Tag

Ấn Độ: Nạn tảo hôn gia tăng vì đại dịch Covid-19

Quốc tế 08/09/2020 15:51
aa
TTTĐ - Ấn Độ là quốc gia chiếm tới 1/3 số cô dâu tảo hôn trên thế giới. Theo số liệu năm 2019 từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 102 trong số 223 triệu cô dâu trẻ em ở Ấn Độ đã kết hôn trước tuổi 15.
1247 anh 1
Nạn tảo hôn ngày càng gia tăng trong dịch Covid-19 tại Ấn Độ (Ảnh: Reuters)
Khoảng 59 triệu trẻ em gái "tảo hôn" tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Gần 1/3 số người dân tộc thiểu số tảo hôn

Giải pháp cho khó khăn về tài chính

Anh Narayana Sukla là điều phối viên của Childline India Foundation, quỹ trợ giúp quốc gia do Chính phủ hỗ trợ dành cho trẻ em gặp nạn. Ngày 18/8, anh Sukla bất ngờ nhận được cuộc gọi vào lúc 13h45. Đầu dây bên kia là giọng thất thanh của một bé gái: “Xin hãy giải cứu cháu ngay lập tức nếu không họ sẽ giết cháu. Mẹ cháu ép cháu phải kết hôn nhưng cháu muốn đi học”.

Sukla nhanh chóng gọi cho các quan chức Chính phủ có liên quan và rời văn phòng ở Cuttack, bang Odisha, đến hỗ trợ nạn nhân.

Nạn nhân là cô bé 12 tuổi sống ở Dandapai, một ngôi làng hẻo lánh trong huyện. Sinh trưởng trong gia đình nghèo, cô bé vừa kết hôn ngày 12/8 và bị người chồng 19 tuổi tấn công tình dục.

Cô bé may mắn được giải cứu vào đêm hôm đó mà không có sự kháng cự của gia đình vì Sukla đi cùng cảnh sát địa phương. Sau đó cô được đưa đến nơi trú ẩn do Chính phủ hỗ trợ.

Đây chỉ là một trong 13 vụ tảo hôn mà Sukla phải can thiệp kể từ ngày 20/3.

Trả lời tờ Straits Times, Sukla chia sẻ: “Chúng tôi nhận được nhiều trường hợp tảo hôn hơn kể từ khi Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội do dịch Covid-19.

1253 anh bia
Nhiều em bé gái bị cha mẹ ép kết hôn sớm để giảm gánh nặng tài chính (Ảnh: Reuters)

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy gia tăng tình trạng tảo hôn trên khắp Ấn Độ. Khi các gia đình gặp khó khăn, nhiều người thất nghiệp và rơi vào cảnh nghèo đói. Các em bé gái bị ép phải kết hôn sớm để giảm gánh nặng tài chính.

Tiến sĩ S. Diwakar, chuyên viên bảo vệ trẻ em của quận Mysuru ở bang Karnataka, cho biết, trong quận có 123 trường hợp tảo hôn từ giữa tháng 3 đến tháng 7, tăng 75 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.

Quận Tiruvannamalai thuộc bang Tamil Nadu cũng ghi nhận sự gia tăng các cuộc tảo hôn. Từ tháng 4 đến tháng 7, quận này ghi nhận 83 trường hợp, so với 67 trường hợp cùng kỳ năm 2019. Riêng tháng 6, quận ghi nhận 35 trường hợp, cao nhất kể từ tháng 1/2017.

Theo số liệu từ Childline India Foundation, các đại diện của tổ chức này đã phải can thiệp vào 14.775 vụ tảo hôn từ tháng 1 đến tháng 7.

Ở Maharashtra, nạn tảo hôn được thúc đẩy bởi nhu cầu lao động trong mùa thu hoạch.

Ông Santosh Shinde, một nhà hoạt động vì quyền trẻ em, chia sẻ: “Nhiều nhà thầu đưa ra mức giá tốt hơn cho một cặp công nhân. Số tiền rơi vào khoảng 2.000 - 4.000 USD cho 8 tháng làm việc”.

Hiện nay, nạn tảo hôn ngày càng gia tăng do các trường học vẫn đóng cửa từ tháng 3. Nhiều gia đình nghèo dựa vào trường học công của Chính phủ để nuôi dạy con cái, bởi các bữa ăn giữa ngày ở trường thường được trợ giá. Mất đi nguồn trợ cấp này, các gia đình buộc phải để con trai đi làm và ép con gái lấy chồng.

Đói nghèo, thiếu giáo dục và bất ổn

Ở Ấn Độ, số vụ gia đình ép trẻ kết hôn gia tăng vì coi đó là giải pháp cho khó khăn tài chính do Covid-19 gây ra, mà không nhận thức được nó gây hậu quả thế nào với trẻ em gái.

Tảo hôn được xem là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và thậm chí là buôn bán người. Đồng thời, kết hôn sớm có thể dẫn đến vấn đề nữ giới mang thai quá sớm và trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Bà Sudeshna Roy, chuyên gia tư vấn đặc biệt về quyền trẻ em cho biết: “Nếu có một cô gái tuổi teen đang sống ở vùng nông thôn hoặc thành thị của Ấn Độ, mọi người luôn coi cô ấy như quả bom hẹn giờ”.

Đạo luật cấm tảo hôn ở Ấn Độ có quy định hình phạt đối cụ thể đối với việc thúc đẩy hoặc ép buộc tổ chức kết hôn trẻ em. Tuy nhiên, số lượng các trường hợp được đệ trình và tỷ lệ kết án vẫn thấp.

Theo dữ liệu tội phạm mới nhất trên toàn quốc từ năm 2018, chỉ có 501 vụ việc được cảnh sát ghi nhận theo Đạo luật này trong năm đó. Trong số này, 368 trường hợp được đưa ra xét xử và chỉ có hai trường hợp bị kết án.Đạo luật cấm tảo hôn ở Ấn Độ có quy định hình phạt đối cụ thể đối với việc thúc đẩy hoặc ép buộc tổ chức kết hôn trẻ em. Tuy nhiên, số lượng các trường hợp được đệ trình và tỷ lệ kết án vẫn thấp.

an do nan tao hon gia tang vi dai dich covid 19
Theo UNICEF, chấm dứt nạn tảo hôn sẽ phá vỡ vòng đói nghèo luẩn quẩn nhiều đời nay (Ảnh: SAUMYA KHANDELWAL)

Trong các vụ tảo hôn, nhiều gia đình thường được bỏ qua chỉ bằng cách cam kết rằng họ sẽ không tái phạm. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho biết một số đám cưới vẫn diễn ra trong bí mật.

Tình trạng tảo hôn phổ biến từ lâu tại nhiều cộng đồng các nước Châu Á như: Indonesia, Ấn Độ và Pakistan… Số lượng các vụ tảo hôn đã giảm dần nhờ sự tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ y tế của các tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, những hỗ trợ này đang bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19. Đại dịch đẩy nhiều triệu người vào cảnh thất nghiệp khiến các bậc cha mẹ phải vật lộn để nuôi sống gia đình.

Indonesia, quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao nhất thế giới, năm ngoái đã nâng độ tuổi kết hôn hợp pháp từ 16 lên 19 với cả hai giới. Chính phủ Ấn Độ cũng đang cân nhắc nâng độ tuổi kết hôn của Ấn Độ từ 18 lên 21.

Tuy nhiên, những động thái này rất khó thực thi bởi nó chưa giải quyết được nguyên nhân sâu xa.

Đói nghèo, thiếu giáo dục và bất ổn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tảo hôn ngay cả trong thời kỳ ổn định. Đại dịch hay khủng hoảng càng làm vấn đề trầm trọng hơn. Theo Liên hợp quốc, toàn cầu ước tính mỗi năm có khoảng 12 triệu trẻ em gái kết hôn trước năm 18 tuổi.

Các chuyên gia cảnh báo nếu các nước không thực hiện khẩn cấp những biện pháp giải quyết tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế - xã hội thì sẽ có thêm 13 triệu vụ tảo hôn nữa trong thập kỷ tới.

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc Thế giới 24h

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Trong khuôn khổ dự Đại hội Internet thế giới năm 2024 và thăm tỉnh Chiết Giang, ngày 21/11, tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã hội kiến đồng chí Vương Hạo, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang.
Việt Nam trúng cử Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031 Thế giới 24h

Việt Nam trúng cử Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031

Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025-2031 với số phiếu cao 175/183.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica Thế giới 24h

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Chiều 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Góp phần mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica lên tầm cao mới Thế giới 24h

Góp phần mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica lên tầm cao mới

Chiều 20/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến lần lượt với Chủ tịch Thượng viện Ricardo de los Santos Polanco và Chủ tịch Hạ viện Alfredo Pacheco tại Trụ sở Quốc hội Cộng hòa Dominica.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Sáng 20/11/2024 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai Thế giới 24h

Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.
Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động đa phương do Trung Quốc tổ chức Thế giới 24h

Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động đa phương do Trung Quốc tổ chức

Ngày 19/11, nhân dịp tham dự Đại hội Internet thế giới năm 2024 và thăm tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có cuộc hội đàm với đồng chí Đinh Tiết Tường, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Việt Nam là một hình mẫu, là điểm sáng trong quan hệ quốc tế Thế giới 24h

Việt Nam là một hình mẫu, là điểm sáng trong quan hệ quốc tế

Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị, trong đó có Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Indonesia luôn coi trọng phát triển, nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam Quốc tế

Indonesia luôn coi trọng phát triển, nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam

Gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Prabowo Subianto khẳng định Indonesia luôn coi trọng phát triển, nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam tương xứng với lợi thế, tiềm năng của mỗi nước.
Xem thêm