Tag

Xung quanh bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”

Phóng sự 01/06/2022 07:08
aa
TTTĐ - Chụp vào năm 1961 tại Phủ Chủ tịch, bức ảnh “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi” được đánh giá là một trong những tác phẩm nhiếp ảnh thể hiện sâu sắc, rõ nét tình yêu thương vô bờ mà lãnh tụ Hồ Chí Minh dành cho thế hệ măng non. Xung quanh bức ảnh đó là câu chuyện hết sức xúc động, tưởng như giản đơn nhưng lại chứa đựng tầm vóc lớn lao của vị Cha già dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời “Giai điệu tháng 5” nhớ ơn Bác Hồ

Một thời khắc vụt thành bất hủ

Trong cuốn sách "Kể chuyện Bác Hồ", tác phẩm được biên soạn theo "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên đã kể một câu chuyện là “Niềm vui bất ngờ”.

Truyện có đoạn: “Vào một buổi sáng nắng đẹp, cô giáo Mỹ dẫn các cháu mẫu giáo đi chơi vườn Bách Thảo. Đến vườn Bách Thảo phải đi qua Phủ Chủ tịch, là nơi Bác Hồ sống và làm việc ở đấy. Qua nhà Bác, các cháu mẫu giáo thích lắm. Em nào cũng sung sướng reo lên:

- Nhà Bác Hồ! Tiếng các cháu hỏi mỗi lúc một nhiều khiến cô giáo lúng túng. Bỗng cánh cổng xanh Phủ Chủ tịch từ từ mở. Một đồng chí cán bộ vui vẻ nói với các đồng chí công an và cô giáo cho các cháu vào. Cô giáo sung sướng hồi hộp dẫn các cháu đi theo hàng vào Phủ Chủ tịch.

– A Bác! Bác Hồ! Bác Hồ!

Một cháu nhỏ reo lên. Tất cả các cháu như bầy chim non bay nhanh về phía Bác...”.

Xung quanh bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”
Bức ảnh “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”

Bình luận về truyện này, tác giả viết: Đây là một câu chuyện “người thực, việc thực”, được chính người trong chuyện kể và nhà văn ghi lại. Nội dung câu chuyện thể hiện niềm vui sướng của cô giáo và các cháu học sinh mẫu giáo tình cờ được Bác Hồ cho vào thăm nơi Bác làm việc; Thăm nhà Bác ở và vườn cây, ao cá của Bác chăm sóc. Đó chính là một niềm vui bất ngờ đối với cả cô giáo lẫn các bạn nhỏ. Câu chuyện phản ánh sâu sắc lòng yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi cũng như tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác...

Sự khơi gợi từ mấy chữ “người thực, việc thực” đã thôi thúc người viết tìm kiếm nhân chứng của câu chuyện “Niềm vui bất ngờ”. Thật bất ngờ, chúng tôi gặp được nhà giáo, nữ Anh hùng Lao động Phí Vân Khanh. Bà là nguyên mẫu nhân vật trong câu chuyện, cũng là người góp phần vào sự kiện đó.

Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Phí Vân Khanh năm nay đã 84 tuổi. Bà sống một mình trong căn hộ tập thể chật hẹp, cũ kỹ tại Kim Liên (Hà Nội). Đến giờ, trong bà vẫn còn nỗi nhớ đau đáu về những kỷ niệm rạng rỡ thời còn là Hiệu trưởng của trường Mẫu giáo Chim Non (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) - đơn vị tiên tiến xuất sắc và là lá cờ đầu của giáo dục mầm non Thủ đô trong nhiều năm liên tiếp.

Nhà giáo Phí Vân Khanh giữ bức bức ảnh “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”  như một kỷ niệm đặc biệt
Nhà giáo Phí Vân Khanh lưu giữ bức bức ảnh “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi” như một kỷ niệm đặc biệt

Trong hoàn cảnh chiến tranh bom rơi đạn nổ (khoảng từ năm 1960-1970), Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trại trẻ sơ tán học theo chương trình “tinh giản”. Tuy nhiên, bà Khanh vẫn đề xuất cho học trò theo chương trình “toàn diện”. Bà kể: “Tôi kiên trì phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” trong các tiết dạy trẻ. Đồng thời, tôi nghiên cứu và đề xuất một số cải tiến trong bài dạy và các trò chơi cho phù hợp với từng chủ đề. Chính vì thế, dù đi sơ tán nhưng trẻ vẫn phát triển tốt cả về thể chất cũng như tinh thần”.

Trong những năm tháng sau đó, cô giáo Phí Vân Khanh tiếp tục sáng tạo, đề xuất nhiều cải tiến trong giáo dục. Từ những sáng kiến của cô Khanh đạt hiệu quả cao, Hội đồng Khoa học giáo dục thành phố Hà Nội đã xếp loại A và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào làm tài liệu giảng dạy chung cho toàn ngành.

Sau đó, nhà giáo Phí Vân Khanh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mời đến báo cáo tại “Hội nghị biểu dương những cá nhân và đơn vị có sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc” và được trao giải thưởng Bác Hồ (năm 1971-1972). Bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1985.

Kỷ vật vô giá của người nữ anh hùng

Bây giờ, tạm gác lại sau lưng thời gian hoạt động sôi nổi, bà Phí Vân Khanh sống trong thế giới của kỷ niệm và ký ức. Một trong những mảnh ghép quá khứ đặc sắc, đáng nhớ nhất của bà là đó là tham gia và câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” và cũng chứng kiến khoảnh khắc tạo nên bức ảnh nổi danh “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”.

Bà Khanh còn nhớ rõ, đấy là thời điểm Trung Thu năm 1961. Lúc bấy giờ, chiến tranh tạm lắng, người dân Thủ đô làm quen với nhịp sống vừa học tập, sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu. Nhân dịp rằm tháng Tám, bà Phí Vân Khanh dẫn các bé là học sinh của trường Mẫu giáo Chim Non đi thăm phố phường, dạo vườn Bách Thảo, ăn kem mát lạnh. Ngang qua Phủ Chủ tịch, bà Khanh giới thiệu với các bé: “Đây là nơi Bác Hồ sống và làm việc”.

bức ảnh “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”  được bà Phí Vân Khanh trân trọng lưu giữ
Bức ảnh “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi” được bà Phí Vân Khanh trân trọng lưu giữ

Trong những đôi mắt trong veo của các bé trường Mẫu giáo Chim Non sáng lên niềm vui không thể tả bằng lời. Không ai bắt nhịp, các bé đồng thanh hát vang “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”. Tiếng hát mang theo sự kính yêu và xúc động của những tâm hồn thơ ngây dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam!

Nữ anh hùng Phí Vân Khanh kể: “Đang lúc các bé ca hát thì một chú cảnh vệ đến nói rằng không nên làm ồn, để cho Bác Hồ nghỉ ngơi. Tôi vội đi lên giải thích rằng các cháu quá yêu kính Bác nên mới vô tình hát như thế. Trong thâm tâm tôi cũng biết việc làm ồn trước Phủ Chủ tịch là không hay, nên có ý định đưa các bé đi ngay”.

Việc xảy ra sau đó đối với bà Khanh cứ như một giấc mộng. Từ trong Phủ Chủ tịch, Bác Hồ đã nghe tiếng hát của các cháu nhi đồng. Người vẫy tay bảo các cháu vào sân chơi, tham quan phong cảnh. Các bé ùa vào trong sân, sau đó lại vỗ tay và hát. Bác Hồ cũng hòa vào điệu nhạc, cùng chung nhịp bước chân với thế hệ nhi đồng. Khoảnh khắc ấy được ghi lại, trở thành bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”. Trong bức ảnh, vị Cha già dân tộc cười rạng rỡ, nắm tay những cháu bé đáng yêu, vừa hát vừa nhảy múa. Tất cả tạo nên một cảm giác bình yên, thân thiết, gần gũi vô cùng!

Xung quanh bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi”
Câu chuyện "Niềm vui bất ngờ" thể hiện tình yêu thương vô bờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho thiếu niên, nhi đồng

Bác dắt tay hai cháu nhỏ nhất, còn các cháu khác xúm xít theo Bác ra vườn. Bác vừa đi vừa chỉ cho các cháu xem những cây Bác đã trồng; Chỉ cho các cháu xem hai cây vú sữa miền Nam và thăm ao cá Bác nuôi. Các cháu ríu rít đi quanh Bác Hồ, lắng nghe từng lời Bác nói. Bác dặn các cháu phải ngoan ngoãn, sạch sẽ, vâng lời cô giáo. Các cháu lắng nghe Bác nói, muốn ở bên Bác mãi mãi nhưng đã đến giờ Bác tiếp khách cô giáo phải cho các cháu ra về. Bác vẫy tay chào nhìn theo các cháu. Các cháu vừa đi vừa luyến tiếc. Cháu nào cũng ngoảnh lại đề cố ngắm Bác thêm chút nữa...

Bà Khanh bồi hồi: “Câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” và tác phẩm “Bác Hồ nhảy múa cùng các cháu thiếu nhi” đều kể về một sự kiện bất ngờ, không có sự sắp xếp nhưng lại thể hiện rõ tình yêu thương của Bác Hồ với nhi đồng một cách sâu sắc, rõ nét và thăng hoa. Trong cuộc đời tôi, khoảng khắc ấy vĩnh viễn là tươi đẹp nhất...”.

Tiếng nói của bà Khanh nhẹ dần rồi chìm vào căn phòng, giống như bóng hình nhỏ bé của bà cũng dần dần rơi vào miền ký ức - duy chỉ có đôi mắt là vẫn cười, vẫn yêu thương và kính ngưỡng...

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm