Tag

Xứng tầm vóc, rạng tương lai

Tin tức 10/10/2024 00:00
aa
TTTĐ - Ngày 10/10/1954, đã trở thành thời khắc lịch sử tràn đầy cảm xúc cho lớp lớp người Hà Nội khi Thủ đô hoàn toàn giải phóng. 70 năm trôi qua, dư âm ngày chiến thắng vẫn còn đọng lại như tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội trong phát triển Thủ đô "xứng tầm vóc, rạng tương lai".
Khát vọng góp sức xây dựng Thủ đô và đất nước Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tại trụ sở Thành ủy Hà Nội ngày 9/8
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tại trụ sở Thành ủy Hà Nội ngày 9/8

Hội đủ sức vóc để phát triển

Để phát triển Thủ đô Hà Nội lên tầm cao mới, xứng với truyền thống hào hùng và vị thế mới, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, với mục tiêu đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hà Nội đã xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai Nghị quyết, trong đó thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ quan trọng: Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), lập Quy hoạch Thủ đô, lập Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô nhằm sắp xếp, kiến tạo và phân bổ không gian phát triển cho Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xa hơn nữa.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc (Ảnh: Viết Thành)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì buổi làm việc (Ảnh: Viết Thành)

Đến nay, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với nhiều cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để thành phố bứt phá. Thủ đô Hà Nội được trao trách nhiệm và trao nhiều quyền hơn để quyết định những vấn đề liên quan với những điều kiện đặc thù. Hai đồ án quy hoạch lớn cũng đã được Quốc hội, Bộ Chính trị thông qua và đang hoàn thiện để phê duyệt.

Mới đây (ngày 17/8), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trình bày báo cáo tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trình bày báo cáo tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Báo cáo tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, từ đầu năm đến nay, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được đảm bảo, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6%, bình quân 3 năm 2021-2023 tăng 6,04% - cao hơn khoảng 1,16 lần mức tăng của cả nước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 7 tháng năm 2024 đạt gần 324 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán; tổng chi ngân sách gần 53 nghìn tỷ đồng, đạt 36% dự toán, trong đó, chi đầu tư phát triển hơn 23 nghìn tỷ đồng, đạt 28,7% dự toán.

Lũy kế giải ngân kế hoạch đầu tư công đến hết tháng 7-2024 đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng, bằng 28,7% kế hoạch, cao hơn lũy kế giải ngân cùng kỳ năm 2023 (18,1 nghìn tỷ đồng), đứng thứ 2 về khối lượng so với các Bộ, ngành và địa phương.

Sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế là điểm sáng nổi bật. Hoạt động sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2%. Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 475 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; khách du lịch đạt khoảng 3,5 triệu lượt, tăng 33,2%). Thu hút FDI đạt hơn 1,37 tỷ USD, dự kiến cả năm đạt 3,13 tỷ USD.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Viết Thành)
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Viết Thành)

Triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, thành phố đã đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp đang được triển khai thử nghiệm nhằm xây dựng thành phố thông minh, hiện đại, như: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi); triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư (hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp lý lịch tư pháp…); ứng dụng “Thẻ vé giao thông Hà Nội” sử dụng thẻ QR động…

Thành phố thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng số theo hướng đô thị thông minh; hoàn thành các công trình hạ tầng giao thông kết nối quan trọng như hệ thống đường sắt đô thị; dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, các cầu vượt sông, các nút giao thông cửa ngõ…

Ấn tượng về sự đoàn kết thống nhất

Kết luận tại cuộc làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 10 ấn tượng cũng là 10 điểm sáng của thành phố Hà Nội thời gian qua, lưu ý 6 hạn chế còn tồn tại. Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo 5 nhiệm vụ trọng tâm, 10 nhiệm vụ cụ thể yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ ấn tượng về sự đoàn kết thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội, thực sự theo đúng tinh thần chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” đạt được nhiều thành tích quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo, cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân Thủ đô đã nỗ lực phấn đấu đạt những thành tựu quan trọng, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước.

: Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Viết Thành)
Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Viết Thành)

Trước đó, ngày 9/8, thăm và làm việc với Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định, trong những năm gần đây, Hà Nội trở thành địa phương tiêu biểu, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, trở thành một điểm sáng về đổi mới, một cực tăng trưởng của vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực phía Bắc và của cả nước.

Về các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh và mong muốn Thủ đô phát huy truyền thống văn hiến và anh hùng, vị thế đặc biệt quan trọng đối với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước; nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tiếp tục đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm để phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa, tiêu biểu của cả nước về các mặt.

Thành phố phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, bảo vệ môi trường; an ninh an toàn và hạnh phúc của Nhân dân; với triết lý phát triển của Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; ba chuyển đổi (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn); hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; kinh tế số, đô thị thông minh; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Viết Thành)
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội (Ảnh: Viết Thành)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh Hà Nội vừa qua đã có những đột phá, sáng tạo trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng. Tuy nhiên, việc thực hiện tinh gọn bộ máy phù hợp với chủ trương, định hướng của Trung ương, nhưng phải rất chú ý đi đôi với kiểm soát quyền lực, tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh để lạm quyền, lộng quyền.

Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; lấy sự hài lòng của Nhân dân làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Hà Nội là Thủ đô, đô thị đặc biệt cần có hệ thống các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cụ thể hóa Luật Thủ đô (sửa đổi), nâng cao năng lực tài chính - ngân sách, huy động nguồn lực cho phát triển trong thời gian tới.

Trong đó, thành phố cần nghiên cứu để có định hướng rõ nét về phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô. Mục tiêu là chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với phát huy giá trị khu vực nội đô lịch sử theo hướng bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống; tập trung đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tổng thể, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả.

Trước mắt, Hà Nội xác định việc cấp bách cần ưu tiên tập trung thực hiện ngay là giảm ùn tắc giao thông; có các giải pháp căn cơ hơn nữa để xử lý các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu; cấp, thoát nước, chống úng ngập; xử lý chất thải, hạ tầng năng lượng.

Thành phố sắp xếp, phân bố các không gian phát triển kinh tế - xã hội theo các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tăng cường kết nối vùng; lấy kinh tế đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị của người dân; sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hà Nội phát triển văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của Thủ đô.

Thành phố bảo đảm an sinh và tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là đối với người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Thành ủy cũng cần tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ, chất lượng theo yêu cầu Chỉ thị số 35-CT/TW, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng văn kiện đại hội Đảng bộ các cấp, văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII.

Một góc Hà Nội
Một góc Hà Nội

Công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp uỷ các cấp, bảo đảm sự kế thừa, đổi mới; đề cao, coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý. Thành phố chú trọng phát hiện, lựa chọn, giới thiệu những cán bộ tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, đã kinh qua thực tiễn, có thành tích, kết quả, sản phẩm công tác và quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ…

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị các Ban, Bộ, ngành Trung ương liên quan sớm nghiên cứu, xem xét và làm việc trực tiếp với thành phố để giải quyết cụ thể những đề xuất, kiến nghị với tinh thần tạo điều kiện tốt nhất có thể để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững hơn nữa; trong đó cần nghiên cứu cần có quy chế làm việc đặc thù đối với Đảng bộ Thủ đô cũng như là các cơ chế, chính sách vượt trội để sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô, đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng và phát triển trong những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng và mong rằng trong thời gian tới, với bản lĩnh chính trị, trí tuệ, truyền thống cách mạng, khát vọng phát triển và quyết tâm mới, khí thế mới, sức làm việc năng động, sáng tạo, nhất định thành phố Hà Nội sẽ tranh thủ được thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đã đề ra, xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.

Đọc thêm

Ký ức thời khắc lịch sử luôn hiện hữu, âm vang trong tâm trí Tin tức

Ký ức thời khắc lịch sử luôn hiện hữu, âm vang trong tâm trí

TTTĐ - Cựu chiến binh Nguyễn Thụ chia sẻ: Ký ức về thời khắc lịch sử hào hùng năm xưa vẫn luôn hiện hữu, âm vang trong tâm trí; nhất là về sự dũng cảm, kiên cường của các chiến sĩ đã chiến đấu oanh liệt, không tiếc máu xương trong suốt 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, bảo vệ an toàn cho cuộc rút lui đầy mưu trí của quân ta qua sông Hồng để lên Chiến khu Việt Bắc, thực hiện trường kỳ kháng chiến...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Tin tức

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sáng nay (10/10), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Tin tức

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sáng nay (10/10), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Sáng mãi tinh thần người Hà Nội Tin tức

Sáng mãi tinh thần người Hà Nội

TTTĐ - Ngày 10/10/1954, Hà Nội giải phóng. Thủ đô sạch bóng quân thù, mở ra thời kỳ phát triển mới. Từ mốc son lịch sử ấy, trong suốt 70 năm qua, Hà Nội đã phát huy truyền thống vẻ vang, đi đầu trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, tiến trình đổi mới của đất nước trên tất cả các mặt trận; bình tĩnh và bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thách thức với tinh thần “vì cả nước, cùng cả nước”…
Hôm nay, diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Tin tức

Hôm nay, diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Sáng nay (10/10), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (TP Hà Nội) sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) .
Bí thư Thành ủy tham quan triển lãm về thành tựu của Thủ đô Tin tức

Bí thư Thành ủy tham quan triển lãm về thành tựu của Thủ đô

TTTĐ - Ngày 9/10, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tham quan triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội.
Để Luật Thủ đô phát huy hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống Tin tức

Để Luật Thủ đô phát huy hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống

TTTĐ - Luật Thủ đô sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Trong thời gian này, TP Hà Nội đang triển khai quyết liệt các nhiệm vụ để thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật; trong đó công tác tuyên truyền là nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm với mục tiêu đưa Luật Thủ đô tới với mọi người, mọi nhà.
ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động Tin tức

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Timor-Leste tham dự phiên họp hẹp, trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
ASEAN tự cường, kết nối, đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt Tin tức

ASEAN tự cường, kết nối, đổi mới sáng tạo để vươn tầm, bứt phá và tiên phong dẫn dắt

Bày tỏ nhất trí với chủ đề ASEAN 2024 về "Thúc đẩy kết nối và tự cường", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt.
Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia nhất trí thúc đẩy đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế Tin tức

Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia nhất trí thúc đẩy đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế

Sáng 9/10, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã có cuộc ăn sáng làm việc.
Xem thêm