100% các cơ quan của Hà Nội không sử dụng túi ni lông từ tháng 11/2019
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu và hàng nghìn bạn trẻ Thủ đô tham gia đi bộ kêu gọi chống rác thải nhựa
Bài liên quan
Hà Nội tăng cường công tác quản lý các cụm công nghiệp
Cùng bảo vệ môi trường với “Đổi rác lấy quà” của tuổi trẻ Hai Bà Trưng
Bảo vệ môi trường từ những dự án khởi nghiệp sáng tạo
Theo đó, 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND thành phố không sử dụng túi ni lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ tháng 11/2019. Các đơn vị cần thay đổi thói quen, giảm dần việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong cơ quan và sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ từ năm 2020.
Các đơn vị chỉ đạo các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, các siêu thị, chuỗi nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố cam kết chung tay cùng Chính phủ, UBND thành phố và toàn xã hội nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần. Các hiệp hội vận động các cửa hàng, siêu thị, chuỗi nhà hàng, khu du lịch, dịch vụ, khách sạn... không sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền, vận động, khuyến khích người tiêu dùng tự mang bao bì, túi đựng có thể sử dụng nhiều lần, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và nói không với túi ni lông.
Đặc biệt, thành phố yêu cầu tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa; giảm thiểu sự phát thải chất thải nhựa trên địa bàn; đến ngày 31-12-2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa.
Thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu, đề xuất thay thế công nghệ sản xuất bao bì lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khuyến khích sử dụng công nghệ hiện đại tái chế chất thải nhựa; đưa ra lộ trình để các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng các sản phẩm túi đựng thân thiện với môi trường.
Cùng với đó, thành phố xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường nhằm tăng cường năng lực về công nghệ và thị trường cho các đơn vị sản xuất; xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hỗ trợ và ưu đãi đối với hoạt động thu gom, tái chế, xử lý rác thải nhựa.
Để hoàn thành các mục tiêu trên, các cấp, ngành thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng đối với công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường do sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ thẻ vàng của EC

Quảng Ngãi chỉ đạo khẩn trương khắc phục sạt lở bờ biển An Phú

Hà Nội điều chỉnh một số địa điểm thực hiện TTHC

10 giải pháp cấp bách giải quyết ô nhiễm môi trường Thủ đô

"Chìa khoá" giải quyết các vấn đề môi trường

Nâng cao chất lượng đối thoại, ký kết thỏa ước lao động tập thể

Giàn hoa giấy “khổng lồ” nhuộm tím bờ sông Hàn

Xử lý phản ánh doanh nghiệp xả khói thải ra môi trường

Thay đổi tư duy quản lý để Hà Nội có "bầu trời xanh"
