Tag

Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai

Môi trường 14/12/2020 18:03
aa
TTTĐ - Sáng 14/12, tại tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng Nông thôn mới.
Nhà ở an toàn cho vùng bão, lũ: Giải pháp hiệu quả giúp người dân ứng phó với thiên tai Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng chống thiên tai Thi sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai Hà Nội: Kiện toàn và nâng cao năng lực các đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã Hỗ trợ các tỉnh miền Trung phục hồi sản xuất nhanh và hiệu quả hơn

Dự hội nghị có các đồng chí là lãnh đạo một số cơ quan Trung ương và địa phương: Đồng chí Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai; Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum; Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương; Trung tướng Lê Phúc Nguyên, Phó Chủ tịch Thường trực Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; Nguyễn Đức Quang, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai – Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Cùng dự hội nghị còn có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông; Lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành, 10 huyện, thành phố và đặc biệt là 165 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ của 82 xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai
Toàn cảnh Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng Nông thôn mới

Thiên tai diễn biến khốc liệt, dị thường

Thiên tai trong những năm vừa qua diễn biến ngày càng phức tạp cả ở trên cấp độ toàn cầu, đặc biệt là các nước trong khu vực (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ). Tại Việt Nam, năm 2020, thiên tai diễn biến khốc liệt, dị thường ở các vùng miền cả nước.

Thông tin về tình hình thiên tai trên cả nước, đồng chí Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Từ đầu năm đến nay đã xảy ra trên 458 trận thiên tai, trong đó 13 cơn bão trên biển Đông; 263 trận dông, lốc; 101 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 82 trận động đất; Hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Thiên tai đã làm 342 người chết, mất tích; Trên 3.200 nhà sập, 280.700 nhà hư hại, tốc mái, 414.400 nhà bị ngập; 171.300ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 49.600 con gia súc, trên 3,3 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 550km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 115km bờ biển, sông bị sạt lở; 881km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng... Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.500 tỷ đồng...

Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai
Đồng chí Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai phát biểu tại hội nghị

Đặc biệt trong gần 2 tháng (từ giữa tháng 9 đầu tháng 11), đã xảy ra bão, mưa, lũ lớn lịch sử tại khu vực Trung Bộ. Cụ thể, về bão, đã xảy ra 8 cơn (số 5 đến số 13) và 2 cơn áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Trung Bộ. Trong đó, cơn bão số 9 là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua; Số lượng trong một tháng đạt kỷ lục với 4 cơn bão trong tháng 10.

Về mưa, lượng mưa phổ biến từ 1.000mm - 2.000mm, 3.000mm; Một số nơi có mưa đặt biệt lớn như Hướng Linh (Quảng Trị) 3.337mm; A Lưới (Thừa Thiên - Huế) 3.446mm.

Về lũ, các trận lũ lớn xuất hiện trên 16 tuyến sông chính tại khu vực miền Trung, trong đó có 4 tuyến sông chính đã vượt mốc lịch sử: sông Bồ (Thừa Thiên - Huế), sông Thạch Hãn, sông Hiếu (Quảng Trị) và sông Kiến Giang (Quảng Bình); Các tuyến sông khác ở mức BĐ3 đến trên BĐ3 xấp xỉ 2m.

Cùng với bão, lũ, mưa lớn, tình trạng ngập lụt đã xảy ra trên diện rộng, thời điểm cao nhất vào ngày 12 và 19/10, đã có trên 317 nghìn hộ/1,2 triệu nhân khẩu bị ngập lụt tại 7 tỉnh (từ Nghệ An đến Quảng Nam).

Đặc biệt, do mưa lớn kéo dài, kèm theo địa hình dốc đã gây ra sạt lở, lũ quét ở nhiều nơi; nghiêm trọng nhất tại thủy điện Rào Trăng 3, Trạm kiểm lâm số 67 (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế); Đoàn kinh tế 337 (Hướng Hóa, Quảng Trị); Trà Leng, Trà Vân, huyện Nam Trà My và Phước Lộc, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân, hàng chục cán bộ, chiến sĩ; Phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng.

Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng chịu những tác động 11/21 loại thiên tai, nhất là hạn hán, lũ, lũ quét sạt lở đất.

Phát huy hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”

Trong thời gian qua, nhất là đợt mưa lũ lịch sử tháng 10 và tháng 11 năm nay, cho thấy phương châm “bốn tại chỗ”, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở đã phát huy hiệu quả rõ rệt.

Theo đó, trong thời gian xảy ra mưa lũ, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở đã mang theo loa di động, dùng xe máy đến khắp các địa bàn khu dân cư để phát đi bản tin cảnh báo bão và cách ứng phó trong trường hợp nguy hiểm.

Trong sự cố sạt lở đất nghiêm trọng vào đêm 28/10 vừa qua, tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), khiến hơn 50 người dân bị vùi lấp, đội xung kích tại chỗ ngay lập tức phối hợp lực lượng vũ trang đào bới bùn đất, cứu sống nhiều người và khẩn trương sơ cấp cứu những trường hợp bị thương.

Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai
Ký kết giao ước thi đua “Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020 - 2025” giữa các tỉnh Tây Nguyên

Trước đó, tại huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam), hoàn lưu mưa từ cơn bão số 5 đã gây sạt lở, vùi lấp khu nội trú của học sinh trường THCS Võ Chí Công. Dưới cơn mưa lớn, vượt mọi điều kiện khắc nghiệt, ngặt ngèo do đường sá bị sạt lở nhiều đoạn, đội xung kích phòng chống thiên tai của 10 xã trên địa bàn huyện đã khẩn trương đưa thành công 117 học sinh về trung tâm huyện cách đó hơn 40km.

Hay trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, do thời tiết bất lợi lực lượng xung kích đã gùi cõng hàng hóa vượt núi từ xã Phước Kim tiếp tế lương thực cho 3.000 hộ dân của 2 xã Phước Thành và Phước Lộc (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) bị cô lập.

Lực lượng xung kích cơ sở cũng đã hỗ trợ, giúp người dân nhanh chóng sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh trường học, cơ sở y tế, thông tuyến các đoạn đường giao thông bị chia cắt...; Tham gia cải tạo đồng ruộng, tái thiết sản xuất và ổn định đời sống của Nhân dân vùng bị thiên tai.

Triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Hội nghị đã tập trung trao đổi, thảo luận, chia sẻ về 3 nhóm vấn đề trọng tâm trong công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở.

Cụ thể là hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương triển khai thực hiện tiêu chí 3.2 về đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai trong xây dựng Nông thôn mới; Hướng dẫn xây dựng, củng cố đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã với các nội dung cụ thể về kiện toàn tổ chức, tập huấn kiến thức, kỹ năng, bổ sung các trang thiết bị và triển khai nhiệm vụ trong 3 giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả; Hướng dẫn củng cố, tăng cường hiệu quả hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện, xã.

Trong khuôn khổ hội nghị, các bên đã ký kết giao ước thi đua “Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020 - 2025” giữa các tỉnh Tây Nguyên.

Với những hướng dẫn, trao đổi cụ thể, sát thực, trực tiếp vào những vấn đề còn khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở, hội nghị là cơ hội để cán bộ các địa phương, nhất là cấp huyện, cấp xã thảo luận, chia sẻ những cách làm hay, những bài học kinh nghiệm từ đó vận dụng trong công việc đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai và xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai trong giai đoạn tới.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm