Tag

Cô giáo thổi hồn vào môn Địa lý bằng tiếng Anh

Giáo dục 18/10/2017 16:10
aa
Để có một ý tưởng cho bài giảng Địa lý bằng tiếng Anh mất cả vải tháng, để chuẩn bị cho một giờ lên lớp mất cả một tuần, để học sinh thực sự hứng thú với Địa lý, nhất là dạy để các em hiểu môn này bằng tiếng Anh là cả một quá trình dài cố gắng của cả cô lẫn trò. Dù thế, cô giáo Nguyễn Thị Thúy Nga, giáo viên dạy Địa lý trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương đã làm được, cô đã thổi hồn vào môn Địa lý, làm cho học sinh hào hứng với mỗi giờ dạy của mình.

Cô giáo thổi hồn vào môn Địa lý bằng tiếng Anh

Cô giáo thổi hồn vào môn Địa lý bằng tiếng Anh

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga, giáo viên dạy Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương

Là người tiên phong trong việc áp dụng tiếng Anh vào giảng dạy môn học của mình, Cô Nguyễn Thị Thúy Nga đã nhận được nhiều sự hưởng ứng tích cực từ học sinh. Cô Nga chia sẻ: “Tôi chưa có điều kiện để áp dụng toàn bộ các tiết học, tôi chỉ thử nghiệm một số chủ đề nhưng tôi thấy học sinh rất thích thú. Tôi thấy học như thế này, vốn từ tiếng Anh của các em được mở rộng và kiến thức Địa lý được các em dễ dàng tiếp thu hơn là những bài học thông thường ở trên lớp. Ví dụ, trong giờ học về khí hậu thì tên các khối khí kí hiệu như là T, E, A, nếu để tiếng Việt dạy khối khí chí tuyến hay là khối khí cực, xích đạo… thì học sinh hay nhầm lẫn nhưng khi mình cung cấp các từ tiếng Anh thì học sinh lại liên hệ với kiến thức bài học tiếng Anh ở cấp THCS, học sinh lại nhớ luôn. Đó là sự thú vị khi học Địa Lý bằng tiếng Anh”.

Cô Nga cho biết, môn Địa lý mang màu sắc của một số môn học khác nên cô có nhiều cơ hội để áp dụng tiếng Anh vào dạy dễ dàng hơn. Trong môn Sinh học cũng thấy có kiến thức Địa, trong Tiếng Anh mới được đưa vào chương trình phổ thông bây giờ thì những vấn đề nóng hổi về tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và dân số đều có… Từ đó, cô đã xâu chuỗi lại để giảng dạy cho học sinh. Ví dụ như trong sách Địa lý lớp 12 ở bài 1 có chủ đề nói về đường lối đổi mới kinh tế thì trong sách tiếng Anh lớp 12 trong bài 7 cũng nói về đường lối đổi mới kinh tế, nó tương tự nhau về mặt nội dung nên mình có cơ hội để áp dụng.

Chia sẻ về việc chuẩn bị cho một giờ lên lớp dạy Địa lý bằng tiếng Anh, cô Nga cho biết, để có một giờ dạy trên lớp thực sự là vất vả. “Nó khó khăn vì mình sẽ phải đơn giản hóa các hoạt động đi nhiều hơn, vì sự đồng thuận về ngôn ngữ sẽ không được như là tiếng mẹ đẻ được. Tôi phải đơn giản hóa bài giảng, chọn cấu trúc và các vốn từ tiếng Anh tôi dễ hiểu, thông dụng nhất. Điều quan trọng nữa là tôi phải lựa chọn chủ đề gần gũi để học sinh có thể cảm nhận được vấn đề mà cô giáo đưa vào rất tự nhiên, thực tế chứ không phải là cưỡng ép, tất cả bài giảng đều phải liên hệ với thực tế” Cô Nga nói.

“Để nói cụ thể về thời gian chuẩn bị cho một bài giảng thì rất khó vì nhiều khi tôi đi ngủ nhưng lại chợt nảy ra một ý tưởng nào đó và tôi nuôi dưỡng ý tưởng đó dài lâu thì mới được một bài giảng tâm huyết. Còn với tiếng Anh thì mất khoảng thời gian chuẩn bị nhiều hơn, trau chuốt hơn để làm thế nào để giờ học diễn ra tự nhiên, thoải mái, không mang yếu tố trình diễn mà học sinh thực sự hứng thú. Mình nhớ là khi đầu tư tập trung thì một bài dạy thông thường trên lớp thì mình soạn trong một buổi, còn soạn bài giảng bằng tiếng Anh có lẽ phải mất một tuần nhưng ý tưởng thì có thể lâu dài’ Cô Nga chia sẻ.

Cũng theo cô Nga, để có một bài dạy Địa bằng tiếng Anh Suôn sẻ thì đầu tiên là cô phải nắm vững cả chương trình tiếng Anh và Địa phổ thông, phải tìm hiểu xem nó có những vấn đề gì liên quan. Sau đó cô lên ý tưởng, định hướng trước cho học sinh. Học sinh sẽ cùng cô giáo thực hiện chủ đề này để các em có ý thức xây dựng được vốn từ nhất định, sau đó mình sẽ đưa cấu trúc bài học đơn giản để học sinh có thể nghiên cứu, cuối cùng thì bài dạy mới thực hiện được.

Là một học sinh chuyên Anh hồi còn đang học THCS, cô Nga được một cô giáo dạy Địa lý ở trường THCS phát hiện ra có một chút năng khiếu, cô giáo đó đã hướng cô Nga vào đội tuyển Địa lí, sau đó, cô Nga có thành tích đạt giải Nhì quốc gia môn Địa Lý. Cô Nga nhận ra rằng, trong quá trình học chuyên, nếu như trở thành giáo viên thì vốn kiến thức sâu rộng ở thời kì học chuyên và thời kì tập huấn đội tuyển sẽ được cung cấp cho học sinh rất hữu ích. Vì vậy cô Nga quyết tâm thi vào trường sư phạm để theo học với mong muốn là đem những kiến thức mình biết được truyền thụ cho học sinh.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thạc sĩ khiếm thị đi thật xa để về quê hương dạy học Giáo dục

Thạc sĩ khiếm thị đi thật xa để về quê hương dạy học

TTTĐ - Không có đôi mắt sáng nhưng Huỳnh Hữu Cảnh (sinh năm 1985, tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) đã phấn đấu trở thành Thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Flinder của Úc và trở về quê hương dạy học. Với nghị lực của mình, Hữu Cảnh không chỉ đạt thành tích cao trong học tâp mà còn tìm kiếm được một nửa yêu thương.
Đình chỉ lớp mẫu giáo sau vụ việc nghi bạo hành trẻ em Giáo dục

Đình chỉ lớp mẫu giáo sau vụ việc nghi bạo hành trẻ em

TTTĐ - Lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM), nơi quay được clip cô giáo có hành vi bạo hành, ngồi lên người trẻ ép ăn bị đình chỉ hoạt động từ ngày 25/4.
Mầm non Minh Khai - trường học công viên, ngôi nhà hạnh phúc Giáo dục

Mầm non Minh Khai - trường học công viên, ngôi nhà hạnh phúc

TTTĐ - Trong thế giới hiện đại, giáo dục không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn tạo ra môi trường thú vị và bổ ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Lào Cai và Bình Dương khảo sát mô hình giáo dục tại Hà Nội Giáo dục

Lào Cai và Bình Dương khảo sát mô hình giáo dục tại Hà Nội

TTTĐ - Ngày 24/4, Phòng GD&ĐT Ba Đình được UBND TP Hà Nội lựa chọn là đơn vị đón đoàn công tác Lào Cai và Bình Dương đến tham quan mô hình chuyển đổi số trường, lớp học tại trường Tiểu học Thành Công B.
Nhân rộng mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” Giáo dục

Nhân rộng mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”

TTTĐ - Sáng 24/4, UBND phường Giảng Võ phối hợp Trường Tiểu học Kim Đồng tổ chức lễ ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông”. Tham gia buổi lễ có 900 học sinh, phụ huynh và thầy cô trường Tiểu học Kim Đồng.
Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non Giáo dục

Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non

TTTĐ – Đại diện trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cho biết, trường vừa có quyết định thưởng 5 triệu đồng cho sinh viên nam đăng ký học ngành giáo dục mầm non, ngành học mà rất nhiều năm qua không có sinh viên nam.
Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Học sinh lớp 12 tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hôm nay, ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.
19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng Giáo dục

19 giáo viên dạy giỏi chương trình giáo dục thường xuyên được khen thưởng

TTTĐ - Ngày 23/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THPT năm học 2023-2024.
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên Giáo dục

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với sinh viên

TTTĐ - Tiếng Anh hiện nay được xem là công cụ giao tiếp toàn cầu, là "chìa khóa" để đến với khối lượng tri thức, kiến thức đồ sộ của nền văn minh thế giới. Vì vậy, hiểu biết và sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức và thông tin đa dạng từ các nguồn toàn cầu.
Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên Giáo dục

Nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp cho sinh viên

TTTĐ - Sáng 23/4, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và gần 200 sinh viên Nhà trường.
Xem thêm