Tag

Xử lý chất thải y tế thế nào để tránh lây nhiễm bệnh?

Môi trường 26/11/2020 00:00
aa
TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan, phát tán mầm bệnh ra môi trường và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, những người tham gia phòng, chống dịch bệnh và cộng đồng, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế cần thực hiện nghiêm việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, đặc biệt là xử lý chất thải lây nhiễm, nước thải y tế...
Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa bão Quản lý chặt chẽ chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội Tăng cường quản lý chất thải y tế Chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện chiếm khoảng 23%
Lực lượng chức năng thu gom rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid - 19
Lực lượng chức năng thu gom rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh Covid - 19

Thực hiện nghiêm việc phân loại, thu gom, xử lý chất thải y tế

Để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan, phát tán mầm bệnh Covid-19 ra môi trường và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, những người tham gia phòng, chống dịch bệnh và cộng đồng, Bộ Y tế đã có công văn số 1734/BYT-MT về việc tăng cường quản lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế cũng có hướng dẫn cụ thể tới các cơ sở khám chữa bệnh về việc thu gom chất thải y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ… Theo đó, chất thải phát sinh từ khu vực theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 được phân loại ngay tại nguồn và cho vào thùng lây nhiễm có nắp đậy theo quy định.

Trước khi thu gom rác thải y tế, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ hai, buộc kín miệng túi, thu gom vào thùng đựng chất thải lây nhiễm theo quy định và đưa về khu lưu giữ chất thải tập trung trong khuôn viên y tế ít nhất 2 lần/ngày.

Sau đó, chất thải được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến cơ sở xử lý y tế khác trong cụm cơ sở y tế hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải y tế theo quy định, đảm bảo quá trình vận chuyển không bị rơi vãi, rò rỉ đến nơi xử lý và việc xử lý phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Trong đó chất thải y tế lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý ngay trong ngày.

Đối với nước thải dạng lỏng phải được xử lý triệt để bằng hóa chất khử khuẩn sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đặc biệt lưu ý việc khử khuẩn nước thải y tế sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.

Các chất thải y tế lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế, khu vực cách ly (như khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay y tế,… thải bỏ sau khi đã sử dụng) phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy trình, quy định nghiêm ngặt (chứa đựng trong bao bì chuyên dụng, được thu gom riêng biệt với các loại chất thải khác, vận chuyển bằng phương tiên chuyên dùng và xử lý theo quy trình đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường).

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; Hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ khẩu trang y tế vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo chất thải phải được xử lý an toàn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, góp phần trong phòng ngừa, chống sự lây lan của dịch Covid-19.

Đối với các nhân viên thu gom chất thải y tế phải trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân (quần áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang,...) để bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động.

Riêng đối với nhân viên thu gom, xử lý chất thải y tế lây nhiễm, Công văn số 1878/BTNMT-TCMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương đảm bảo kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư đồ bảo hộ cho cán bộ thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế trong các cơ sở y tế và các khu vực cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đảm bảo không phát tán mầm bệnh Covid-19 ra môi trường

Một trong số những cơ sở y tế thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, đặc biệt là xử lý chất thải lây nhiễm, nước thải y tế... được kể đến là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm virus Covid-19 cho nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải y tế, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Y tế tại văn bản số 1734/BYT-MT về việc tăng cường quản lý chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện nghiêm việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, đặc biệt là xử lý chất thải lây nhiễm, nước thải y tế, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.

Theo thống kê tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 190 kg – 200 kg/ngày. Chất thải y tế nguy hại được phân loại ngay khi phát sinh theo đúng quy định của Bộ Y tế và được hộ lý thu gom, nhân viên chuyên trách quản lý.

Sau đó được tập kết tại khu chứa rác thải nguy hại riêng của bệnh viện, đảm bảo khoảng cách an toàn. Tại đây, các nhân viên chuyên trách xử lý rác bằng máy NEWSTER NW10 – Italy (hệ thống xử lý bằng tiệt khuẩn nhiệt ma sát) và máy STERILWAVE 440 - Betin (công nghệ vi sóng tích hợp nghiền cắt) không phát sinh mùi hôi và hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Đối với chất thải lỏng được thu gom vào hệ thống thu gom chung của bệnh viện, với trung bình 450 m³/24h và xử lý tại trạm xử lý nước thải dạng hợp khối đúc sẵn công nghệ AAO tiên tiến của Kubota Nhật Bản, công suất 700 m³/24h. Sau khi nước thải xử lý và đảm bảo đạt tiêu chuẩn sẽ được đấu chung hòa vào hệ thống xử lý nước thải của thành phố.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tổ chức quán triệt việc thực hiện tốt quy chế quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại trong toàn bệnh viện. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền về quản lý chất thải y tế và phòng chống rác thải nhựa cho cán bộ viên chức và người lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phân loại, thu gom, quản lý và xử lý chất thải nguy hại, đảm bảo vệ sinh môi trường, nhằm tránh sự lây lan của dịch bệnh.

Nhân viên cơ sở y tế giải thích cho bệnh nhân, người nhà và khách thăm những chính sách về quản lý chất thải y tế (hình thức quan trọng nhất) nhằm đảm bảo vệ sinh bệnh viện và quản lý chất thải an toàn. Để có thể truyền thông hiệu quả hơn, đặc biệt với những đối tượng có trình độ học vấn thấp, khi nói chuyện có thể sử dụng thêm các tài liệu như poster, tờ rơi. Công việc này được tiên hành trong các cuộc họp người nhà bệnh nhân hoặc sinh hoạt bệnh nhân.

Ở bệnh viện có thể dán bảng hướng dẫn thông tin, ví dụ như hướng dẫn phân loại chất thải y tế tại vị trí các thùng chất thải rắn; tại các bản tin, các nơi công cộng tập trung đông người… Các bảng hướng dẫn thông tin này phải cung cấp thông tin rõ ràng, sử dụng nhiều hình vẽ, sơ đồ minh hoạ, có màu sắc phù hợp để truyền tải thông tin tới các loại đối tượng khác nhau, bao gồm cả các đối tượng có trình độ học vấn thấp;

Nhằm tiếp tục nâng cao công tác quản lý chất thải y tế, cũng như khắc phục những khó khăn, hạn chế nêu trên, thời gian tới, ngành y tế cần rà soát việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp một số cơ sở y tế đã xuống cấp, quy mô khám bệnh đã quá tải để có giải pháp đầu tư đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh; rà soát, đánh giá lại hiệu quả đầu tư, hoạt động của các công trình, hạng mục xử lý chất thải y tế để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, lãnh phí, đặc biệt là các lò đốt rác tại các cơ sở y tế; quan tâm đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế cho các trạm y tế tại các xã, đảo để các cơ cơ sở y tế chủ động trong việc xử lý chất thải y tế. Đồng thời, ngành Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng với ngành Y tế kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định trong công tác quản lý chất thải y tế, phát hiện kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường để xử lý nghiêm theo quy định; các cơ sở y tế tăng cường công tác thu gom chất thải y tế từ nơi phát sinh là các khoa, phòng đến nơi lưu giữ và có biện pháp quản lý chặt chẽ, an toàn từ khâu phân loại đến cân đóng khối lượng chất thải và thực hiện bàn giao cho người vận chuyển đến nơi người nhận tại lò đốt…

Để khuyến khích người dân, cần công khai đường đi của chất thải y tế sau khi được phân loại để họ biết công sức họ bỏ ra thì thành quả cuối cùng là gì. Đồng thời, hướng dẫn chi tiết, cụ thể cách thức phân loại và thu gom; trang bị công cụ, dụng cụ thực hiện phân loại và lưu chứa cho người dân…

Ngoài tạo điều kiện để khuyến khích thì cũng cần có thêm chế tài xử lý nếu người dân không tham gia hoặc không làm đúng.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế cục bộ mưa rất to Môi trường

Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế cục bộ mưa rất to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ sáng sớm 29/10 đến hết đêm 30/10, khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa từ 100-200mm, có nơi trên 400mm; cảnh báo nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn (trên 100mm trong 4 tiếng).
Nhiều khu vực có mưa, Bắc Bộ trời lạnh Môi trường

Nhiều khu vực có mưa, Bắc Bộ trời lạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 6, tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Lệ Thủy (Quảng Bình) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Nam Đông (Thừa Thiên-Huế) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Sơn Trà (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10…
TP Hồ Chí Minh sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng bão Trà Mi Môi trường

TP Hồ Chí Minh sẽ có mưa lớn do ảnh hưởng bão Trà Mi

TTTĐ - Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, vùng mây dông đang phát triển mạnh và gây mưa to tại nhiều nơi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Quảng Nam: Cảnh báo lũ quét, sạt lở, ngập úng các khu dân cư Môi trường

Quảng Nam: Cảnh báo lũ quét, sạt lở, ngập úng các khu dân cư

TTTĐ - Theo thông tin cập nhập từ Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Nam, sáng 27/10 mực nước trên sông Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ (Quảng Nam) đang biến đổi chậm và ở mức dưới báo động 1.
Mưa lớn nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại Quảng Nam Môi trường

Mưa lớn nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại Quảng Nam

TTTĐ - Bão số 6 đã gây mưa lớn kéo dài từ đêm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khiến nguy cơ rất cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại địa phương này.
Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh Môi trường

Hà Nội sáng sớm và đêm trời lạnh

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 6 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão số 6 ở khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc, 109.1 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 133km về phía Đông Đông Bắc.
Ảnh hưởng bão số 6: Miền Trung mưa lớn, cây xanh ngã đổ Môi trường

Ảnh hưởng bão số 6: Miền Trung mưa lớn, cây xanh ngã đổ

TTTĐ - Bão số 6 đang ảnh hưởng đến các tỉnh, TP tại khu vực miền Trung, gây mưa lớn kéo dài và làm ngã đổ hàng loạt cây xanh tại nhiều đô thị.
Tạm đóng cửa 4 sân bay tại miền Trung để tránh bão Trà Mi Xã hội

Tạm đóng cửa 4 sân bay tại miền Trung để tránh bão Trà Mi

TTTĐ – 4 sân bay miền Trung gồm các sân bay Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài và Đồng Hới sẽ tạm dừng bay trong các khung giờ nhất định để đảm bảo an toàn trước bão Trà Mi.
Từ 10 giờ ngày 27/10, người dân Đà Nẵng hạn chế ra khỏi nhà Môi trường

Từ 10 giờ ngày 27/10, người dân Đà Nẵng hạn chế ra khỏi nhà

TTTĐ - Để chủ động ứng phó với bão, mưa lớn, TP Đà Nẵng đề nghị người dân (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ) hạn chế ra khỏi nhà bắt đầu từ 10 giờ ngày 27/10.
Bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 307km, giật cấp 14 Xã hội

Bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 307km, giật cấp 14

TTTĐ - Dự báo trong 3 giờ đến, bão số 6 (có tên gọi Trà Mi) sẽ di chuyển theo hướng Tây, với tốc độ khoảng 25 - 30km/h.
Xem thêm