Tag
Khơi thông nguồn lực trí thức trẻ người Việt Nam ở nước ngoài

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 27/05/2024 08:00
aa
TTTĐ - Trong 6 triệu người Việt sinh sống tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 600.000 doanh nhân, trí thức có trình độ cao. Nhiều người trong số họ là các bạn trẻ tài năng, luôn khát khao được cống hiến sức trẻ vào đào tạo nhân lực trình độ cao, từ đó góp phần nâng tầm vị thế đất nước.
Chung một niềm tin, khát vọng, dân tộc sẽ hùng cường Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp Mang Tết đến với hàng nghìn kiều bào tại "Xuân quê hương 2024"

Kết nối những con tim, khối óc tài năng

Ở lĩnh vực khoa học công nghệ, nhiều chuyên gia, trí thức trẻ Việt Nam cũng đã tập hợp, thành lập các Mạng lưới Đổi mới sáng tạo ở sở tại và đẩy mạnh hoạt động về trong nước như Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Châu Âu... Nhiều kiều bào có sáng kiến, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, kết nối các trái tim, khối óc để đóng góp cho đất nước.

Điển hình phải kể đến là TS Trần Việt Hùng, gương mặt quen thuộc của giới khởi nghiệp, một trong những Founder Việt hiếm hoi tại Thung lũng Silicon (Mỹ) với Dự án “STEAM for Vietnam”.

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia
TS Trần Việt Hùng - Founder Dự án STEAM for Vietnam

TS Trần Việt Hùng cho hay: STEAM có nghĩa là Science (Khoa học) - Technology (Công nghệ) - Engineering (Kỹ thuật) - Arts (Nghệ thuật) - Mathematics (Toán học).

Đối tượng Dự án “STEAM for Vietnam” hướng tới là trẻ em Việt Nam bởi như anh nhận thấy, trên thế giới, những người làm thay đổi mảng công nghệ như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Elon Musk… đều được làm quen với công nghệ và lập trình máy tính từ tuổi lên 10. Ở Thung lũng Silicon, những chuyên gia công nghệ giỏi đều có mẫu số chung là đều bắt đầu làm quen với máy tính và học lập trình từ lứa tuổi cấp hai. Vì thế, TS Hùng mong muốn, các em nhỏ Việt Nam được làm quen với công nghệ, lập trình từ sớm.

Tháng 6/2020, dự án này được triển khai và diễn ra theo hình thức trực tuyến. Chỉ sau một tuần mở đơn đăng ký, "STEAM for Vietnam" đã thu hút 6.000 đơn đăng ký từ 62 tỉnh, thành phố trong cả nước của nhiều phụ huynh và học sinh.

Đều đặn 4 năm qua, dự án này tổ chức trại hè lập trình miễn phí cho các bé từ 8-16 tuổi để dạy các em tư duy máy tính và lập trình cơ bản trong 1,5 tháng.

Theo TS Trần Việt Hùng: “Việt Nam rất thiếu lứa kỹ sư giỏi. Các trường đại học, cơ sở đào tạo không xây dựng các thức đào tạo đặc biệt sẽ bỏ lỡ lứa kỹ sư giỏi. Nếu không nhanh sẽ đánh mất cơ hội và "STEAM for Vietnam" sẽ làm theo cách của mình là thay đổi từ mỗi cá nhân, bắt đầu từ những điều đơn giản nhất”.

Anh cũng hy vọng, những thế hệ này trong 15 - 20 năm nữa sẽ hoàn toàn có thể trở thành nguồn nhân lực cao cho đất nước, thế hệ công dân toàn cầu, có kiến thức và kỹ năng để có thể tự tin làm việc ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia
Các học sinh say mê với Robotics

Hiện là thành viên trẻ tuổi nhất trong Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2021 và là thành viên Hội đồng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, anh Hùng tâm sự: “Chúng ta muốn có một nền kinh tế mạnh dựa trên công nghệ thì cần phải có một lực lượng những người làm công nghệ đông đảo và giỏi.

Việc định hướng cũng như đào tạo thế hệ trẻ là một trong những hoạt động quan trọng để có nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao đó”.

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia
Từ Dự án STEAM for Vietnam, nhiều học sinh Việt Nam được vinh danh trong các cuộc thi quốc tế về công nghệ

Hiện tại, STEAM for Vietnam hiện đang có hơn 140 tình nguyện viên ở các nơi trên thế giới. Họ là các chuyên gia, kỹ sư máy tính làm việc tại các công ty hàng đầu như Google, Facebook, Amazon, Microsoft… Tất cả họ không những chung tay tạo ra một mạng lưới những người Việt tài năng ở nước ngoài mà còn tạo ra một phong trào học tập công nghệ, lập trình cho trẻ em Việt Nam.

Đào tạo nguồn nhân lực, nâng tầm trí tuệ Việt

Cũng với ước vọng được chung tay dựng xây và cống hiến cho đất nước, Mr Tony (tên còn gọi là Dương Linh) trở thành một trong những start-up trẻ được giới du học sinh vô cùng ngưỡng mộ.

Sinh năm 1990, Dương Linh theo học ngành tài chính ở Mỹ. Sinh sống và làm việc tại Mỹ hơn 10 năm, Linh trở thành gương mặt quen thuộc của cộng đồng du học sinh Việt ở đây.

Từng có 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn chiến lược tại các tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới tại New York như PwC -Avisory, Ernst - Young- People Advisory Services và BlackRock, với khát vọng xây dựng hình ảnh người trẻ Việt trong thời đại mới, chàng trai này đã sáng lập Học viện hướng nghiệp Career Pass Institue (CPI).

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia
Anh Dương Linh - thành viên ban Điều phối của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ với Dự án Học viện CPI

“Tháng 8/2017, tôi và một số du học sinh Việt “gặp nhau” về một ý tưởng giáo dục nâng tầm trí tuệ Việt khi cùng tổ chức hội thảo hướng nghiệp tại New York cho cộng đồng du học sinh Việt tại Mỹ. Vài tháng sau, tôi có cơ hội được tham gia chuẩn bị bài báo cáo cho CEO một tập đoàn thuyết trình tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).

Là người Việt duy nhất làm việc với hơn 15 cộng sự người Mỹ trong dự án đó, tôi rất tự hào khi năm đó Việt Nam nằm trong top 5 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn, tôi nhận ra rằng, Việt Nam vẫn chưa tối ưu hóa được hết các cơ hội của mình, trình độ nhân lực, đặc biệt là các bạn trẻ vẫn chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế”, Dương Linh chia sẻ.

Vậy là ngay sau đó, Học viện CPI ra mắt từ tháng 4/2018 tại thành phố New York (Mỹ) với mục tiêu nâng tầm người Việt trên trường quốc tế, thông qua các chương trình huấn luyện kỹ năng làm việc và tìm việc chuyên nghiệp.

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia
Nhiều bạn trẻ Việt Nam đã được đào tạo và có cơ hội làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới

“CPI đã định hướng chiến lược ngành nghề và đào tạo kỹ năng tìm việc cho du học sinh, giúp đỡ sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân trên thị trường quốc tế, từ đó có thể tìm được công việc mơ ước tại các tập đoàn hàng đầu thế giới để khởi đầu sự nghiệp”, anh Dương Linh cho biết.

Chàng trai này chia sẻ, chương trình huấn luyện của CPI bao gồm tư vấn nghề nghiệp, phát triển kế hoạch chiến lược xây dựng sự nghiệp và nâng cao kỹ năng chuyên môn. Những chuyên gia tham gia đào tạo ở CPI đều có kinh nghiệm làm việc thực tiễn từ 5 - 10 năm tại các tập đoàn hàng đầu ở Mỹ.

Họ tập trung vào thế mạnh và kinh nghiệm của chính mình để phát triển các chương trình đào tạo giúp các ứng viên du học sinh tạo "giá trị thực" nổi bật trên đường đua khắc nghiệt vào các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới tại Mỹ.

Bởi vậy, quy trình và cường độ đào tạo, thực hành thực tế rất khắt khe. Anh kể, mỗi học viên trung bình sẽ trải qua khoảng 100 - 150 tiếng đào tạo và thực hành vì đó là khoảng thời gian tối thiểu cần phải có để một học viên có thể nắm bắt và thực hành các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp, đủ chinh phục các tập đoàn lớn.

Trải qua một hành trình đồng hành cùng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ, anh đã giúp hàng trăm sinh viên, học sinh tốt nghiệp từ chương trình huấn luyện của CPI có cơ hội bước chân vào những tập đoàn hàng đầu thế giới như Facebooi, Deloite, Etsy, FMC, Boeing...

Là thành viên ban Điều phối của Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ và lãnh đạo các dự án Phát triển định hướng nghề nghiệp và kỹ năng lãnh đạo dành cho sinh viên, 6 năm qua, Mr Tony cũng tổ chức và điều hành nhiều hội thảo nghề nghiệp cho sinh viên Việt Nam tại Việt Nam và Hoa Kỳ.

Chàng trai trẻ chia sẻ, kỷ niệm đáng nhớ với anh đó là, mới đây, anh được tham gia trong vai trò điều phối cho buổi thảo luận trong khuôn khổ của chương trình chào đón Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Đại sứ và Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang và đoàn công tác của Thủ tướng tại New York.

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia

Cuộc họp có mục đích thu thập ý kiến từ cộng đồng các nhà lãnh đạo và kinh doanh gốc Việt tại Hoa Kỳ để giúp hình thành các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao và các ngành mới nổi nhằm nâng cao mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ vừa được thiết lập vừa qua.

Dương Linh nói, sau cuộc gặp, anh đã nhìn thấy rõ được sứ mệnh của mình và CPI trong thời gian sắp tới, đồng thời thấy được những cơ hội rất tốt để định hướng cho các em du học sinh Việt tại Mỹ, để họ biết cần làm gì để tối ưu hóa trong thời gian làm việc tại Mỹ và xa hơn nữa là có thể xây dựng sự nghiệp riêng khi hiểu được những chiến lược vỹ mô trong mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam và Hoa Kỳ.

“Thực tế, các bạn trẻ Việt rất giỏi nhưng đa phần thiếu kỹ năng và sự định hướng. Vì thế, không chỉ muốn đào tạo về kiến thức, chuyên môn cho họ mà CPI còn muốn truyền cảm hứng về tính kỷ luật, tinh thần kiên trì, ý chí quyết tâm phấn đấu…

Khi làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, họ sẽ học hỏi, tăng sức cạnh tranh, có thêm nhiều kỹ năng và sau đó, quay trở lại đóng góp trí tuệ cho quê nhà. Đồng thời, điều này cũng dần hình thành và góp phần phát triển thương hiệu giới trẻ Việt trong thời đại ngày nay”, anh tâm sự.

Chàng trai “đi theo tiếng gọi của con tim”

“Tôi rất ngạc nhiên là giờ đây vẫn còn nhiều người trên thế giới cho rằng Việt Nam vẫn là một quốc gia còn đói, nghèo và chiến tranh. Điều đó thôi thúc tôi phải làm gì đó để người dân ở quốc gia khác hiểu hơn về Việt Nam, yêu Việt Nam và đặt chân đến khám phá đất nước mình”. Đó là chia sẻ của Ngô Duy, một du học sinh tại Mỹ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Là một du học sinh theo học ngành Tài chính ở một trường đại học tại Mỹ, chàng trai trẻ Ngô Duy có 10 năm sinh sống và học tập ở quốc gia này. Học xong, Duy nhận được nhiều lời mời làm việc của nhiều tập đoàn tài chính lớn tại Mỹ và Singapore song Duy lại quyết tâm trở về Việt Nam để lập nghiệp.

Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia
Anh Ngô Duy đã quyết định về nước để làm việc với mong muốn góp sức trẻ cho quê hương

“Tôi luôn đau đáu một điều, Việt Nam mình đã thay đổi và phát triển rất nhanh, cơ hội cho người trẻ rất nhiều. Nếu tôi sống ở Mỹ hay quốc gia nào đó thì suy cho cùng, tôi cũng không phải là người bản địa, trong khi đó, gia đình, quê hương, bản quán mình ở Việt Nam.

Vậy tại sao mình không về nước để đóng góp công sức, trí tuệ cùng đồng bào mình, để thế giới chứng kiến hình ảnh một dân tộc hùng cường, không thua kém quốc gia nào?”, Duy nghĩ vậy và quyết định về nước và đầu quân cho một tập đoàn bất động sản lớn tại TP Hồ Chí Minh.

Được làm việc trong lĩnh vực bất động sản, Ngô Duy đã có cơ hội giới thiệu đến bạn bè ở các quốc gia anh theo học về quê hương, đất nước mình thông qua những công trình hay dự án. Anh mong muốn, qua công việc mình làm, qua những công trình kiến trúc, bất động sản quy mô, mang tầm quốc tế của công ty, những người xa xứ lâu năm có dịp hiểu về dân tộc mình, quê hương mình giờ đây đã có một diện mạo khác, sánh ngang tầm thế giới.

“Tôi cảm thấy rất tự hào khi nhắc tên đất nước mình. Đó là một dân tộc yêu hòa bình, cởi mở, thân thiện, nơi ấy có thành phố Hà Nội được công nhận là Thành phố hòa bình với rất nhiều di sản, với bề dày trầm tích văn hiến.

Tôi cũng tin rằng, với đóng góp của nhiều du học sinh, sự cộng hưởng của trí tuệ Việt khắp năm châu, không những những kiều bào xa quê nhiều năm mà bất cứ du khách nào đặt chân đến Việt Nam cũng sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú và ngưỡng mộ sự phát triển thần kỳ của Việt Nam” - chàng trai Hà Nội chia sẻ.

Đại sứ Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài: Trong những năm gần đây, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ tập trung hoạt động lĩnh vực chuyên môn để đạt được thành công cá nhân mà họ còn liên kết thành Hội trí thức người Việt ở nhiều nước, phát huy sức mạnh tập thể nhằm đóng góp trong cộng đồng. Cái quý của kiều bào trí thức không chỉ nằm ở những đóng góp về chuyên môn mà họ còn có thể tận dụng các mối quan hệ xã hội, uy tín ở sở tại và quốc tế làm cầu nối giúp Việt Nam hợp tác, hội nhập quốc tế sâu rộng từ khoa học đến công nghệ, kinh tế.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Rợp màu áo tình nguyện trên mọi nẻo đường Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Rợp màu áo tình nguyện trên mọi nẻo đường

TTTĐ - Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tạo môi trường cho các bạn trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, góp phần hình thành lớp thanh niên sống đẹp, có bản lĩnh, trí tuệ, có sức khỏe, kỹ năng thực hành xã hội đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mùa hè này, tất cả các cơ sở Đoàn từ cấp Trung ương tới cơ sở đồng loạt ra quân tình nguyện. Màu áo xanh thanh niên Việt Nam rợp khắp mọi nơi, để lại ấn tượng đẹp trong lòng Nhân dân.
Sôi nổi ngày hiến máu tình nguyện "Chủ nhật Đỏ" Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sôi nổi ngày hiến máu tình nguyện "Chủ nhật Đỏ"

TTTĐ - Ngày 21/6, Báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Tập đoàn Nguyên liệu Á Châu AIG tổ chức Ngày hội hiến máu nhân đạo “Chủ nhật Đỏ”. Đây là ngày hội thường niên nhằm khuyến khích mọi người tham gia vào hoạt động hiến máu để cứu người.
Khơi dậy khát vọng tuổi trẻ Thạch Thất xây dựng quê hương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy khát vọng tuổi trẻ Thạch Thất xây dựng quê hương

TTTĐ - Sáng ngày 21/6, Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Thạch Thất tổ chức phiên trọng thể Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tự hào tuổi trẻ Hải Phòng góp sức xây dựng quê hương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào tuổi trẻ Hải Phòng góp sức xây dựng quê hương

TTTĐ - Tuổi trẻ Hải Phòng tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, biến nhiệt huyết tuổi trẻ thành năng lượng tích cực trong các hoạt động “Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024”.
Những kỷ niệm “để đời” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những kỷ niệm “để đời”

TTTĐ - Với cánh phóng viên, những chuyến đi như cơm bữa. Mỗi lần tác nghiệp nơi vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, tôi thấy khá mạo hiểm, có khi hú hồn, bạt vía, bởi đồi núi, vực sâu và những gian khó thách thức lòng can đảm. Tuy nhiên, mỗi nơi tôi đến đều để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc, dấu ấn đáng nhớ, giúp tôi ngày càng vững tin, cống hiến cho nghề mà mình đã chọn.
Thay đổi bản thân, làm mới tác phẩm báo chí Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thay đổi bản thân, làm mới tác phẩm báo chí

TTTĐ - Tích cực sử dụng thiết bị công nghệ, làm chủ các ứng dụng phục vụ công việc, luôn tìm tòi, phát hiện, sáng tạo cách thức mới để thực hiện các tác phẩm của mình… đang là cách mà Nguyễn Nhật Bình, Biên tập viên (BTV) kênh JoyFM - Đài PTTH Hà Nội tạo ra những sản phẩm báo chí chất lượng, mang tới giá trị tích cực cho cộng đồng.
Nữ cán bộ Đoàn tiên phong trong chuyển đổi số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ cán bộ Đoàn tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Không chỉ là một thủ lĩnh Đoàn năng động, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động của tuổi trẻ ở địa phương, đồng chí Trần Thị Thu Phương, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Trường Thi, TP Thanh Hoá, luôn tiên phong trong thực hiện chuyển đổi số (CĐS) tại địa phương, từng bước đưa công nghệ thông tin vào công tác Đoàn và cuộc sống.
Đoàn Thanh niên Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc trải nghiệm gốm Bát Tràng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đoàn Thanh niên Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc trải nghiệm gốm Bát Tràng

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm thanh niên hai thành phố Bắc Kinh và Hà Nội diễn ra từ ngày 19 đến ngày 21/6/2024, các đại biểu Đoàn Thanh niên Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc có chuyến tham quan, trải nghiệm di sản tại làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Tự hào chúng tôi là nhà báo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào chúng tôi là nhà báo

TTTĐ - Nghề báo xưa nay vẫn nhọc nhằn, gian khó nhưng cũng đầy vinh quang. Các thế hệ nhà báo luôn tự hào là những “thư ký thời đại”.
“Làng báo” rộn ràng mừng 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Làng báo” rộn ràng mừng 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), “làng báo" nước ta rộn ràng các hoạt động chào mừng. Trên mạng xã hội Facebook, Zalo, các phóng viên, người làm báo thay đổi khung hình đại diện (avatar). Những cuộc gặp mặt, tri ân các nhà báo diễn ra sôi nổi, náo nức.
Xem thêm