Tag
Hương sắc “hoa thanh lịch” càng lan tỏa đậm đà và sâu lắng

Bài 1: Con cháu Hai Bà Trưng anh hùng

Nhịp điệu cuộc sống 20/10/2021 11:19
aa
TTTĐ - Nếu ví người Hà Nội như những đóa hoa thanh lịch thì phụ nữ Hà Nội là hương, là sắc của những đóa hoa ấy, vừa yêu kiều vừa mạnh mẽ hướng về ánh mặt trời. Họ đảm đang tháo vát trong cả thời chiến và thời bình, sắc sảo, thông minh đồng thời khéo léo tinh tế ở thời hiện đại. Nhất là trong những ngày tháng chống dịch như thế này, lối ứng xử văn hóa, trách nhiệm, vẹn toàn trước sau của họ càng là yếu tố giữ cho gia đình, xóm phố an toàn, bình yên vượt qua khó khăn, thử thách.
Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu đón nhận danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân"

"Dịu dàng dịu dàng giọng nói/ Nhẹ nhàng nhẹ nhàng bước chân… Hãy giữ lấy giữ lấy một dáng yêu kiều… Hà Nội trong tim ta/ Cố đô xưa là bông hoa đẹp nhất/ Hoa thanh lịch/ Để lại cho đời mãi gọi, mãi gọi hoa Tràng An". Bài hát nổi tiếng "Hoa Tràng An" của cố nhạc sĩ Duy Quang đã nêu bật khí chất người Thủ đô. Là con cháu Bà Trưng thời hiện đại, phụ nữ Hà Nội vẫn luôn vươn lên, trong mọi hoàn cảnh đều xuất sắc thể hiện vai trò và bản lĩnh của mình.

Nức danh con gái “phố Hàng”

Hà Nội khi xưa là 36 phố phường, là nơi buôn bán sầm uất. Chính bởi thế, khiếu kinh doanh dường như có trong máu của những người con gái “phố Hàng”. Bà Hoàng Thị Khuê, cư dân phố Hàng Bạc từng kể lại: "Phụ nữ Hà Nội xưa nói chung và những người phụ nữ sinh ra ở phố Hàng Bạc nói riêng hầu như đều có khả năng kinh doanh buôn bán. Có những gia đình có tới tứ đại đồng đường do phụ nữ cầm trịch. Bà chồng, mẹ chồng, rồi đến con và cháu đời thứ tư, toàn phụ nữ kinh doanh...”

Theo bà Khuê hồi những năm đầu thế kỷ XX, những người con gái phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Bạc buôn bán giỏi đến mức họ có quyền chọn chồng. Thời đó có câu "phi Cao đẳng bất thành phu phụ", ý là nếu các chàng trai không học Cao đẳng thì đừng bao giờ nghĩ đến việc lấy họ làm vợ.

Giỏi giang, giàu có, xinh đẹp đã đành, văn hóa ứng xử, văn hóa làm người mới chính là điều khiến các cô, các chị ngày xưa được người đời trọng vọng, nể phục. Theo bà Khuê, tôn chỉ kinh doanh được các cụ thân sinh truyền lại chính là: Kinh doanh buôn bán thì phải ăn lời. Tuy nhiên, nếu mà kiếm được một đồng thì để cho con cháu bảy hào, còn ba hào làm từ thiện…". Phụ nữ, con gái Hà Nội thời ấy được các cụ dạy phải nhu mì, đảm đang, đặc biệt không bao giờ tỏ ra mình là kẻ làm ra tiền mà khinh thường người khác.

Các nữ doanh nhân phố Hàng Bạc xưa
Các nữ doanh nhân phố Hàng Bạc xưa (Ảnh tư liệu)

Chính bởi nét văn hóa rất nhân văn ấy, nhiều nữ tư sản đã rất thức thời, khi được giác ngộ cách mạng, họ đã hết lòng cho sự nghiệp của dân tộc. Có thể kể đến ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô, do có vị trí thuận lợi, lại là cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa, ngôi nhà này đã được Trung ương Đảng chọn làm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội tháng 8/1945.

Hoạt động của các nữ tư sản cùng gia đình trong những ngày "Tuần lễ vàng" ở Hà Nội khai mạc vào sáng 17/9 tại thềm Nhà hát Lớn cũng là một trong những hoạt động đáng tự hào của phụ nữ Hà Nội bấy giờ. Bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, chủ hiệu buôn tơ lụa nổi tiếng Phúc Lợi ở 48 Hàng Ngang kể lại: "Vợ chồng tôi cảm kích trước bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước khi cụ nói về trách nhiệm của người dân trước quốc gia non trẻ nên ngay trong ngày đầu tiên vợ chồng tôi đã ủng hộ 117 lạng vàng". Tổng cộng từ khi được giác ngộ, gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô đã ủng hộ Việt Minh, Chính phủ lâm thời 5.147 lạng vàng.

Vợ nhà tư sản Nguyễn Sơn Hà là bà Nguyễn Thị Ngọc Mùi và con gái Nguyễn Sơn Thạch đi cùng trong lần ủng hộ đầu tiên đã hiến tặng toàn bộ số nữ trang của gia đình (gồm vàng bạc, đá quý) cân được 10,5kg. Bà Nguyễn Thị Lãm (bà Tam Kỳ) vợ ông Nguyễn Hữu Nhâm, chủ hiệu vải Tam Kỳ nổi tiếng Hà thành có hiệu vải ở 48 Hàng Đào đã xếp lớp 300 lạng vàng vào hộp bánh đem ra đóng góp ủng hộ ngân khố quốc gia. Một nhà tư sản khác là bà Vương Thị Lai, chủ hiệu buôn Lợi Quyền ở phố Hàng Ngang đã đóng góp 109 lạng vàng.

Ông bà Đỗ Đình Thiện được cử "phụ trách Quỹ Trung ương ở Hà Nội" trong "Tuần lễ vàng". Để vận động mọi người ủng hộ cách mạng, bản thân ông bà đã làm gương khi ủng hộ 10 vạn đồng (trị giá 4kg vàng) vào "Quỹ Độc lập" và 100 lạng trong "Tuần lễ vàng". Đặc biệt, ông bà Đỗ Đình Thiện còn bỏ ra 1 triệu đồng mua bức tranh của họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh rồi sau đó tặng lại thành phố Hà Nội.

Là người giữ “tay hòm chìa khóa”, cũng là những người góp phần làm ra của cải vật chất trong gia đình, nếu những người phụ nữ này không có chí khí, không giác ngộ, không có tình yêu nước nồng nàn, không biết yêu thương đồng bào khổ cực lầm than, họ liệu có bước qua những quan niệm, lề thói cũ về giai cấp để đóng góp những “đồng tiền liền khúc ruột” ấy không? Chính tinh thần vì quốc gia, vì dân tộc ấy, những người phụ nữ này đã góp phần bổ sung cho ngân quỹ của nhà nước non trẻ, cũng là làm gương cho biết bao phụ nữ khắp đất nước lúc bấy giờ.

“Cốt cách mỹ nhân” đất Hà thành

Nói đến “cốt cách mỹ nhân”, có rất nhiều những người phụ nữ Hà Nội vừa giỏi việc nước, đảm việc nhà, đặc biệt là các vị phu nhân, người đứng đằng sau thành công của những nhà hoạt động cách mạng, các chính khách, tướng lĩnh nổi tiếng góp phần dựng nước và giữ nước ta trong những ngày đầu thành lập và hai cuộc kháng chiến trường kì gian khổ.

Dù vậy, trong khuôn khổ loạt bài này, chúng tôi xin đề cập đến một số những gương mặt khác mà nhắc đến họ là gợi nhớ về nhiều kí ức Hà Nội với nhiều sắc thái khác nhau.

Hà Nội của những năm giữa thập kỷ 30 thế kỷ trước, người ta thường hay nhắc đến “tứ mỹ Hà thành”, gồm có cô Síu Cột Cờ, cô Phượng Hàng Ngang, cô Nga Hàng Gai và cô Bính Hàng Đẫy. Trong đó, giai nhân Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, tại ngôi nhà số 37 Hàng Đẫy (số 67 Nguyễn Thái Học bây giờ) là người mang đầy đủ cốt cách, văn hóa, trí tuệ của con gái Hà Nội. Bà là một trong 19 người con của nhà tư sản Đỗ Lợi - nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930.

Bà Đỗ Thị Bính trong ngày cưới (ảnh tư liệu)
Bà Đỗ Thị Bính trong ngày cưới (Ảnh tư liệu)

Đỗ Thị Bính là người con gái xinh đẹp, nết na, sắc nước hương trời Hà thành thuở đó. Cách mạng nổ ra, một thời gian, bà Bính hoạt động trong phong trào bình dân học vụ, rồi cả gia đình bà theo kháng chiến, đi tản cư lên huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Thói quen và cách sống của người Tràng An thanh lịch vẫn không bị đánh mất. Những chuẩn mực của lễ giáo phong kiến về tam tòng, tứ đức, nữ công gia chánh… mà bà Bính được thụ hưởng khi còn ở Hà Nội, đã cứu sống bà và gia đình những năm tháng tản cư thiếu thốn mọi bề.

Bà ở nhà dạy dỗ con cái cho chồng đi kháng chiến, cải thiện đời sống bằng nghề làm bánh. Bằng sự khéo tay và đảm đang, bà làm đủ các loại bánh rất Hà Nội như: Bánh quấn thừng, bánh xốp, kẹo… để bán.

Thương cảm trước hoàn cảnh của Nhân dân, bà còn mang những kiến thức về nghề thuốc để chữa bệnh cho bà con vùng miền núi Sơn Dương, ân cần chăm chút bệnh tình của họ, tiêm thuốc chống sốt rét… nhưng bà chẳng nhận tiền công của ai. Kháng chiến chống Pháp thành công, bà cùng gia đình trở về Hà Nội. Ham học hỏi, thông minh, bà đi học thêm và về công tác tại Phòng Giáo dục quận Hai Bà Trưng cho đến khi về hưu. Tài nấu ăn của bà vẫn phát huy tác dụng khi chế biến nên những món ẩm thực đậm chất Tràng An: Bún thang, ốc hấp lá gừng, bún ốc, chè kho… để người Hà Nội bấy giờ còn được thưởng thức.

Một người Hà Nội tiêu biểu thời ấy là bà Lê Thi, tên thật là Dương Thị Thoa, một trong 8 người con của nhà giáo nổi tiếng, hiệu trưởng Trường Bưởi, liệt sĩ Dương Quảng Hàm.

Năm 17 tuổi, vừa tốt nghiệp Trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương, Hà Nội), bà Lê Thi đã sớm giác ngộ cách mạng, tham gia Đội phụ nữ cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.

Sáng 2/9/1945, bà Lê Thi dẫn đầu Đoàn phụ nữ Hàng Bông đến Quảng trường Ba Đình. Một cán bộ trong ban tổ chức Ngày lễ độc lập đến thông báo cử một phụ nữ lên kéo cờ. Các chị em lập tức đồng thanh cử bà lên kéo cờ. Vậy là bà trở thành nhân vật lịch sử tham gia một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc mà khi bà còn sống, mỗi dịp Quốc khánh, nhiều người tìm đến bà để nghe kể lại về khoảnh khắc thiêng liêng và rất tự hào ấy.

(Còn nữa)

MC Diễm Quỳnh có còn dẫn MC Diễm Quỳnh có còn dẫn "Quán thanh xuân"?
Tiểu Vy bật khóc, xin lỗi Thùy Tiên trên sóng truyền hình Tiểu Vy bật khóc, xin lỗi Thùy Tiên trên sóng truyền hình
ST Sơn Thạch và Mâu Thủy “đau đầu” vì các cầu thủ nhí lục đục nội bộ ST Sơn Thạch và Mâu Thủy “đau đầu” vì các cầu thủ nhí lục đục nội bộ

Đọc thêm

Cao Bằng: 22 trường hợp bị "phạt nguội" từ 1 đến 7/5 Nhịp điệu cuộc sống

Cao Bằng: 22 trường hợp bị "phạt nguội" từ 1 đến 7/5

TTTĐ - Công an tỉnh Cao Bằng vừa thông báo kết quả phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông (từ ngày 1 đến 7/5/2025).
Bảo đảm tính đồng bộ khi đầu tư xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội Giao thông

Bảo đảm tính đồng bộ khi đầu tư xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội

Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay Gia Bình.
Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe ra, vào bến Giao thông

Hà Nội ban hành giá dịch vụ xe ra, vào bến

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2255/QĐ-UBND ban hành giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô trên địa bàn thành phố.
Hà Nội yêu cầu rà soát, siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải Giao thông

Hà Nội yêu cầu rà soát, siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải

TTTĐ - Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan nâng cao công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô, đặc biệt là xe chở người và xe chở hàng khối lượng lớn.
Gợi ý chuyến du lịch đáng nhớ nhân Ngày của Mẹ Du lịch

Gợi ý chuyến du lịch đáng nhớ nhân Ngày của Mẹ

TTTĐ - Du lịch mang đến những cơ hội quý giá để chúng ta có thể tìm lại kết nối với những người thân yêu.
Hé lộ sân khấu “khủng” DIFF 2025, rộng gấp đôi mùa trước Nhịp điệu cuộc sống

Hé lộ sân khấu “khủng” DIFF 2025, rộng gấp đôi mùa trước

TTTĐ - Lấy cảm hứng từ biểu tượng Ngũ Hành Sơn và biển cả, sân khấu DIFF 2025 được thiết kế với hình ảnh viên ngọc sáng giữa đại dương, tượng trưng cho khát vọng vươn lên và tỏa sáng của TP Đà Nẵng.
Xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh Du lịch

Xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh

TTTĐ - Mặc dù thời điểm vàng của du lịch Hà Nội là mùa thu - đông, song nhiều năm qua, ngành Du lịch Thủ đô đã chủ động đầu tư, phát triển du lịch bốn mùa, để thời điểm nào cũng có sản phẩm đặc trưng, thu hút du khách.
Khi Nhà hát Opera Hà Nội trở thành biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô Du lịch

Khi Nhà hát Opera Hà Nội trở thành biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô

TTTĐ - Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của thành phố ngàn năm văn hiến.
Nghiên cứu, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen, Vân Phong vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không Giao thông

Nghiên cứu, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen, Vân Phong vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không

TTTĐ - Tại Công văn số 3926/VPCP-CN ngày 7/5/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đồng ý về chủ trương nghiên cứu, bổ sung các Cảng hàng không Măng Đen, Vân Phong vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không.
Triển khai Dự án thành phần 1 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành Giao thông

Triển khai Dự án thành phần 1 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3925/VPCP-CN ngày 7/5/2025 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về triển khai Dự án thành phần 1 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Xem thêm