10 dự án xuất sắc của “Bệ phóng khởi nghiệp”
“Vẽ đường” cho sinh viên khởi nghiệp Sinh viên Văn Lang giành giải Đặc biệt cuộc thi khởi nghiệp “Ra khơi” năm 2023 |
Trải qua vòng chấm sơ khảo, Ban Tổ chức đã chọn được ra 10 ý tưởng, dự án xuất sắc tham gia vòng chung kết cuộc thi.
Để chuẩn bị cho vòng chung kết, Top 10 dự án, ý tưởng được tham gia hoạt động “ươm mầm” với chuỗi tọa đàm, tập huấn cùng chuyên gia, đại diện các quỹ đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp, giúp các đội thi nâng cao kiến thức về vòng đời sản phẩm, chiến lược triển khai sản phẩm ra thị trường, tài chính, kỹ năng thuyết trình, gọi vốn.
Cuộc thi được tổ chức nhằm tạo một sân chơi thường niên, bổ ích về khởi nghiệp cho sinh viên, khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ gắn với ứng dụng thực tiễn; cũng như tăng cường kết nối, giao lưu với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ hội thương mại hoá, xúc tiến các dự án khởi nghiệp xuất sắc có tính khả thi cao.
![]() |
Nhiều ý tưởng, dự án xuất sắc của sinh viên tham gia cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp” |
Đây là lần đầu tiên, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố tổ chức cuộc thi toàn diện quy tụ nhiều dự án xuất sắc đạt giải từ các cuộc thi khởi nghiệp cấp trường trở lên.
Sau khi phát động, Ban Tổ chức đã nhận được 92 dự án xuất sắc, đạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp các cấp, từ 28 trường đại học, học viện, cao đẳng.
Vòng chung kết cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp” lần thứ I, năm 2023 được tổ chức vào 8h00 ngày 22/12, tại Tháp Hà Nội (Hanoi Tower), số 49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
10 dự án vào vòng chung kết cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp”: 2. LAMA - Ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần dành cho sinh viên, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. VNUA R&T - Máy hàn ống tự động, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 4. SAFETYMOTO - Thiết bị chống cháy xe máy, xe điện, trường Đại học Thuỷ Lợi. 5. New metarial - Sản xuất tấm cách nhiệt chống cháy từ tro bay bằng công nghệ Geopolymer, trường Đại học Mỏ - Địa Chất. 6. NaviAI - Trợ lý ảo AI hỗ trợ sáng tạo nội dung và biểu diễn, thuyết trình, trường Đại học VinUni. 7. HupTech TechNexa - Hệ thống lên men thực phẩm tự động, trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. 8. PETAA - Sản phẩm thiên nhiên đầu tiên dành cho thú cưng tại Việt Nam, trường Đại học Phenikaa. 9. CareerEZ - Nền tảng cung cấp dịch vụ trải nghiệm ngành nghề trực tuyến cho học sinh THPT, trường Đại học Ngoại thương. 10. Coffuel - Viên nén sinh khối từ bã cà phê, Đại học Bách Khoa Hà Nội. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

Sức trẻ bùng nổ với hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên

Quảng Ninh tổ chức Hội thi Tin học trẻ lần thứ 26 năm 2025

Người trẻ “update” ký ức dân tộc bằng ngôn ngữ thời đại

Tuổi trẻ cả nước hướng về kỷ niệm chiến thắng 30/4

Thắp sáng ngọn lửa tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Kể chuyện về tình yêu Tổ quốc qua những tà áo dài

Giới trẻ hào hứng đón chào 50 năm ngày Giải phóng
