Bài 1: Niềm hân hoan trong kỷ nguyên mới
Vươn xa thanh niên - Tự tin bước vào kỷ nguyên mới Thanh niên Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên mới |
Nổi tiếng là linh thiêng, cầu được ước thấy, việc người dân thôn Giang Cao tổ chức cử chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái dân an trong ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền 2 cấp tại đình Giang Cao cho thấy đây thực sự là ngày hội để đánh dấu bước chuyển mình trong kỷ nguyên mới đầy hân hoan, phấn khởi.
![]() |
Các cụ cao niên và Nhân dân làng Giang Cao cùng thể hiện niềm hân hoan, phấn khởi mừng bước ngoặt lịch sử của địa phương và đất nước |
Ba hồi chuông, trống Bát nhã cầu quốc thái, dân an
Đúng 6h ngày 1/7, tại đình Giang Cao (Bát Tràng, Hà Nội), Ban quản lý đình, Ban khánh tiết và Nhân dân trong vùng đã long trọng tổ chức cử ba hồi chuông, trống Bát nhã cầu nguyện quốc thái dân an. Diễn ra trong không khí trang nghiêm, đánh dấu một dấu mốc quan trọng của lịch sử, lòng người như thêm được gắn kết, tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc.
![]() |
Tiếng trống, chiêng bát nhã gióng lên để người dân báo cáo với Thành hoàng làng về sự chuyển mình mang ý nghĩa lịch sử |
Ngày 1/7 là ngày hoạt động đầu tiên của các địa phương, tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập và vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong cả nước.
![]() |
Đây là sự kiện lịch sử vô cùng đặc biệt trong tiến trình dân tộc bước vào kỷ nguyên mới phát triển phồn vinh, thịnh vượng. Với truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc trọng mọi chặng đường lịch sử, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội tỉnh, thành phố, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử hành 3 hồi chuông, trống Bát ngã cầu quốc thái dân an, tụng kinh và nghi lễ tâm linh cầu an, khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc, hồn thiêng sống núi đất nước Việt Nam.
![]() |
Ông Đặng Sơn Hải (giữa) và các thành viên trong Ban Quản lý di tích đình Giang Cao dâng lễ lên thánh |
Ông Đặng Sơn Hải - Trưởng Ban Quản lý di tích đình Giang Cao cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về việc cử ba hồi chuông, trống cầu nguyện quốc thái dân an đồng loạt vào sáng 1/7, Ban Quản lý đình gồm 60 cụ ông, cụ bà đã họp bàn nghiêm túc, phân công công việc cụ thể.
![]() |
Các cụ cao niên trong làng đều thành kính lễ bái, cầu quốc thái dân an |
Tất cả nghi lễ đều được thực hiện trang trọng, đầy đủ nhất. Hương hoa, đăng, trà quả thực, kim ngân, đẳng vật phải nghiêm trang nhất, mới nhất dâng lên thánh, báo cáo với thánh đất nước chuyển sang một kỷ nguyên mới với nhiều đổi mới.
“Tất cả chúng tôi đều hồ hởi, phấn khởi và thống nhất từ chiều 30/6 mọi người cùng tập trung treo cờ thần, cờ Tổ quốc, chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ, nghi thức, bao sái ban thờ, trang trí khánh tiết xong xuôi”, ông Hải cho biết.
![]() |
Đúng 6h, đồng loạt cùng các cơ sở tôn giáo trên cả nước, tất cả Ban khánh tiết, Ban tế, Ban Quản lý di tích, các tổ đội long đình, chấp kích, ban tửu, đội dâng hương… với trang phục như lễ hội cùng Nhân dân trang trọng gióng lên ba hồi chuông, trống Bát nhã.
Ban khánh tiết cùng các ban ngành đoàn thể Nhân dân làng giang cao tổ chức lễ thỉnh chiêng trống cầu quốc thái dân an cầu đất nước một sự kiện lịch sử vô cùng đặc biệt trong tiến trình dân tộc bước vào kỷ nguyên mới phát triển phồn vinh thịnh vượng.
Mọi người cùng cầu cho mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong cả nước khơi dậy sức mạnh đoàn kết dân tộc, hồn thiêng sông núi đất nước Việt Nam, cầu cho bộ máy chính quyền mới sáp nhập của xã Bát Tràng vận hành mọi công việc hanh thông, xây dựng xã Bát Tràng phát triển vững mạng toàn dân ấm no hạnh phúc.
![]() |
Trong không khí thiêng liêng, hội tụ, lòng người cùng lòng thành kính thánh, cùng một lòng hoan hỉ nguyện cầu một dấu mốc mới mở ra, mang đến nhiều kì vọng về tương lai tương sáng của quê hương, đất nước.
Kết tinh sức mạnh của lòng dân
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu / Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, lời căn dặn của Hồ Chủ tịch khi xưa vẫn luôn luôn có giá trị trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và cho đến ngày hôm nay, khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp điều đó càng cho thấy sự đồng thuận, nhất tâm của Nhân dân góp phần tạo nên sức mạnh và sự thành công cho mọi quyết sách.
![]() |
Những ngày này, người dân trên khắp cả nước đều cảm nhận rõ ràng sự chuyển mình mang tính bước ngoặt của đất nước và tại đình Giang Cao, việc người dân cùng hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là biểu thị tình đoàn kết và niềm hân hoan trước vận hội lớn của đất nước.
Nở nụ cười móm mém, cụ Nguyễn Thị Xuyến năm nay 90 tuổi nhà ở thôn 3, Giang Cao cho biết: “Các cụ được nghe bác Đặng Sơn Hải - Trưởng Ban Quản lý báo cáo về lễ cử chuông, trống trong ngày 1/7, chúng tôi rất vui mừng, hưởng ứng ngay.
Tất cả chúng tôi đều mong trong gia đình, ngoài chính quyền, rộng hơn nữa là quê hương, đất nước ngày càng tiến bộ, đưa đất nước phát triển văn minh, phồn thịnh”.
![]() |
Cụ Nguyễn Thị Xuyến (áo dài tím) vui mừng vì được cùng người dân trong làng thực hiện công việc ý nghĩa này |
Cụ Nguyễn Thành Ngưỡng năm nay đã 90 tuổi nhưng rất quan tâm, chăm lo tới việc đình, việc làng. Từ nhiều ngày nay, là thành viên trong Ban Quản lý di tích, cụ Ngưỡng cùng các cụ thành tâm, cẩn trọng chuẩn bị cho một dịp lễ vô cùng đặc biệt này.
Đánh giá đây là một bước chuyển mình vô cùng quan trọng, hết sức hữu ích cho dân, cho nước, cụ vừa nhiệt tình hưởng ứng vừa cảm thấy vui mừng vì mình được sống, được trải qua thời khắc mang tính lịch sử này.
“Nhân dân chúng tôi rất ủng hộ. Ai nấy đều hoan hỉ. Việc mọi người tề tựu về đây cho thấy sự đồng lòng, đoàn kết, nhất trí của toàn thể dân làng. Là bậc cao niên, chúng tôi càng ý thức mình phải nêu cao gương mẫu để các con, cháu và dân làng noi theo”, cụ Ngưỡng hoan hỉ chia sẻ.
![]() |
Cụ Nguyễn Thành Ngưỡng (bên phải, áo đen) nhấn mạnh về vai trò nêu gương, ủng hộ chính quyền hai cấp của người cao tuổi |
Ông Đặng Sơn Hải cho biết toàn bộ kinh phí để thực hiện buổi lễ đều thực hiện từ nguồn xã hội hóa, được Nhân dân trong vùng đóng góp bởi với họ đây là nguyện vọng, là ý chí, là sự ủng hộ và tâm huyết trước vận hội mới, thời cơ mới, dấu mốc mới của lịch sử địa phương và đất nước.
Với người Việt, ngôi đình là một phần không thể thiếu trong tâm thức văn hóa của người Việt, là biểu tượng của quê hương, nơi gắn kết cộng đồng và lưu giữ những giá trị truyền thống. Đình làng không chỉ là nơi thờ Thành hoàng làng mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, hội họp và giải quyết các công việc chung của cả làng.
![]() |
Người dân Giang Cao đều quan tâm và vui mừng với sự kiện lịch sử này |
Với ý nghĩa như vậy, ở đình Cao Giang sáng 1/7/2025, những tiếng chuông, tiếng trống gióng lên theo hồi nhưng dường như tiếng chuông từ lòng người còn ngân nga kéo dài không dứt, hòa vào tiếng lòng của người Việt.
Tiếng chuông, tiếng trống từ Giang Cao hòa cùng những hồi chuông khắp đất nước vừa chính thức cáo yết với các bậc thần linh, tiền nhân tiên tổ trong ngày mang tính chất lịch sử của đất nước, vừa thể hiện lòng quyết tâm đồng thuận của Nhân dân trăm miền, đóng góp công sức vào việc dựng xây, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Đọc thêm

Xã Mê Linh tất bật chuẩn bị cho lễ ra mắt

Gia đình - nền tảng vững chắc bồi đắp văn hóa người Hà Nội

Gia đình văn hóa tiêu biểu góp phần làm rạng danh truyền thống và bản sắc

Ứng xử ngày hè - đừng để nóng lại càng thêm nóng

Những người tô thắm thêm vườn hoa thanh lịch của Hà Nội

Trường Sa ơi, rưng rưng nhịp sóng từ lòng Thủ đô

Niềm hạnh phúc lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Chinh phục lòng người bởi sự hiếu khách và chiều sâu văn hóa

Thiết thực tri ân, lan tỏa nhân văn
