Xử lý hơn 1.000 vụ việc ô nhiễm môi trường trong sáu tháng đầu năm
Tính đến ngày 25/6/2020, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường đã nhận được hơn 1.520 thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường |
Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa |
Trong đó nhiều vụ việc đã được kiểm tra, xác minh nhanh như vụ việc đổ trộm các thùng phuy tại địa bàn xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì (Hà Nội); Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Hải Dương sử dụng tro lò đốt rác thải để san lấp mặt bằng; thông tin ô nhiễm nước thải công nghiệp nhuộm chưa xử lý tại một số xã thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam chảy thẳng ra sông Hồng gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngoài ra còn một số vụ tiêu biểu như đốt rác thải khu vực đường vào Chùa Phật tích ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; người dân tại một số xã ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương phản ánh nhà máy xử lý rác gây mùi ô nhiễm…
Tổng cục Môi trường cũng sẽ tăng cường năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải |
Bên cạnh xử lý các vụ việc theo thông tin phản ánh, Tổng cục Môi trường cũng đẩy mạnh các hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin tại các “điểm nóng” về ô nhiễm như sân bay Biên Hòa; hướng dẫn các địa phương triển khai nhiều hoạt động đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng.
Đến nay, trên phạm vi cả nước còn 123/435 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/2013/QĐ-TTg chưa hoàn thành xử lý triệt để.
Trong 6 tháng cuối năm 2020, để kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, Tổng cục Môi trường sẽ tăng cường công tác kiểm soát các dự án, nguồn thải lớn, có nguy cơ gây sự cố môi trường. Tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2015-2020 của các Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch trong lĩnh vực môi trường và đôn đốc hoàn thành tiến độ xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng năm 2020.
Tổng cục cũng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; kiên quyết không cấp phép cho các dự án có loại hình, công nghệ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, các dự án có tác động đến sinh thái và rừng tự nhiên của Việt Nam.Tăng cường năng lực quan trắc và cảnh báo môi trường vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải và khu vực nhạy cảm về môi trường; đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường.
Đồng thời, theo yêu cầu của Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, để ngăn chặn nguy cơ gây ô nhiễm, Tổng cục Môi trường cần triển khai thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường; tăng cường các hoạt động thanh tra đột xuất; thực hiện thanh tra đến đâu, ban hành kết luận đến đó; xử lý nghiêm, có tính răn đe đối với các hành vi vi phạm; đồng thời kịp thời tháo gỡ vướng mắc về chính sách, pháp luật, giúp các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.
Thứ trưởng đề nghị, Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo rà soát kỹ đối tượng để bảo đảm đưa vào Kế hoạch thanh tra năm 2021 các đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020” |