Xử lý triệt để công trình xây dựng vi phạm
Tháo gỡ “nút thắt” trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Phường Vĩnh Tuy không xử lý công trình xây dựng trái phép Tăng cường xử lý công trình không phép trên hành lang sông, kênh, rạch |
Nhức nhối vi phạm trật tự xây dựng
Thời gian qua, không ít những công trình xây dựng sai phép "mọc" lên ngang nhiên, thách thức pháp luật, phá vỡ quy hoạch đô thị.
Từ những căn nhà "siêu mỏng, siêu méo" án ngữ mặt tiền các tuyến phố, đến những tòa nhà "vượt tầng, sai phép" lấn chiếm không gian công cộng, tất cả đều tạo nên một bức tranh nhếch nhác, lộn xộn cho bộ mặt đô thị Thủ đô.
![]() |
Đội Quản lý trật tự xây dựng quận Hoàn Kiếm tổ chức tháo dỡ công trình vi phạm trên địa bàn quận (Ảnh: Doãn Thành) |
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong những năm qua, số lượng công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn còn ở mức cao. Điều đáng nói, không ít công trình vi phạm thuộc các dự án lớn, có chủ đầu tư là những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế.
Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn, phòng cháy chữa cháy, ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật và chất lượng cuộc sống của người dân.
Được biết, giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 6/2024, UBND các quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 182.571 công trình. Qua đó, lực lượng chức năng phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý đối với 10.494 công trình có vi phạm quy định về trật tự xây dựng, đã xử lý 415 công trình vi phạm trật tự xây dựng.
Việc xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên được cho là do vướng mắc pháp lý và quy định.
Theo các chuyên gia, các quy định pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm hành chính còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong quá trình thực thi, việc xác định hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đôi khi gặp vướng mắc do chưa có hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như sự thiếu đồng bộ trong quản lý, buông lỏng trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và sự "nhờn luật" của một số chủ đầu tư.
Thêm công cụ sắc bén hơn trong xử lý vi phạm
Luật Thủ đô năm 2024 được đánh giá là bước tiến quan trọng, khắc phục những hạn chế của Luật Thủ đô năm 2012. "Phiên bản mới" này không chỉ bổ sung nhiều quy định cụ thể, chi tiết hơn về quản lý quy hoạch, xây dựng mà còn trao thêm quyền hạn và trách nhiệm cho chính quyền Thủ đô trong việc xử lý vi phạm.
Một trong những điểm mới đáng chú ý là việc luật hóa các biện pháp mạnh tay hơn trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Nếu như trước đây, việc xử lý thường gặp khó khăn do thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng thì Luật Thủ đô 2024 đã quy định cụ thể các trường hợp có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế, thu hồi đất, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các chủ đầu tư cố tình vi phạm.
Điểm ấn tượng trong Luật Thủ đô năm 2024 là quy định thêm 6 lĩnh vực (quảng cáo; phòng cháy, chữa cháy; an toàn thực phẩm; giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường và an ninh, trật tự, an toàn xã hội) cần nâng mức xử phạt vi phạm hành chính, cùng với 3 lĩnh vực (văn hóa, đất đai và xây dựng) đã được quy định tại Luật Thủ đô năm 2012.
Địa bàn áp dụng được mở rộng ra toàn thành phố, có tính bao quát hơn so với quy định chỉ thực hiện ở khu vực nội thành như Luật Thủ đô năm 2012 (Điểm a, Khoản 1, Điều 33).
Theo đó, bên cạnh việc trao cho HĐND thành phố được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính thuộc 9 lĩnh vực như trên, Luật Thủ đô năm 2024 cho phép Hà Nội áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng sai với nội dung quy định.
![]() |
Lực lượng chức năng ngừng cấp điện với 29 trường hợp tại ô đất C4, ngõ 100 phố Trung Kính (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy), tháng 6/2024 (Ảnh: Hiếu Thanh) |
Các công trình thuộc diện bị cắt điện, nước còn bao gồm: Xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; xây dựng trên đất bị lấn, chiếm theo quy định của pháp luật về đất đai; thuộc diện phải thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhưng chưa được tổ chức thi công khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy hay thi công không đúng theo thiết kế về phòng cháy, chữa cháy đã được thẩm duyệt.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc cắt điện, nước là giải pháp hữu ích, hỗ trợ quá trình giải quyết vi phạm trật tự xây dựng. Thực tế, thời gian qua, khi xử lý các công trình vi phạm, cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng chủ đầu tư không tự giác khắc phục. Vì vậy, việc bổ sung biện pháp cắt điện, cắt nước sẽ tác động mạnh đến ý thức chấp hành của đối tượng vi phạm.
Theo PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội, việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là rất cần thiết nhằm bảo đảm kỷ cương, phép nước, diện mạo đô thị Thủ đô, cũng như liên quan trực tiếp đến an sinh và an ninh của Nhân dân.
Thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tình trạng chủ đầu tư không tuân thủ, không chấp hành các quy định pháp luật về trật tự xây dựng, trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, việc giám sát, thực hiện quy định sao cho đúng đối tượng, công bằng, vừa là biện pháp xử lý mạnh tay với những người coi thường pháp luật nhưng cũng để người vi phạm tâm phục, khẩu phục. Vì đây là nội dung liên quan đến quyền lợi trực tiếp của các đối tượng vi phạm nên việc thực hiện phải chuẩn mực, tránh áp dụng sai.
![]() |
Theo PGS.TS Bùi Thị An, để làm được như vậy cần công khai các công trình vi phạm, thông tin về việc áp dụng biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước để các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Mặt trận Tổ quốc cấp tương thích và người dân giám sát, hỗ trợ cho các cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật.
Giải pháp xử lý quyết liệt này chắc chắn sẽ giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu, góp phần xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xử lý phản ánh doanh nghiệp xả khói thải ra môi trường

Hải Dương: Kiên quyết xử lý vi phạm công trình thủy lợi

Hải Dương: Hoàn thành khởi công xây dựng, sửa chữa nhà tạm, dột nát

Xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt phía Đông hồ Hoàn Kiếm

Nghiên cứu xây chung cư 40 tầng tại khu tập thể cũ Thành Công

Khởi công hai dự án giao thông quy mô hơn 1.400 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất xây dựng cao tốc từ sân bay Long Thành đến Hồ Tràm

Quảng Nam: Sớm tháo gỡ vướng mắc cho dự án cầu Thanh Nam

Gấp rút triển khai các công trình để phục vụ cho APEC 2027 tại Phú Quốc
