Tag

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Thị trường - Tài chính 15/07/2024 17:17
aa
TTTĐ - Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), sáng 15/7.
Góp phần để thị trường điện lực công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn Góp phần để thị trường điện lực công khai, minh bạch, cạnh tranh và lành mạnh hơn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết mối quan hệ kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với kinh doanh, sản xuất điện - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết mối quan hệ kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với kinh doanh, sản xuất điện - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Điện lực là hết sức cấp thiết. Với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ Công thương cần bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nhận diện rõ tồn tại, yếu kém, khoảng trống pháp luật trong lĩnh vực điện lực để hoàn thiện, bổ sung; tạo không gian pháp lý mới cho chính sách chuyển đổi năng lượng hoá thạch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

Bổ sung nhiều quy định mới

Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho biết, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách nhằm xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường với mọi loại hình năng lượng; thúc đẩy đầu tư, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; luật hoá việc điều hành giá điện; thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển xanh, chuyển dịch năng lượng…

Dự thảo luật gồm 9 chương, 119 điều, được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước (Trung ương, địa phương) trong xây dựng chính sách, quản lý ngành điện; cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện nền (pin lưu trữ điện, thuỷ điện tích năng, điện hạt nhân an toàn) để tăng tỉ lệ huy động điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới… - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện nền (pin lưu trữ điện, thuỷ điện tích năng, điện hạt nhân an toàn) để tăng tỉ lệ huy động điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới… - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực, dự thảo Luật bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong lập, trình phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện; theo dõi tiến độ dự án nguồn điện; cơ chế xử lý các dự án chậm tiến độ; trường hợp đầu tư dự án khẩn cấp nhằm giải quyét các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng; cụ thể hoá các đối tượng khi lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện.

Phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới được xây dựng mới hoàn toàn nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là điện tự sản, tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

Hoạt động mua bán điện được bổ sung hợp đồng kỳ hạn điện, mua bán điện trực tiếp, sửa đổi cách tính và điều chỉnh giá bán điện.

Các quy định định về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia được bổ sung một số điểm mới về nguyên tắc hoạt động, liên kết với lưới điện nước ngoài, quản lý nhu cầu điện.

Cơ quan soạn thảo cũng chỉnh sửa, bổ sung một số điểm mới về giấy phép hoạt động điện lực, bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện, trách nhiệm quản lý Nhà nước…

Các đại biểu cho rằng những vướng mắc, bất cập liên quan đến phát triển điện lực nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để tháo gỡ thì phải được thể chế hoá cụ thể trong Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Các đại biểu cho rằng những vướng mắc, bất cập liên quan đến phát triển điện lực nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để tháo gỡ thì phải được thể chế hoá cụ thể trong Luật Điện lực (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Tháo gỡ những bất cập, vướng mắc

Tại cuộc họp, các đại biểu trao đổi, phân tích một số vấn đề lớn đang đặt ra đối với lĩnh vực điện lực. Đầu tiên là vướng mắc trong thẩm quyền quản lý giữa Trung ương, địa phương và chưa có quy trình thực hiện rõ ràng khi thực hiện đầu tư các dự án điện (nguồn điện, hạ tầng truyền tải) với sự tham gia của cả doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. Cơ chế, chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, nhất là điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện rác… còn thiếu. Thị trường điện chưa đáp ứng yêu cầu triển khai thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Các nội dung về an toàn công trình nguồn điện (thuỷ điện, điện năng lượng tái tạo), sử dụng điện chưa được quy định đầy đủ.

Ông Lê Đại Hải (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp) cho rằng những vướng mắc, bất cập liên quan đến phát triển điện lực nhưng chưa có đủ cơ sở pháp lý để tháo gỡ thì phải được thể chế hoá cụ thể trong Luật Điện lực (sửa đổi).

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho rằng Luật Điện lực phải giải quyết hai bài toán quan trọng là đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và giá điện.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn kiến nghị thống nhất quy định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án phát triển nguồn điện theo nguyên tắc, tiêu chí về giá bán điện; chính sách chuyển đổi nguồn điện năng lượng hoá thạch sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp hoặc năng lượng tái tạo; áp dụng cơ chế tính giá điện theo thời điểm huy động hoặc bậc thang để điều chỉnh hành vi sử dụng điện của hộ tiêu dùng.

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Quan tâm đến các chính sách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công thương rà soát các nghị quyết, văn bản, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp lại thành các nhóm chính sách liên quan đến phát triển điện lực.

Bộ Công thương tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, chỉ rõ những tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực điện lực đối với doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý Nhà nước, quy định pháp luật,… trước nhu cầu bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế, đồng thời thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết mối quan hệ kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với kinh doanh, sản xuất điện; tạo lập hành lang pháp lý cho năng lượng tái tạo và hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới về năng lượng; phát triển và xuất khẩu điện gió ngoài khơi, sản xuất nhiên liệu xanh như hydro xanh, amoniac xanh…

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Thứ nhất là nhóm chính sách lớn nhất, quan trọng nhất, khó khăn nhất là phát triển thị trường điện theo thể chế kinh tế thị trường, cạnh tranh, minh bạch từ lựa chọn các nhà đầu tư dự án điện, đến phương án tính giá điện bán cho người dùng.

Thứ hai là nhóm chính sách để chuyển đổi nguồn điện năng lượng hoá thạch sang điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giảm bớt tác động tiêu cực trong quá trình chuyển đổi năng lượng đối với doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế.

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Thứ ba là nhóm chính sách liên quan đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đối với ngành công nghiệp điện lực; hình thành các trung tâm công nghiệp điện năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công thương quan tâm đến các chính sách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; chiến lược phát triển Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng của khu vực và thế giới; vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện nền (pin lưu trữ điện, thuỷ điện tích năng, điện hạt nhân an toàn) để tăng tỉ lệ huy động điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới…

Đọc thêm

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024 Thị trường - Tài chính

Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III năm 2024.
"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương Thị trường - Tài chính

"Cầu nối'' đặc biệt của các Thương vụ Việt Nam với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương

TTTĐ - Báo Công thương là "cầu nối" các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với Bộ, ngành, hiệp hội, địa phương, bạn đọc.
Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp? Thị trường - Tài chính

Doanh nghiệp SME khó chồng khó, đâu là giải pháp?

TTTĐ - Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trải qua nhiều thử thách lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ việc suy thoái kinh tế đến lạm phát. Dưới sức ép biến động thị trường và tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng, nhiều doanh nghiệp đang phải vật lộn với việc duy trì hoạt động kinh doanh ngày càng khắc nghiệt.
TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024 Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh sắp tổ chức đối thoại hữu nghị, diễn đàn kinh tế 2024

TTTĐ - Theo đó, chương trình Đối thoại hữu nghị lần thứ 2 và Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 5 sẽ cùng diễn ra vào tháng 9 tới.
Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về sát 23.000 đồng mỗi lít

TTTĐ - Từ 15 giờ ngày 18/7, giá xăng dầu trong nước tiếp tục đi xuống, cũng là lần giảm thứ 2 liên tiếp của mặt hàng này.
Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online? Thị trường - Tài chính

Chọn chứng khoán, gửi vàng hay an toàn với kênh tiết kiệm online?

TTTĐ - Dù giá vàng đang liên tiếp đạt đỉnh hay thị trường chứng khoán đang khá sôi động, gửi tiết kiệm vẫn đang là kênh đầu tư hấp dẫn với người dân vì những lợi ích vượt trội.
Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản Thị trường - Tài chính

Giải mã bối cảnh thương mại điện tử ở Trung Quốc và Nhật Bản

TTTĐ - Sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn cầu đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhận ra cơ hội tiếp cận những khách hàng ở cách xa hàng nghìn dặm.
Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn Kinh tế

Quảng Nam: Giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng hỗ trợ người dân vay vốn

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Quảng Nam đã giải ngân hơn 1.566 tỷ đồng nguồn vốn tín dụng chính sách cho 31.113 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn.
Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities Thị trường - Tài chính

Standard Chartered đồng thu xếp khoản vay hợp vốn trị giá 175 triệu USD cho Techcom Securities

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered, tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, hợp tác với một nhóm định chế tài chính đã đồng thu xếp thành công khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 175 triệu USD (hơn 4.450 tỷ đồng) cho Công ty Cổ phần Chứng khoán kỹ thương (Techcom Securities - TCBS).
"Chiến dịch 2345" với những con số biết nói MultiMedia

"Chiến dịch 2345" với những con số biết nói

TTTĐ - "Chiến dịch 2345" là cụm từ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng sử dụng để nhấn mạnh về đợt cao điểm triển khai thực hiện các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của NHNN.
Xem thêm