Bắc Ninh: Công ty Mạnh Đức được nhận 8,2 ha đất đối ứng khi làm đường
Đường Lý Thái Tổ là một trong số các công trình do Công ty Mạnh Đức (TNHH) thực hiện
Bài liên quan
Bắc Ninh: Hàng loạt vi phạm tại Dự án Khu đô thị mới Phúc Ninh
Thuận Thành - Bắc Ninh: Dự án Little Sài Gòn bị người dân tố thi công không đúng thiết kế
Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo xử lý triệt để hàng loạt vấn nổi cộm gây bức xúc trong nhân dân
Tạm dừng triền khai 10 dự án BT tại tỉnh Bắc Ninh
Sau nhiều lần điều chỉnh về tổng mức đầu tư, quỹ đất đối ứng của Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp đường Lý Thái Tổ (đoạn từ TL.295B đến QL.1A mới) đoạn qua trung tâm thị xã Từ Sơn, theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là BT), cuối cùng Chủ đầu tư là Công ty Mạnh Đức cũng đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt 8,2 ha đất tại phường Tân Hồng để làm Khu nhà ở và dịch vụ thương mại tổng hợp với tổng mức đầu tư khoảng 107,372 tỷ đồng.
Được biết, dự án cải tạo, nâng cấp đường Lý Thái Tổ (đoạn từ TL295B đến Quốc lộ 1A mới) đoạn qua trung tâm thị xã Từ Sơn và ĐTXD một số công trình trên địa bàn thị xã Từ Sơn theo hình thức hợp đồng BT đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi từ tháng 6/2016 với tổng mức đầu tư là 373,3 tỷ đồng. Đến cuối năm 2016, Công ty Mạnh Đức đã trúng thầu dự án BT này với tổng vốn đầu tư được xác định là hơn 370,019 tỷ đồng.
Nhưng theo phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi tháng 6/2016 tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 373,3 tỷ đồng. Lúc này tỉnh Bắc Ninh dự kiến giao 18,172 ha đất cho nhà đầu tư tại các khu đất để đối ứng vốn thanh toán.
Được biết, Công ty Mạnh Đức cũng chính là doanh nghiệp lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Ngoài ra, theo phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì đây là dự án được lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu.
Cũng tại dự án này, tháng 4/2018 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh còn đồng ý chủ trương cho bổ sung hạng mục vào dự án công trình BT đang triển khai nên phải điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh được lập với tổng mức đầu tư dự kiến là 398,397 tỷ đồng, tăng 25,096 tỷ đồng, thời gian thi công là 42 tháng (tăng 6 tháng thi công).
Tuy nhiên, theo phụ lục hợp đồng xây dựng ngày 02/01/2018 giữa UBND thị xã Từ Sơn và Công ty Mạnh Đức đã điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư còn 347,432 tỷ đồng giảm trừ 22,586 tỷ đồng lãi vay huy động vốn đầu tư. Vì vậy, tổng mức đầu tư sau khi điều chỉnh bổ sung các hạng mục mới khớp con số 370,019 tỷ đồng.
Việc bố trí quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư vẫn được điều chỉnh, theo nội dung văn bản ngày 19/6/2018 của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, thì “Để đối ứng hoàn trả vốn cho dự án BT, Chủ tịch UBND tỉnh đã giới thiệu địa điểm tại Công văn 2425/UBND-XDCB ngày 26/7/2017, số 3964/UBND-XDCB ngày 10/11/2017 và Công văn điều chỉnh diện tích số 129/UBND-TNMT ngày 18/01/2018 với tổng diện tích 27,94 ha”.
Như vậy, Khu nhà ở và dịch vụ thương mại tổng hợp tại phường Tân Hồng mới chỉ là 01 trong số các khu đất mà nhà đầu tư được giao để hoàn vốn dự án ĐTXD cải tạo, nâng cấp đường Lý Thái Tổ (đoạn từ TL.295B đến QL.1A mới) trung tâm thị xã Từ Sơn theo hình thức hợp đồng BT.
Một góc khu đất 8,2 ha mà UBND tỉnh Bắc Giang giao cho công ty Mạnh Đức để làm Khu nhà ở và DVTM tổng hợp tại phường Tân Hồng |
Tính đến tháng 7/2018 dự án đã hoàn thành phần xây dựng tuyến đường Lý Thái Tổ, và trụ sở UBND phường Tân Hồng; còn các hạng mục khác vẫn đang trong quá trình triển khai; giá trị thực hiện dự án mới chỉ đạt khoảng 160 tỷ đồng trên tổng vốn. Dự án đã được UBND thị xã Từ Sơn ký kết với nhà đầu tư theo Hợp đồng dự án BT số 01/2016/HĐBT/TS-MĐ ngày 08/12/2016. Dự kiến hoàn thành dự án vào quý IV năm 2019.
Trước đó, báo chí cũng phải về việc công ty Mạnh Đức bán đất dự án khu nhà ở phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn khi chưa xong kết cấu hạ tầng, không đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trả lời báo chí, ông Nguyễn Thế Mạnh - Giám đốc Công ty Mạnh Đức cho biết: Dự án BT được khởi công trong quý I/2017. Trong quá trình triển khai thực hiện công trình dự án BT, nhà đầu tư được nhà nước giao đất để đầu tư xây dựng dự án khu nhà ở tại phường Tân Hồng nhằm thu hồi vốn theo đúng quy định của Pháp luật.
Ông Mạnh khẳng định rằng, công ty không tổ chức rao bán phần đất dự án khu nhà ở phường Tân Hồng khi chưa làm xong kết cấu hạ tầng. Việc một số trang mạng cho rằng công ty bán đất khi chưa xong kết cấu hạ tầng là không chính xác. Cho đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn đang triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng và chỉ mở bán khi đã làm xong hạ tầng theo đúng quy định của Pháp luật.
Trước đó, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường H2, TP. Bắc Ninh do ban Quản lý dự án (QLDA) xây dựng TP Bắc Ninh là bên mời thầu, thực hiện theo loại hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng gây xôn xao dự luận.
Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng làm dư làm xôn xao khi trả 100ha đất để lấy 1,39km đường cho Tập đoàn DABACO |
Bài liên quan
Bắc Ninh: Hàng loạt vi phạm tại Dự án Khu đô thị mới Phúc Ninh
Thuận Thành - Bắc Ninh: Dự án Little Sài Gòn bị người dân tố thi công không đúng thiết kế
Bắc Ninh: Chưa xong hạ tầng, Dự án Little SaiGon đã phân lô bán cho người dân xây nhà
Tạm dừng triền khai 10 dự án BT tại tỉnh Bắc Ninh
Qua tìm hiểu, Nhà đầu tư của Dự án có tổng mức đầu tư là 663 tỷ đồng, tuyến đường có chiều dài 1,39km, điểm đầu từ đường Kinh Dương Vương, điểm cuối giao với tỉnh lộ 286 tại phường Kinh Bắc là Công ty Dabaco, doanh nghiệp này đã theo đuổi Dự án trong suốt 8 năm qua. Theo kế hoạch lựa chọn Nhà đầu tư được công bố ngày 16/3/2018, dự án sẽ lựa chọn Nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu, vì chỉ có 1 đơn vị duy nhất trúng sơ tuyển là Dabaco.
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, dự kiến giao cho nhà đầu tư 2 khu đất đối ứng tạo vốn thanh toán cho công trình BT gồm một phần dự án khu đô thị Vạn An, diện tích khoảng 36,06 ha tại phường Vạn An và xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh; một phần dự án khu đô thị Phong Khê, Khúc Xuyên, diện tích khoảng 58,46 ha tại phường Phong Khê và xã Khúc Xuyên và phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh.
Một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS nhận xét, cách làm BT hiện nay đang tạo ra "lợi ích kép" cho nhà đầu tư. Cụ thể, nhận dự án, dự toán công trình là do nhà thầu đề xuất, các khu đất đắc địa cũng do nhà thầu đề xuất để thanh toán công trình. Bên cạnh đó, phương thức chỉ định nhà thầu đã bộc lộ nhiều hạn chế như nhà đầu tư thường chỉ có khoảng 10% - 15% vốn, còn lại huy động từ các nguồn khác (vay ngân hàng là chủ yếu) nên tiềm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình.
Việc chỉ định nhà thầu kiêm nhà đầu tư tại các dự án BT, BOT sẽ làm giảm đi tính minh bạch, công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh gây hoài nghi trong dư luận, nhân dân. Hơn nữa, hình thức này có thể gây thiệt hại "kép" cho ngân sách nhà nước.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin./.