác an ... |
Chủ tịch HĐQT VietinBank gặp mặt song phương với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam TTTĐ - Sáng 25/12, tại Hà Nội, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã tiếp và làm việc với Chủ tịch HĐQT ... |
VietinBank kì vọng tổng tài sản tăng 6-8% trong năm 2020 TTTĐ - Năm 2019, lợi nhuận riêng lẻ của Vietinbank ước đạt 11.500 tỷ đồng, tăng trên 26% so với kế hoạch. Trong năm 2020, ... |