Tag
Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV

Xem xét gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế

Tin tức 30/12/2021 16:49
aa
TTTĐ - Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra từ ngày 4-11/1/2022 để xem xét những vấn đề cấp bách, cấp thiết theo đề nghị của Thủ tướng và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tập thể UBND TP Hà Nội xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng Xem xét các cơ chế, chính sách, giải pháp quan trọng phát triển Thủ đô Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý kỷ luật một số cán bộ vi phạm

Chiều 30/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo thông tin về kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tại kỳ họp này, đại biểu họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 đoàn đại biểu các tỉnh, thành; Biểu quyết qua phần mềm cài đặt trên iPad. Riêng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội sẽ họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 1 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ và thảo luận trực tuyến về các nội dung này trước khi biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc (ngày 11/1/2022).

Thông tin thêm về một trong 4 nội dung được xem xét tại kỳ họp về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bà Phạm Thị Hồng Yến, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp và tác động nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các chính sách hỗ trợ kịp thời, có sự đột phá và lan tỏa, triển khai nhanh, phù hợp với tình huống; Đặc biệt sẽ giúp sớm phục hồi nền kinh tế và tạo nền tảng cho sự phát triển trong những năm còn lại của giai đoạn 2021-2025 cũng như giai đoạn tiếp theo...

Dự thảo Nghị quyết được xây dựng trên cơ sở một số quan điểm chính: Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, trong đó bảo đảm nhất quán, kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; Chỉ sử dụng bội chi ngân sách Nhà nước để chi đầu tư phát triển theo đúng quy định của pháp luật; Tập trung tăng cả tổng cung và tổng cầu, trong đó ưu tiên hơn tổng cung; Phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác (như chính sách thương mại, dịch vụ, đầu tư) để tối ưu hóa nguồn lực.

Nghị quyết có quy mô đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực; Được thiết kế và thực thi nhanh, kịp thời, nguồn lực đưa ra phải được hấp thụ tối đa; Có thời hạn triển khai chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp để phục hồi và kích thích nền kinh tế; Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài gắn với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Huy động, quản lý và phân bổ, sử dụng các nguồn lực hợp lý, minh bạch, công khai, chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi họp báo
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi họp báo

Trao đổi thêm về nội dung này, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, gói tài chính tiền tệ để phục hồi kinh tế là đặc biệt quan trọng, nếu để lại kỳ họp tháng 5 sẽ không còn tính cấp bách. Nghị quyết nếu như được thông qua ở những ngày đầu năm 2022 sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong các năm 2022-2023.

Ngoài ra các nội dung còn lại cũng là các nội dung cấp bách, trong đó Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự) nhằm giải quyết câu chuyện thể chế trong phát triển đất nước.

"Kỳ họp này để giải quyết các nhu cầu cấp bách phát triển đất nước do thực tiễn đặt ra sau quá trình chịu tác động nặng nề của đại dịch và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng", Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay.

Đọc thêm

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Xem thêm