Tag

Cần cưỡng chế những cơ sở gây ô nhiễm chây ỳ “bám” nội đô

Xã hội 01/10/2020 00:00
aa
TTTĐ - Sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, UBND TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành. Nhưng đến nay, số cơ sở di dời chỉ có thể đếm đầu ngón tay, dẫn đến những hệ lụy như ô nhiễm, ùn tắc giao thông...
Nhiều cơ sở sản xuất vẫn chây ì di dời gây nhiều hệ lụy về môi trường
Nhiều cơ sở sản xuất vẫn chây ì di dời gây nhiều hệ lụy về môi trường; Ảnh: Nguyễn Thị Hạnh

Việc đề xuất di dời các cơ quan, xí nghiệp, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi nội đô đã được kiến nghị từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có mấy đơn vị chịu trả lại đất vàng cho thành phố.

Nhà máy thuốc lá Thăng Long, trong khu công nghiệp “Cao - Xà - Lá” (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) là một điển hình. Một thời gian dài, xung quanh nhà máy đậm đặc mùi thuốc lá, ngày đêm tỏa ra khu dân cư hàng chục năm nay.

Theo chia sẻ của đại diện công ty, vấn đề di dời nhà máy đã được đặt ra từ thế kỷ trước nhưng đến năm 2010 công ty mới hoàn thành thiết kế nhà máy mới; năm 2015 công ty mới được giao đất và đã chủ động đầu tư xây dựng xưởng sản xuất tại nơi mới. Theo kế hoạch được phê duyệt, trước 31/12/2019, công ty phải hoàn thành nhưng đến nay, doanh nghiệp vẫn “dậm chân tại chỗ”.

Vị cán bộ này chia sẻ, cái khó của doanh nghiệp là không được cấp ngân sách để di dời trong khi chi phí phục vụ công tác di dời lại hết sức tốn kém.

Cũng “dậm chân tại chỗ” là Công ty Dệt kim Đông Xuân (phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng). Mặc dù liên tục nhận được phản ánh từ người dân nhưng đến nay, Công ty tiếp tục hoạt động, sản xuất xả thải khiến người dân xung quanh khu vực ngày ngày phải sống chung với ô nhiễm.

Được biết, năm 2011 Công ty Dệt kim Đông Xuân đã tiến hành xây dựng nhà máy mới ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) và đã đi vào hoạt động ổn định song không rõ vì sao một doanh nghiệp đã được bố trí quỹ đất và hỗ trợ di dời, xây dựng nhà máy mới nhưng nhà máy cũ vẫn duy trì hoạt động, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường.

Một trường hợp khác là Nhà máy bia Hà Nội (Habeco) nằm sát mặt đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) với diện tích 5ha. Diện tích này theo quy hoạch sẽ làm vườn hoa, công viên và trường học nhưng cho đến nay việc di dời vẫn “án binh bất động”. Đại diện Habeco cho biết: Habeco đang sở hữu quỹ đất 22 ha tại huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội và đã có nhà máy công suất 200 triệu lít/năm. Sản lượng của dây chuyền sản xuất tại quận Ba Đình chỉ chiếm 1/10 sản lượng của Tổng công ty. Tuy nhiên, về việc di dời, vị này cho hay, “diện tích này thuê hằng năm của Hà Nội, khi nào thành phố có nhu cầu sử dụng và đền bù thì Habeco sẽ di dời”.

UBND thành phố Hà Nội đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về việc rà soát, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng tiêu chí, biện pháp, lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị theo Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Sau khi trao đổi, đối thoại, về cơ bản các doanh nghiệp thống nhất chủ trương di dời của thành phố, một số doanh nghiệp đã lập kế hoạch chuẩn bị di dời

UBND thành phố thừa nhận, việc di dời các cơ sở công nghiệp, sản xuất gây ô nhiễm còn chậm, manh mún do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tài chính, cơ chế, chính sách hỗ trợ, hình thức di dời, việc bàn giao lại quỹ đất sau di dời cho thành phố, các cơ sở đã thực hiện di dời chủ yếu do doanh nghiệp chủ động thực hiện.

Theo TS. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam, so với di dời trụ sở các bộ, ngành, trường đại học, cơ sở y tế, việc di dời cơ sở sản xuất công nghiệp có đặc trưng riêng và cần thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, tồn tại mới đưa ra được giải pháp khắc phục.

TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, thực trạng trên là do hạn chế trong phân công trách nhiệm. Cơ quan chức năng chưa chỉ đạo ráo riết và triển khai những giải pháp quyết liệt, thiếu đôn đốc giám sát xử lý thường xuyên. Công tác quản lý có mặt còn tồn tại, giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp còn khó khăn, có cụm công nghiệp bị “biến chất”, sử dụng không đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra ban đầu. Sự chậm trễ, thậm chí chây ỳ di dời còn từ nhận thức của chính các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Ông Nghiêm cho rằng, cần phân loại các cơ sở sản xuất công nghiệp để xây dựng kế hoạch cụ thể, ưu tiên di dời cơ sở nào trước, cơ sở nào sau, cơ sở nào bắt buộc hay cần khuyến khích, vận động. Phải chuẩn bị chu đáo cả địa điểm các chuyển đến. Bên cạnh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất cũng cần chú trọng các thiết chế văn hóa như nhà ở cho người lao động, trường học, nhà văn hóa...

Ngoài ra cần có cơ chế đặc thù, nếu cơ sở sản xuất công nghiệp di dời không cần ngân sách trợ giúp thì hỗ trợ về vốn. Các cơ sở sản xuất công nghiệp thuê đất Nhà nước dài hạn, chưa đến hạn phải trả nên không có quyền thu hồi, đòi hỏi phải có sự đồng bộ về thể chế mới giải quyết được. Do đó cần nghiên cứu sửa Luật Đất đai liên quan đến lĩnh vực này. Cần phân rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và TP Hà Nội trong phối hợp di dời để tránh chồng chéo hay phó mặc cho địa phương.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Sau 8 năm xây dựng, cảng cá Hồng Triều vẫn ngổn ngang Xã hội

Sau 8 năm xây dựng, cảng cá Hồng Triều vẫn ngổn ngang

TTTĐ - Được phê duyệt đầu tư từ tháng 3/2016 nhưng đến nay dự án mở rộng khu neo đậu tàu thuyền, kết hợp xây dựng cảng cá Hồng Triều vẫn đang ngổn ngang.
Ngày đầu tuần, nhiều khu vực có mưa rào và dông Môi trường

Ngày đầu tuần, nhiều khu vực có mưa rào và dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định phía Đông Bắc Bộ, ngày 20/5 có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
Đắk Nông: Xử phạt trang trại chăn nuôi heo gần 500 triệu đồng Xã hội

Đắk Nông: Xử phạt trang trại chăn nuôi heo gần 500 triệu đồng

TTTĐ - Ngày 19/5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông P.V.S., chủ trang trại chăn nuôi heo (lợn) ở xã Nam Bình, huyện Đắk Song với tổng số tiền 487 triệu đồng.
Thực hành bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt Môi trường

Thực hành bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, sinh hoạt

TTTĐ - Ngày 19/5, tại huyện Ba Vì, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và Ngày môi trường thế giới năm 2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa”.
Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” Xã hội

Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản”

TTTĐ - Tọa đàm khoa học “Bắc Kinh - Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” vừa được tổ chức tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho công nhân Muôn mặt cuộc sống

Nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho công nhân

TTTĐ - Hòa chung không khí hân hoan của Tháng Công nhân, kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác, ngày 19/5, Tỉnh đoàn Bình Dương phối hợp cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh.
Ra quân hưởng ứng tuần lễ biển đảo Việt Nam năm 2024 Môi trường

Ra quân hưởng ứng tuần lễ biển đảo Việt Nam năm 2024

TTTĐ - Lễ phát động và ra quân làm sạch biển với chủ đề “Thanh niên hành động vì đại dương không rác nhựa” hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2024 vừa được Đoàn Thanh niên Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức.
Trình phương án về nồng độ cồn khi tham gia giao thông Muôn mặt cuộc sống

Trình phương án về nồng độ cồn khi tham gia giao thông

TTTĐ - Quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông là vấn đề được các đại biểu quan tâm từ kỳ họp thứ 6 và còn nhiều ý kiến khác nhau.
Công ty nợ BHXH, người lao động có được hưởng chế độ thai sản? BHXH & Đời sống

Công ty nợ BHXH, người lao động có được hưởng chế độ thai sản?

TTTĐ - Nếu doanh nghiệp khó khăn, chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động có được hưởng các chế độ thai sản là thắc mắc của rất nhiều người.
Không để phát sinh nợ đóng BHXH, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHXH & Đời sống

Không để phát sinh nợ đóng BHXH, đảm bảo quyền lợi người tham gia

TTTĐ - Tính đến hết tháng 4/2024, toàn thành phố Hà Nội có 93.539 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm đảm bảo quyền lợi người tham gia, cũng trong tháng 4/2024, BHXH TP Hà Nội đã tổ chức 190 cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Xem thêm