Tag

50 năm tự hào lớp sinh viên xếp bút nghiên ra trận

Tin tức 29/10/2020 08:00
aa
TTTĐ - Cách đây vừa đúng 50 năm, vào những ngày tháng mùa Hè và mùa Thu năm 1970, một số lượng lớn sinh viên của các trường đại học ở miền Bắc đã được lệnh lên đường nhập ngũ, hiến dâng thành xuân cho Tổ quốc. Đây là đợt nhập ngũ đầu tiên của đông đảo sinh viên các trưởng đại học sau khi Nhà nước có lệnh động viên cục bộ.
Sôi nổi khai mạc Giải bóng đá sinh viên năm 2020 Sinh viên Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng lùi thời gian nhập học vì mưa lũ

Trong trí nhớ của ông Nguyễn Hữu Mão, cựu chiến binh sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1970, nhiều trường đại học trở về Hà Nội sau thời gian tạm sơ tán tránh máy bay Mỹ ném bom.

Thời gian này, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn căng thẳng, nhu cầu chi viện cho các mặt trận phía Nam trở nên cấp bách. Hưởng ứng phong trào Ba sẵn sàng và thực hiện lệnh tổng động viên, những chàng lính sinh viên 1970 như những cánh chim đã "ra giảng" được biên chế về các đơn vị trong toàn quân để bổ sung lực lượng chiến đấu trên khắp các chiến trường suốt từ Bắc vào Nam và trên đất bạn Lào.

Số đông ở lại làm lính bộ binh, pháo binh bổ sung cho mặt trận Quảng Trị, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào năm 1971, tham gia giải phóng và bảo vệ thành cổ Quảng Trị mùa hè rực lửa năm 1972.

Nhiều anh em được điều động về các đơn vị tên lửa, pháo cao xạ thuộc Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) làm nhiệm vụ chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của không quân Mỹ, bảo vệ bầu trời miền Bắc, góp phần lập nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” tháng Chạp năm 1972 buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Những sinh viên 1970 được biên chế về các đơn vị trong toàn quân để bổ sung lực lượng chiến đấu trên khắp các chiến trường
Những sinh viên 1970 được biên chế về các đơn vị trong toàn quân để bổ sung lực lượng chiến đấu trên khắp các chiến trường

Một số được điều động về các đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế chiến đấu giúp nước bạn Lào. Một số khác được điều động về các đơn vị công binh thuộc Đoàn 559 tham gia bảo vệ đường Hồ Chi Minh ở Đông và Tây Trường Sơn – tuyến đường giao thông chiến lược và huyết mach chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam...

Và hầu hết họ là những người lính tham gia đến trận chiến đấu cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhiều người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, “mãi mãi tuổi 20". Nhiều người chiến đấu giỏi, lập công xuất sắc, được tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý, trong đó tiêu biểu là 4 đồng chí đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đó là: Anh hùng Liệt sỹ Nghiêm Xuân Danh - trắc thủ tên lửa Trung đoàn 257 của Quân chủng PKKQ, nguyên sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Anh hùng Liệt sỹ Lê Xuân Đình - Đại đội trưởng Đại đội 15, Trung đoàn 18, Sư đoàn 325, nguyên sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp; Anh hùng Trần Văn Xuân - nguyên sinh viên trường Đại học Thủy lợi, xạ thủ tên lửa A72 của Quân chủng PKKQ đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ: Anh hùng Phan Kim Kỳ (đã mất) - nguyên sinh viên Trường Đại học Thủy lợi, xạ thủ tên lửa A72 của Quân chủng PKKQ đã bắn rơi 5 máy bay Mỹ.

Hoặc như kíp trắc thủ tên lửa của Tiểu đoàn 72 - Trung đoàn 285 Quân chủng PKKQ bắn chiếc B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp ở làng hoa Ngọc Hà - Hà Nội đêm 27/12/1972 là 3 sinh viên Trưởng Đại học Bách khoa nhập ngũ ngày 26/8/1970...

Nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cao cấp trong Quân đội, trong đó có đồng chí trở thành tướng lĩnh, giữ những trọng trách lớn.

Sau ngày đất nước khải hoàn, hầu hết lính sinh viên 1970 - không ít người còn mang thương tật hoặc di chứng của chiến tranh lại trở về giảng đường của các trường đại học tiếp tục học tập, ra trường phục vụ công cuộc tái thiết đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều người đã trở thành cán bộ quản lý, nhà khoa học, giáo sư, tiến sỹ, nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà báo...

Trong đó một số người đã trở thành cán bộ chủ chốt, quan trọng trong hệ thống chính trị ở các cơ quan Trung ương và địa phương.

“Từ trong sâu thẳm ký ức, mỗi cựu chiến binh vẫn luôn nhớ về mái trường nơi họ đã có những năm tháng là sinh viên và họ vẫn tự hào khi tự giới thiệu minh là lính sinh viên của trường ấy. Bởi trong thực tế, các cựu chiến binh sinh viên đã trở thành một phần không thể thiếu trong lịch sử truyền thống vẻ vang của các trường đại học” - Ông Nguyễn Hữu Mão chia sẻ.

Những người lính - sinh viên một thời "tài hoa ra trận" hôm nay là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại, là câu chuyện chưa bao giờ cũ để thể hệ hôm hay mãi tự hào về lớp cha anh đi trước, về truyền thống hào hùng của dân tộc.

Họ là nhân chứng lịch sử, đã đóng góp một phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đúng như cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “Tổ quốc ghi công lớp lớp thấy giáo, sinh viên đã xếp bút nghiên lên đường chiến đấu và đóng góp xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc. Tinh thần yêu nước mãi mãi là ngọn lửa soi sáng các thể hệ thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, hòa bình và hạnh phúc".

Đọc thêm

Lời cảm ơn của Ban Tang lễ và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lời cảm ơn của Ban Tang lễ và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những ngày qua, hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, nơi tổ chức Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc * Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc *

Lời điếu tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang Nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Thời sự

Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

TTTĐ - Chiều 26/7, tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), thân nhân của Tổng Bí thư, các lực chức năng, bà con Nhân dân tập trung làm lễ truy điệu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân

TTTĐ - Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.
Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn Tin tức

Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn

TTTĐ - Cùng với cả nước, suốt nhiều năm qua, thành phố (TP) Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo cho các thương bệnh binh, gia đình chính sách, người có công… coi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tấm lòng, là văn hóa nêu gương của Thủ đô qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình Tin tức

Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình

TTTĐ - Vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm trong lần tiếp xúc cử tri quận Ba Đình năm 2011, cán bộ, giáo viên trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn nhớ mãi hình ảnh của một vị lãnh đạo ân cần, giản dị, ấm áp.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương Tin tức

Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương

TTTĐ - Bằng những việc làm chân thành, giản dị nhưng vô cùng xúc động, người dân thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh đã chuẩn bị quạt, nước, mũ, bánh mì… để tiếp đón người dân cả nước về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tất cả những việc làm đó đã thể hiện sự tôn kính, trân trọng và hơn cả là tấm lòng biết ơn, tự hào đối với một người con ưu tú của quê hương.
Xem thêm