Ý nghĩa của “Mùng 3 Tết thầy”
Dẻo thơm bánh trái Tết xưa |
Theo chia sẻ của Giáo sư Ngô Đức Thịnh khi ông nghiên cứu văn hóa Việt Nam thì từ “Tết” trong câu trên mang nghĩa là chúc tết.
Hình ảnh và tầm quan trọng của người thầy được người xưa thể hiện rất rõ qua những câu thành ngữ như “Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu quý thầy”, “Không thầy đố mày làm nên”… Có thể thấy rằng, vai trò của người thầy trong xã hội xưa luôn được đặt lên hàng đầu. Người thầy ngày xưa không chỉ gói gọn trong dạy chữ mà còn là người dạy nghề như nghề may, nghề mộc, nghề thuốc…
Người Việt dành ngày mùng 3 Tết để thể hiện lòng tôn kính, biết ơn thầy cô giáo đã truyền thụ kiến thức, nghề nghiệp cho mình (Ảnh minh họa) |
Người thầy không chỉ có kiến thức uyên thâm truyền thụ lại cho học trò mà còn phải có nhân cách cao đẹp, phẩm chất đạo đức chuẩn mực, cách sống không vụ lợi, không chuộng hư danh, trong sáng giản dị… Trong cách đối xử thường nhật, thầy là người không sợ uy quyền, đối xử công bằng với học trò, tình cảm thầy trò chân tình như cha con ruột thịt. Còn trong tâm thức cộng đồng, người thầy hiện lên như một hình mẫu về đạo đức lối sống, tri thức và uy tín cá nhân để mọi người vươn tới. Thầy được coi như những vị quân sư để họ gửi gắm, tin tưởng về lẽ phải và sự công bằng trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày Tết thầy được coi trọng không thua kém ngày Tết cha, Tết mẹ, vì thế, dù người có chức quan to đến cỡ nào, đường xa cách trở đến đâu, vào ngày mồng Ba Tết, người học trò cũng lặn lội đến chúc Tết thầy.
Phong tục "Mùng 3 tết Thầy" là một trong những nét đẹp truyền thống đáng trân trọng. Trong tâm thức người Việt, dù trong hoàn cảnh nào thì nhớ về thầy trong những ngày vui của Tết là điều không bao giờ mất đi.
Triển lãm "Sắc xuân" chào Tết Nhâm Dần 2022 |
NTK Thạch Linh “vẽ” cả vườn hoa xuân với BST áo dài “Mùa Tết” |
Trung Ruồi, Duy Nam góp mặt trong phim hài Tết về tình cảm gia đình |