Tag

APISWA thúc đẩy các sáng kiến về môi trường của ASEAN

Môi trường 31/10/2024 21:02
aa
TTTĐ - Liên minh Rượu mạnh và Rượu vang Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APISWA), đại diện cho 11 nhà sản xuất rượu mạnh và rượu vang toàn cầu hoạt động trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vừa công bố Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, “Vì một Tương lai Bền vững: Thúc đẩy Các Sáng kiến về Môi trường của ASEAN”.
Thực hiện nhất quán chính sách ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về thu gom và tái chế

Trong bối cảnh hiện nay, phát triển bền vững đang nhanh chóng trở thành nền móng quan trọng của mọi ngành công nghiệp.

Liên minh Rượu mạnh và Rượu vang Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (APISWA), đại diện cho 11 nhà sản xuất rượu mạnh và rượu vang toàn cầu hoạt động trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đang thể hiện vai trò lãnh đạo về tính bền vững trong ngành đồ uống với việc công bố Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, “Vì một Tương lai Bền vững: Thúc đẩy Các Sáng kiến về Môi trường của ASEAN”.

Cam kết tại khu vực và trên toàn cầu của các công ty thành viên APISWA

Hôm nay (31/10), APISWA công bố Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024 tại Việt Nam, nêu bật những cam kết của các công ty thành viên nhằm giảm thiểu tác động lên môi trường thông qua nhiều giải pháp sáng tạo về năng lượng, chất thải, nước, nguồn cung ứng và bao bì sản phẩm.
Chai thủy tinh được đưa vào thùng tái chế thủy tinh chuyên dụng
Chai thủy tinh được đưa vào thùng tái chế thủy tinh chuyên dụng

Báo cáo cũng dành một phần đi sâu vào hoạt động tái chế thủy tinh và tính tuần hoàn của ngành. Với hầu hết sản phẩm rượu vang và rượu mạnh được đóng gói trong thủy tinh, các công ty thành viên của APISWA đã đầu tư vào nhiều giải pháp nhằm giảm lượng khí thải carbon từ bao bì, khuyến khích xây dựng tính tuần hoàn và khả năng trả lại của bao bì trong chuỗi cung ứng.

Ông Davide Besana, Giám đốc APISWA, cho biết: “Ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh có thể đóng vai trò lãnh đạo bằng cách hợp tác với tất cả các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị. Các công ty thành viên của APISWA đang tìm kiếm cơ hội để thí điểm và mở rộng các sáng kiến tại kênh tiêu thụ tại chỗ và ngoài điểm bán, cũng như mong muốn được hợp tác với các Chính phủ và đối tác liên ngành để hỗ trợ tăng tỷ lệ tái chế thủy tinh”.

Tại Việt Nam, APISWA cũng đã hợp tác với Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) trong việc nghiên cứu con đường phát triển hiện tại và chuỗi giá trị của rác thải thủy tinh sau tiêu dùng. Báo cáo của công trình nghiên cứu này, được công bố vào tháng 1 năm 2024, là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc phân tích lộ trình rác thải thủy tinh tại địa phương và xác định cách thức hợp tác nhằm thực hiện các giải pháp tái chế thủy tinh.

Hợp tác để gia tăng tỷ lệ tái chế thủy tinh tại ASEAN và Việt Nam

Thủy tinh có thể tái chế 100% và có thể tái chế vô tận mà không làm giảm chất lượng hoặc độ tinh khiết, giúp chất liệu này trở thành ứng cử viên lý tưởng cho nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế thủy tinh ở Việt Nam vẫn còn thấp ở mức 15%, trong khi tỉ lệ này đối với lon nhôm là 70% và chai nhựa là 32-45%.
Thúc đẩy các sáng kiến về môi trường của ASEAN
Nhiều tấn thủy tinh đang đợi tái chế tại nhà máy O-I Việt Nam
Báo cáo của APISWA cho thấy cơ sở hạ tầng để phân loại, thu gom và tái chế chai thủy tinh tại Việt Nam vẫn còn chưa phát triển. Việc xác định những thách thức cụ thể mà các bên liên quan trong toàn bộ chuỗi giá trị tại Việt Nam phải đối mặt - từ những người thu gom phế liệu cá nhân đến các doanh nghiệp phế liệu và nhà sản xuất thủy tinh, cũng như người tiêu dùng – đòi hỏi rất nhiều nguồn lực và hoạt động. Cách tiếp cận toàn diện này là chìa khóa để phát triển các giải pháp phù hợp mang lại sự thay đổi trong ngành tái chế thủy tinh.

Ông Bayard Sinnema, Giám đốc Thương mại – Châu Á của O-I, nhà sản xuất chai thủy tinh hàng đầu thế giới, nói: “Thị trường thủy tinh tại Việt Nam có sản lượng khoảng 220.000 tấn, đồng nghĩa với rất nhiều cơ hội để xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững và có khả năng mở rộng quy mô, mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Ngành này có thể dẫn đầu trong việc thúc đẩy các nỗ lực giáo dục hệ sinh thái tái chế rác thải thủy tinh về giá trị của việc chuyển hướng thủy tinh khỏi bãi chôn lấp. Khi chỉ ra được các cơ hội và giá trị trong việc tái chế thủy tinh, chúng ta có thể thu hút nhiều nguồn đầu tư hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn”.

Năm 2020, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giới thiệu chương trình Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). EPR yêu cầu các công ty sản xuất và nhập khẩu đóng góp vào những nỗ lực quốc gia nhằm tăng tỷ lệ tái chế tại hộ gia đình đối với các vật liệu như nhựa PET, lon nhôm và thủy tinh.

Ông Hồ Quốc Thông, giảng viên và là Nhà Nghiên cứu, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), cho biết, “Một chính sách duy nhất là không đủ để giải quyết một vấn đề phức tạp như tái chế thủy tinh. Lựa chọn tốt nhất hiện nay là kết hợp những công cụ pháp lý và công cụ dựa trên thị trường, cũng như hợp tác với các hiệp hội trong ngành như APISWA để thực hiện giáo dục cộng đồng, hay còn gọi là sáng kiến hành vi, về tái chế thủy tinh. Chương trình EPR là cơ hội để các nhà sản xuất chia sẻ trách nhiệm với Chính phủ và xã hội vì sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc triển khai các chương trình thí điểm để hỗ trợ những người thu gom rác thải, doanh nghiệp và hộ gia đình giảm chi phí tái chế thủy tinh hoặc thiết lập các ưu đãi kinh tế phù hợp cho thị trường tái chế thủy tinh. Việc tạo ra thị trường tái chế rác thải thủy tinh cũng góp phần làm cho ngành công nghiệp thủy tinh bền vững hơn thông qua việc giảm tiêu thụ năng lượng và sự phụ thuộc vào nguyên liệu thô”.

“Với tinh thần đồng hành cùng Chính phủ trong các nỗ lực bảo vệ môi trường, ủng hộ tái chế sản phẩm, bao bì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, doanh nghiệp mong muốn các chính sách được ban hành đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam để tạo cơ chế động lực cho các nhà sản xuất, nhà tái chế cùng phát triển bền vững”, bà Chu Thị Vân Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) chia sẻ.

Khuyến nghị cho phát triển bền vững tương lai

Những sáng kiến về phát triển bền vững của APISWA đồng hành cùng các mục tiêu quốc gia của Việt Nam hướng tới một nền kinh tế xanh, giảm thiểu carbon và Tầm nhìn ASEAN 2025 rộng hơn về một khu vực bền vững và kiên cường. Báo cáo của APISWA nhằm khởi động thảo luận xoay quanh các sáng kiến nâng cao tỷ lệ tái chế thủy tinh, bao gồm những nỗ lực đảm bảo khuôn khổ EPR được thiết lập chặt chẽ và dẫn đầu bởi ngành, giữ vững tính minh bạch, và thân thiện với thương mại.

Đọc thêm

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km Xã hội

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

TTTĐ - Hồi 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông.
Bão Man-yi giảm 2 cấp sau khi đi vào đất liền đảo Luzon Môi trường

Bão Man-yi giảm 2 cấp sau khi đi vào đất liền đảo Luzon

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều tối 17/11, bão Man-yi đã đi vào đất liền phía Đông đảo Luzon của Philippines, cường độ bão giảm 2 cấp.
Xem thêm