Apple sẽ phải đền bù 3 USD cho mỗi người dùng iPhone 4 và 4S
FaceTime khiến Apple phải bỏ ra một khoản bồi thường không hề nhỏ.
Bài liên quan
Apple thừa nhận lỗ hổng trên ứng dụng Mail
Khách hàng có thể đổi iPhone cũ lấy iPhone SE 2020
iPhone SE 2020 dự kiến về Việt Nam cuối tháng 5
Vào năm 2017, Apple từng bị người dùng iPhone 4, 4S đâm đơn kiện do hành vi cố tính phá hỏng tính năng FaceTime trên các thiết bị cũ.
Ban đầu, FaceTime có hai cơ chế hoạt động là ngang hàng và chuyển tiếp. Tuy nhiên, cơ chế "ngang hàng" sau đó bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế của của một công ty có tên VirnetX
Apple đã phải chuyển toàn bộ sang cơ chế chuyển tiếp, sử dụng máy chủ của bên thứ ba là Akami.
Nhưng khi lượng người dùng FaceTime ngày càng lớn, số tiền mà Apple phải trả cho Akami trở nên rất lớn.
Để tiết kiệm chi phí cho bên thứ ba, Apple đã tung ra bản cập nhật mới cho FaceTime nhưng không liên quan Akami, vừa không vi phạm bằng sáng chế của VirnetX. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu người dùng phải nâng cấp lên iOS 7.
Tính năng FaceTime của Apple thu hút số lượng người dùng rất lớn. |
Một số người dùng iOS 6 cho rằng, họ không muốn nâng cấp hệ điều hành nên đã không thể sử dụng được FaceTime. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhóm đã được thành lập để đâm đơn kiện Apple.
Theo đơn kiện, có tổng cộng 3,6 triệu thiết bị iPhone 4 và 4S chịu ảnh hưởng bởi quyết định của Apple.
Ước tính, sẽ có đến 90% người dùng được đền bù nếu đạt các điều kiện của Apple, như chưa jailbreak, chạy iOS 6 trở xuống và chủ sở hữu máy ở California.
Thoả thuận đền bù từng được Apple đề nghị vào tháng 2 năm nay nhưng chưa thoả mãn, mức phạt cuối cùng Apple thương thuyết được là 18 triệu USD.
Đáng chú ý, nhóm luật sư đại diện vụ kiện tập thể sẽ được hưởng đến 30% số tiền bồi thường, tương đương 5,4 triệu USD cho phí luật sư và 1,1 triệu USD tiền bồi hoàn các chi phí phát sinh.
Sau khi trừ đi các chi phí khác, mỗi chủ thiết bị iPhone 4 và 4S chịu ảnh hưởng sẽ chỉ còn nhận được khoảng 3 USD.