Tag

Bắc Giang: Bước chuyển mình sau 10 năm thực hiện Nghị quyết về “Tam nông”

Nông thôn mới 01/01/2019 16:11
aa
TTTĐ - Năm 2018 đánh dấu mốc 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 khóa X về tam nông, cùng với cả nước tỉnh Bắc Giang đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuổi trẻ và Pháp luật đã có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái nhân dịp này.

Bắc Giang: Bước chuyển mình sau 10 năm thực hiện Nghị quyết về “Tam nông”

Ông Dương Văn Thái - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

Bài liên quan

Việt Yên - Huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đón nông thôn mới

Bắc Giang: Đóng điện thành công MBA T2, Trạm 110kV Quang Châu

- PV: Thưa ông, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 khóa X về tam nông, cùng với cả nước Bắc Giang cũng đã đạt được một số thành tựu to lớn. Công tác này đã được tỉnh lãnh, chỉ đạo như thế nào?

- Trước tiên, chúng ta có thể khẳng đinh Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi tắt là tam nông - PV) là Nghị quyết toàn diện nhất về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; đây là tiền đề cho việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Vì vậy, đối với tỉnh Bắc Giang ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 36-KH/TU ngày 28/8/2008 về việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết và ban hành Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 3/10/2008 về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/3/2009 thực hiện Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 3/10/2008 của Tỉnh ủy trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành của tỉnh và các địa phương để triển khai tổ chức thực hiện.

Đồng thời với đó, tỉnh tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết và triển khai các chương trình, kế hoạch cho các đồng chí cán bộ chủ chốt là lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh, các huyện, thành phố và các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các Huyện ủy, Thành ủy và các chi đảng bộ cơ sở đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết và các chương trình, kế hoạch của tỉnh đến toàn bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Vải thiều là một trong những sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Bắc GiangThông qua việc học tập, quán triệt và thông tin tuyên truyền đã tạo được sự đồng thuận cao và có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xác định việc thể chế hóa các văn bản thực hiện Nghị quyết là khâu quan trọng. Nên trong 10 năm qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành 22 nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo (trong đó có 12 Nghị quyết; 2 chỉ thị và 8 văn bản chỉ đạo khác). Cùng với đó, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 155 chương trình, kế hoạch, đề án, cơ chế chính sách tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đoàn thể, xã hội nên đã đạt được những kết quả khá tích cực. Đã tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và duy trì tốc độ tăng trưởng khá; quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh được đảm bảo; an sinh xã hội được chăm lo, đời sống của nhân dân được cải thiện; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc. Trong đó, một số kết quả nổi bật:

Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2008-2018 đạt 3,7%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2018 theo giá so sánh (2010) đạt 19.892 tỷ đồng, tăng 377% so với năm 2008. Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 103 triệu đồng tăng 2,57 lần so với năm 2008. Sản lượng lương thực có hạt đạt 644.176 tấn tăng 74.816 tấn so với năm 2008. Chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh: Quy mô đàn lợn, đàn gà tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước; tổng đàn lợn đạt trên 1,1 triệu con; đàn gia cầm đạt xấp xỉ 17,9 triệu con, tăng 5,9 triệu con so với năm 2008. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã chuyển hướng mạnh từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và đang giữ vai trò lớn trong phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về tam nông
Xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về tam nông

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Trong 10 năm qua, bằng nhiều nguồn vốn, toàn tỉnh đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới được 4.650,02 km đường nhựa và đường bê tông xi măng, với tổng kinh phí đầu tư 4.271,78 tỷ đồng; đến nay, đã có 100% số xã có đường ô tô về trung tâm xã, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt 44,99%; toàn tỉnh có 87 xã đạt tiêu chí giao thông (chiếm 42,9% số xã), tăng 87 xã so với năm 2008. Đã cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới được 44 công trình đầu mối và cứng hóa được trên 2.700 km kênh mương các loại; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới được 32 hồ chứa, trong đó: cải tạo, nâng cấp 25 hồ, xây dựng mới 7 hồ; Tăng năng lực tưới, tiêu ổn định thêm cho 8.345 ha lúa so với năm 2008, đưa diện tích tưới, tiêu ổn định cả năm lên 115.622 ha (tăng 20% so với năm 2008).

Tin cùng lĩnh vực Việt Yên - Huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang đón nông thôn mớiHệ thống y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa: Chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân cư nông thôn từng bước được nâng cao; mạng lưới y tế nông thôn xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia. Đến nay, tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 94,3%, tăng 36 xã so với năm 2008; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 92,3%, tăng 45% so với năm 2008; đã có 188 xã đạt tiêu chí y tế, chiếm 92,6%, tăng 28 xã so với năm 2008. Tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp đạt 86,5%, tỷ lệ trường đạt chuẩn 82,9%; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi; 10/10 huyện, thành phố và 100% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến nay, có 158 xã đạt tiêu chí trường học, chiếm 77,8%, tăng 75 xã so với năm 2008; 192 xã đạt tiêu chí giáo dục, chiếm 94,6%, tăng 99 xã so với năm 2008.

Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được quan tâm, đầu tư phát triển. Đến nay, có 189 xã có nhà văn hóa xã (chiếm 82,1%); 2.292 nhà văn hóa thôn, bản (chiếm 92,4%); 76,4% thôn được công nhận là làng văn hoá; có 1.165 sân bóng đá, 3.056 sân bóng chuyền, trong đó có 2.484 sân bóng chuyền hơi, 359 nhà luyện tập thể thao có mái che; tỷ lệ người dân tham gia luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên chiếm 33,5%, tăng 11% so với năm 2008; đã có 69 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, chiếm 34%, tăng 69 xã so với năm 2008.

Mạng lưới thông tin truyền thông phát triển khá nhanh, 100% số xã được phủ sóng truyền hình và sóng điện thoại di động; 100% số xã có hệ thống truyền thanh cơ sở; 95,6% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông đạt chuẩn và hiện nay hệ thống internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông. Đến nay, đã có 198 xã đạt tiêu chí thông tin và truyền thông, chiếm 97,5%, tăng 41 xã so với năm 2008.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào mạnh mẽ tại các địa phương: Đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 89 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 43,6%, số tiêu chí bình quân đạt 14,5 tiêu chí/xã; có 01 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 45 triệu đồng tăng 36,2 triệu đồng so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 17,78% năm 2008 xuống còn 7,5% năm 2018. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm còn 46,3% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng từ 15% năm 2008 lên 58,5%.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, một số sản phẩm luôn đứng trong tốp đầu cả nước và một số sản phẩm đã có thương hiệu nổi tiếng được thị trường trong nước và quốc tế biết đến như: Vải thiều Lục Ngạn, Gà đồi Yên Thế, Gạo thơm Yên Dũng, Rau cần Hoàng Lương, Rượu Làng Vân, Mỹ Chũ, Cam, bưởi Lục Ngạn, Na dai Lục Nam...

Ông Dương Văn Thái - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang
Ông Dương Văn Thái - Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang

- PV: Tỉnh Bắc Giang tiếp tục có cơ chế chính sách về tam nông hay không? Nếu có xin ông cho biết lộ trình thực hiện?

- Như đã trao đổi ở trên, trong giai đoạn vừa qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có nhiều chính sách thực hiện đến hết năm 2020 như chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ sản xuất rau an toàn theo tiểu chuẩn VietGAP; hỗ trợ phát triển thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ sản xuất nấm công nghệ cao; chính sách hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, đường trục chính nội đồng... Thông qua các cơ chế chính sách đã tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu các loại cây trồng được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản xuất quy mô lớn, các mô hình hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị có xu hướng tăng, nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước.

Vừa qua UBND tỉnh vừa phê duyệt đề án thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030; trong kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XVIII tới đây sẽ thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cho các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp (đây là nghị quyết quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo động lực cho phát triển các HTX).

Năm 2019, UBND tỉnh sẽ trình Tỉnh ủy Báo cáo tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến nay; trên cơ sở đó, Tỉnh ủy sẽ ban hành Kế hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó xác định rõ định hướng phát triển nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh.

Sau khi Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, UBND tỉnh sẽ tham mưu ban hành các cơ chế chính sách mới để phục vụ phát triển nông nghiêp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính sách về tích tụ đất đai, chính sách về khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách khác phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- PV: Xin cảm ơn ông!

Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết về tam nông được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, tỉnh Bắc Giang có 2 tập thể và 1 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đó là: UBND xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn; Chi bộ thôn Trám, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên và bà Nguyễn Thị Chỉ - Thôn Đông, xã Tự Lạn, huyện Việt Yên vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về tam nông.

Đọc thêm

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Độc đáo lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND quận Tây Hồ và Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức trong 5 ngày, từ 12/7/2024 đến 16/7/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô Nông thôn mới

Khai thác hiệu quả kinh tế, lan tỏa nét đẹp làng nghề Thủ đô

TTTĐ - Hà Nội được ví là “nôi nghề” của cả nước, nơi tinh hoa bốn phương hội tụ. Bởi, trên địa bàn thành phố hiện có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Quan trọng hơn, nhiều sản phẩm làng nghề của Hà Nội có giá trị đặc biệt, được công nhận là bảo vật của quốc gia.
Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Xem thêm