Tag

Dẻo thơm bánh trái Tết xưa

Ẩm thực Hà thành 31/01/2022 08:00
aa
TTTĐ - Quê tôi, vùng đồng bằng ven sông Hồng, theo đúng tục cổ truyền, toàn thứ cây nhà lá vườn, bánh Tết ngày xưa phải dăm bảy loại tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Trong đó có những thứ bánh hầu như nhà nào cũng có, đó là bánh chưng, bánh gai, bánh gio (còn gọi là bánh tro, bánh lẳng), bánh dợm (bánh nếp) và bánh chè lam.
NTK Thạch Linh “vẽ” cả vườn hoa xuân với BST áo dài “Mùa Tết”

Bọn trẻ, cứ thế chạy chơi huỳnh huỵch đánh bóng bay, xem hội hay nhởn nháo ở đâu về, chưa đến bữa, xin mời cứ tự dưng bóc bánh mà ăn. Ăn no căng bụng lại đi chơi, đến bữa chẳng cần gọi về cũng được.

Trẻ con háo hức học gói bánh chưng ngày Tết (Ảnh minh họa)
Trẻ con háo hức học gói bánh chưng ngày Tết (Ảnh minh họa)

Ấy thế, bánh Tết ngày xưa giúp trẻ con cứ gọi là no lặc lè, no dồn góp trong ít nhất 3 ngày Tết béo nhờn mép.

Bánh chưng

Bánh chưng là bánh phổ thông nhất. Thời điểm vớt bánh bao giờ cũng như một thời khắc quan trọng mang đến niềm vui rất háo hức. Trẻ con đương nhiên phải tránh xa chả bị bỏng. Chỉ người lớn mới được thò tay vào nhấc từng xâu lạt lủng lẳng bánh bốc khói nghi ngút ra. Bao giờ cũng vậy, cứ phải có mấy bác hàng xóm chạy sang xem. Người lớn ríu ran hỏi nhau xem có bị phèo nhiều không, đun bao nhiêu tiếng… Cứ thế cuộc tổng kết rút kinh nghiệm còn kéo dài mãi khiến bọn trẻ con vô cùng sốt ruột.

Dẻo thơm bánh trái Tết xưa

Rồi đến màn yêu thích nhất. Những chiếc bánh chưng con gói riêng cho lũ trẻ sẽ được bóc ra trước. Bóc của đứa nào cũng là cả một vấn đề vì đứa bị bóc trước sẽ đồng nghĩa với việc được ăn trước nhưng lại phải chia bánh cho cả nhà và chẳng còn bánh để vênh mặt lên với đứa khác, thuê đứa khác rửa bát nếu không muốn bẩn chân tay hoặc bận đi chơi.

Bánh gai

Đầu năm theo quan niệm dân gian mọi người đều thích đỏ. Riêng loài bánh gai đen xì vẫn được đặt trang trọng trên bàn thờ, được cắt ra làm món bánh tráng miệng mời nhau và quan trọng là ngày Tết kiểu gì cũng phải có dăm chục cái bánh gai cho trẻ ăn đã miệng.

Có lẽ bởi nguyên liệu làm bánh quá quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ ven sông Hồng quê tôi từ mấy ngàn năm nay. Tôi chẳng biết cây gai để tước sợi dệt vải thế nào, riêng cây gai để làm bánh gai thì làm bạn với tôi suốt thời thơ bé.

Bởi nhà nào cũng có hàng rào gai. Gọi là cây gai nhưng thực chất chả có cái gai nào chìa ra để châm chọc mọi người. Loài gai hiền hòa sẽ được cắt tỉa bằng bặn như một bức tường xanh mướt quanh năm. Bà tôi hay mang lá gai khô ra thái nhỏ trước khi làm bánh.

Dẻo thơm bánh trái Tết xưa

Không như bánh chưng được háo hức chờ mong, bánh gai là thứ thực phẩm ăn kèm. Bánh làm có thể từ cận Tết, đặt lên thắp hương ông bà xong, số còn lại tùy nghi.

Trong kí ức của tôi, bánh gai chỉ thực sự được nhớ đến ấy là khi thịt thà nem chả đã hết. Đó cũng là lúc lễ tiễn ông bà đã xong, bàn thờ đã dọn, những hột mứt cuối cùng cũng đã chui vào bụng từ bao giờ. Chẳng còn gì có thể ăn được nữa chúng tôi mới nhớ đến bánh gai.

Khi ấy, thèm ăn quá chỉ có cách dúi vội ngay vào bếp lửa đang vừa đun vừa sưởi dưới cái rét tháng hai rét đài rét lộc. Lớp vỏ bên ngoài cháy xém gần hết cũng là lúc bánh đã mềm ra đôi chút. Bới vội vàng ra, thổi phù phù như khoai nướng, cắt bỏ phần chảy nhão và dính lem nhem tro lá chuối cháy, cứ thế là ăn. Ăn cả cái vị bùi bùi bồn bột của lá gai khô, của bột nếp rắn vì “lại gạo”. Ăn cả phần nhân đỗ xanh trộn mật mía cứng lại đã lật sật bên trong. Ăn cả mùi khen khét oi khói sộc lên tận mũi.

Khó có thể nói là ngon. Ấy thế mà nhớ đến tận bây giờ. Nhớ hơn cả những loại bánh thơm ngon khác.

Bánh chè lam

Chè lam là thứ bánh cũng không thể thiếu trong ngày Tết của quê tôi.

Thấy bà tôi bảo làm chè lam vất vả lắm, nào thì phải quật bột phải giã phải nhồi gì đó. Tôi chẳng quan tâm, chỉ biết miếng chè lam bấy giờ bằng ngón tay, cong queo y hệt như miếng khoai khô, nhai thì cũng ngon đấy nhưng quá mỏi răng so với đứa trẻ 4, 5 tuổi nên chả tha thiết mấy.

Sau này lớn lên tôi mới biết, chè lam quê tôi làm… kém ngon nhất trong tất cả những vùng làm chè lam. Nhất là những năm gần đây khi chẳng ai dùng mật mía nữa, tất cả đều làm bằng đường trắng. Miếng chè lam càng trắng bệch, cộng với màu bột phủ trắng tinh, trông thật kém cảm tình.

Dẻo thơm bánh trái Tết xưa

Bao nhiêu năm rồi, nhưng chè lam làng tôi vẫn vậy. Nhờ thế, nó có hương và vị riêng mà có lẽ nếu nó quá ngon, quá ngọt, quá bùi thì tôi lại chẳng thể nào nhớ lâu như vậy. Cái sự giản dị chân chất thật thà vị bột nếp ấy, cái tấm chân tình thơm thảo gặp người làng cuối năm về thắp hương trong nhà thờ họ hoặc sáng mồng Một, mồng Hai về chúc Tết là kiểu gì cũng túm lại bằng được để cho bằng được ấy thì sự đổi thay nào sánh bằng cho được.

Vì thế, năm nào thấy bố tôi đi lễ về quê lên mà cầm bọc đầy bọc vơi là tôi mừng lắm. Vì thể nào bố cũng kể ông ấy bà nọ, cô này bác kia vẫn hỏi tên từng đứa chúng tôi giờ đã làm gì, có mấy con rồi. Dù đi khỏi làng mấy chục năm thì người làng vẫn chưa bao giờ quên chúng tôi.

Cũng như tôi, không bao giờ quên được vị bánh chè lam quê mình.

Miếng bánh chè lam cứng quèo, bằng cái cách rất riêng của mình đã nối chúng tôi với quê hương vậy đấy.

Bánh tro

Trong kí ức của tôi sao mà lại có loại bánh vô duyên đến thế. Nó vừa chả có nhân lại oặt oẹo dặt dẹo. Hơn thế nữa lại cầm rất ướt tay, ăn lại kích rích phải chấm vì nhạt toẹt lại có khi hơi nồng vị vôi.

Sau này lớn lên tôi mới biết, thời ngày xưa không có tủ lạnh, các cụ luôn có cách để sáng tạo ra những món ăn để được vài ngày. Chứ nếu mà để rồi hỏng thì quá lãng phí. Gạo sẵn nhà làm ra nhưng vứt đi tí nào là phải tội với giời với đất tí nấy. Hình như những loại tro trộn vào làm bánh kia cũng là những chất bảo quản hết sức tự nhiên, vừa làm nên hương vị riêng của bánh vừa khiến bánh để lâu mới hỏng. Ngẫm ra, cách tiết kiệm của ông bà mình ngày xưa mới thật là chí lí.

Chục năm trở lại đây, bánh tro bỗng vụt sáng trở lại. Ấy là khi người ta đã quá no đủ, quá ngấy những thứ mỡ màng. Người ta cần ăn món gì đó thanh tịnh, mát ruột, có lợi cho tiêu hóa. Bánh tro đáp ứng đủ mọi thứ đó. Bánh chay tịnh hoàn toàn. Bánh không dính một tí mỡ nào, ăn vào không đầy bụng, những thứ thảo dược đốt thành tro kia lại là thứ men tiêu hóa ẩn bên trong khiến bao thịt thà rực người ngấy ngộn của Tết nhất như được trung hòa, giảm tải cho cái bụng.

Dẻo thơm bánh trái Tết xưa

Bây giờ người ta mới hiểu hết cái ý nhị của người xưa khi sáng chế và duy trì loại bánh này bao năm nay. Các bà các cô đề cao việc ăn uống như thực dưỡng, giảm cân, giữ eo, thanh lọc cơ thể, tìm kiếm thực phẩm an toàn cho sức khỏe thì thích bánh tro ra mặt. Cái giản dị thanh tao của bánh tro cũng chính là vóc dáng mà các chị muốn giữ nên tích cực ăn nó hơn.

Cách ăn của các cụ ngày xưa là chấm khẽ miếng bánh vào bát mật thôi, để miếng bánh một phần tiếp xúc với mật, một phần không. Khi cho vào miệng, ta vẫn cảm nhận được cái ngon của mật nhưng phần không được chấm vẫn rõ vị bánh trong lưỡi. Để rồi hai vị đó lại hòa quyện với nhau khi được nhai lẫn. Kết quả mát ruột, nhẹ bụng, dễ tiêu hóa, thảnh thơi, không quá tải.

Đó mới là cách ăn thực dưỡng, ăn kết hợp, ăn khoa học mà người xưa đã gửi gắm vào món bánh truyền thống này. Vì thế, tôi đã hiểu tại sao bánh tro luôn có mặt trong ngày Tết ngày xưa. Nó là món ăn tổng kết, để tống tiễn đi cái dư thừa quá tải của “no ba ngày Tết”, để cái dạ dày chuẩn bị quay về nhịp làm việc hàng ngày, chậm rãi, bình thản, vừa đủ để khỏe mạnh quanh năm.

Khép lại những lo toan, mở ra nhiều hy vọng Khép lại những lo toan, mở ra nhiều hy vọng
Long Nón Lá trở lại đường đua V-Pop cùng MV Tết đậm chất miền Tây Long Nón Lá trở lại đường đua V-Pop cùng MV Tết đậm chất miền Tây
Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới Điểm tô ngôi nhà, đón mùa xuân mới

Đọc thêm

Liên hoan Ẩm thực quốc tế tiếp nối tinh thần tương thân, tương ái Ẩm thực Hà thành

Liên hoan Ẩm thực quốc tế tiếp nối tinh thần tương thân, tương ái

TTTĐ - Sáng 10/12, tại Khu Đoàn ngoại giao Vạn Phúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, diễn ra Liên hoan Ẩm thực quốc tế lần thứ 11 năm 2023.
80 gian hàng tham gia Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội Ẩm thực Hà thành

80 gian hàng tham gia Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội

TTTĐ - Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”. Lễ hội diễn ra từ ngày 1 - 3/12 tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, Hà Nội với khoảng 80 gian hàng để thực khách trải nghiệm các món ăn của Hà Nội và thế giới.
Những quán cà phê nức tiếng ở Hà Nội Ẩm thực Hà thành

Những quán cà phê nức tiếng ở Hà Nội

TTTĐ - Để tìm được một quán cà phê có thức uống đa dạng, không gian trang trí bắt mắt dễ dàng sống ảo thì ở Hà Nội có rất nhiều quán đạt đủ tiêu chí đó. Tuy nhiên để có thể trải nghiệm một quán cà phê lâu đời, không gian yên tĩnh, thức uống đơn giản nhưng mang đậm phong cách của Hà Nội xưa thì không nhiều nơi có được. Dưới đây là một vài quán cà phê ngon, lâu đời mà bạn nên trải nghiệm một lần khi đến Thủ đô.
Độc đáo "Ngày hội Ẩm thực Việt Nam – Azerbaijan" năm 2023 Nhịp điệu cuộc sống

Độc đáo "Ngày hội Ẩm thực Việt Nam – Azerbaijan" năm 2023

TTTĐ - Ngày 26/10, Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam phối hợp cùng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội tổ chức “Ngày hội Ẩm thực Việt Nam – Azerbaijan” năm 2023.
Lần đầu tiên diễn ra cuộc thi “đọc vị” cà phê tại Việt Nam Ẩm thực Hà thành

Lần đầu tiên diễn ra cuộc thi “đọc vị” cà phê tại Việt Nam

TTTĐ - Từ ngày 21 - 23/11, tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội diễn ra Triển lãm Quốc tế lần thứ hai về thực phẩm, đồ uống, thiết bị làm bánh, nhà hàng, khách sạn và cung ứng dịch vụ tại Việt Nam - Food & Hotel Hanoi 2023.
Ẩm thực Hà Nội từ truyền thống đến các giải thưởng quốc tế Ẩm thực Hà thành

Ẩm thực Hà Nội từ truyền thống đến các giải thưởng quốc tế

TTTĐ - Thành phố Hà Nội được nền tảng du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor vinh danh là điểm đến thứ 3 trong danh sách top 20 điểm đến cho người mê ẩm thực năm 2023. Bên cạnh đó, việc có đại diện trong danh sách các nhà hàng được gắn sao Michelin vào trung tuần tháng 6/2023 đã góp phần nâng tầm ẩm thực Hà Nội nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói chung trên bản đồ du lịch ẩm thực thế giới.
4 món ăn quen thuộc của Hà Nội lọt top món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam Ẩm thực Hà thành

4 món ăn quen thuộc của Hà Nội lọt top món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

TTTĐ - Phở Hà Nội, bún ốc, cốm làng Vòng, bún thang là 4 món ăn quen thuộc của Hà Nội được vinh danh trong top 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam giai đoạn I năm 2022.
Cơ hội để người dân và du khách trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực Hà Nội Ẩm thực Hà thành

Cơ hội để người dân và du khách trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 29/9 - 1/10/2023 tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội, Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội là nơi để người dân cũng như du khách trải nghiệm và thưởng thức ẩm thực từ truyền thống đến hiện đại qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân ẩm thực, đầu bếp đã được vinh danh tại các sự kiện ẩm thực lớn nhỏ.
Gạt bỏ lo toan, thư giãn cuối tuần cùng hãng bia quốc dân Ẩm thực Hà thành

Gạt bỏ lo toan, thư giãn cuối tuần cùng hãng bia quốc dân

TTTĐ - Ngày nghỉ cuối tuần thường là dịp để chúng ta thư giãn, tái tạo lại tinh thần sau thời gian làm việc căng thẳng. Với người trẻ, họ luôn có cho mình những cách riêng để những ngày nghỉ ngơi thực sự ý nghĩa và trở nên trọn vẹn.
Bí quyết “chạy dealine” của nhiều người trẻ Ẩm thực Hà thành

Bí quyết “chạy dealine” của nhiều người trẻ

TTTĐ - Đi cùng sự thay đổi liên tục của xã hội, “chạy deadline” đã trở thành việc quen thuộc với những người trẻ hiện đại. Mặc dù vậy, deadline luôn mang tới những áp lực, mệt mỏi và đôi khi khiến người ta kiệt sức. Để thoát khỏi guồng quay đó, người trẻ luôn có cho mình những bí quyết riêng…
Xem thêm