Tag

Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương

Người Hà Nội 01/06/2017 12:16
aa
TTTĐ.VN - Trong xã hội nào thì vai trò giáo viên cũng vô cùng quan trọng, ngoài việc dạy chữ, dạy làm người thì nhân cách của người thầy tạo nên dấu ấn đối với mỗi học sinh. Để có được nhân cách đó, người thầy phải luôn học hỏi, không ngừng đổi mới…

Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương

> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:

Bài 100: Giáo viên cần được sàng lọc bằng tiêu chuẩn đạo đức


Bài 101: Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương
TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội.

TS Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vấn đề này.

- Vừa qua có nhiều vụ việc như: Thầy đánh trò, trò đánh lại thầy và cãi lại thầy, bạo lực học đường gia tăng… Ông đánh giá như thế nào về nề nếp, kỉ cương trong trường học?

- Nhà trường phải có nề nếp, kỉ cương, có nề nếp mới duy trì được trường học, có kỉ cương mới dạy được học trò nên người, vì nói cho cùng, con người sống trong xã hội phải tuôn theo quy tắc xã hội, nề nếp kỉ cương là như vậy. Về chuyện trò cãi lại thầy cô, không tôn trọng thầy cô, với cương vị là hiệu trưởng, là người làm giáo dục 50 năm thì tôi lại nghĩ rằng, thời đại bây giờ là thời đại công nghệ thông tin. Học sinh giỏi lắm, các em đâu có phải chỉ học ở thầy? Các em học ở thầy chủ yếu là học nhân cách và kinh nghiệm sống của thầy, còn chữ thì thầy không thể dạy hết được. Thầy cô mà không nâng cao năng lực, học sinh biết nhiều hơn thầy cô, biết cao hơn, biết sâu hơn, biết đúng hơn mà thầy cô bắt nó phải theo cái hơn cũ, hơi lạc hậu, không còn đúng thì đương nhiên nó phải phản ứng.

Trước đây quan điểm là dạy học trò nên người, học trò phải ngoan, phải biết nghe lời… Nếu học trò chỉ biết vâng lời, ngoan thì chúng ta đào tạo người máy, còn đào tạo con người là dạy nó biết phản biện.

Trong cuộc sống ta cứ nặng về kỉ luật mà chưa đối xử với trò như con người. Cứ thấy trò vi phạm kỉ luật, chưa tìm hiểu lí do đã mắng mỏ… Nhiều vi phạm kỉ luật đều có nguyên nhân, chúng ta không thể dùng cái uy của người thầy để lấn át học trò. Thời đại bây giờ là thời đại dân chủ. Nếu thầy sai, thầy phải xin lỗi học trò. Tuy nhiên, hiện nay thầy cô sai có xin lỗi học sinh không? Đó chính là sự dân chủ trong nhà trường. Nếu khi chúng ta thương yêu, tôn trọng, dân chủ thì sẽ đem lại cái nề nếp còn hơn là kỉ luật.

Tôi cho rằng kỉ cương, nề nếp trong nhà trường chúng ta vẫn cứ thiết lập và để học sinh tự giác thực hiện. Thầy cô là người giám sát, tất cả những điều gì học sinh chưa làm được thì chúng ta phải hiểu các em cần được giúp đỡ, được nâng niu, cần chỉ bảo thay cho mắng mỏ, thay cho quy kết, thay cho chụp mũ thì không có chuyện học trò cãi lại đâu.

Nếu có học trò đánh thầy thì cần hiểu là thầy giáo đã đối xử với học sinh đúng chưa? Nếu anh đối xử với nó một con người thì không có chuyện trò đánh lại thầy đâu. Cho nên tôi muốn nói là nhà trường dứt khoát phải có nề nếp, kỉ cương nhưng nề nếp, kỉ cương ấy phải được xây dựng trên lòng yêu thương, trung thực, phải được xây dựng trên quan điểm chăm lo tới học sinh, vì sự tiến bộ, sáng tạo của học sinh.

- Như ông vừa nói thì vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng bởi không chỉ dạy chữ mà giáo viên còn dạy học sinh về nhân cách. Ông đánh giá như thế nào về đội ngũ giáo viên hiện nay?

- Trong giáo dục, điều quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên, giáo viên của chúng ta cũng được đào tạo cơ bản nhưng có điều là xã hội thì thay đổi, kinh tế thì phát triển, mọi thứ không dừng lại ở một chỗ, chỉ có giáo viên là dừng lại, nhiều thầy cô được đào tạo bao nhiêu năm vẫn thế. Thậm chí có những thầy cô giáo trong trường phổ thông còn không sử dụng được máy tính, không biết gì về công nghệ thông tin cả, không biết sử dụng trang thiết bị dạy học, phần lớn là dạy theo sách giáo khoa mà sách giáo khoa thì viết 20 năm nay rồi.

Tôi nghĩ rằng quan trọng nhất là dạy kiến thức phải đi kèm kĩ năng, nhất là thái độ, dạy kiến thức để dạy người chứ không phải dạy kiến thức để có kiến thức. Kiến thức đó phải ngấm vào trong dòng máu, nó phải trở thành cách cư xử, trở thành lí tưởng cuộc sống, trở thành ý trí phấn đấu, trở thành tình thương. Đấy là sự chuyển hóa từ kiến thức sang kĩ năng và sang thái độ. Hiện nay, các thầy cô giáo chỉ làm một việc là truyền thụ kiến thức, rót kiến thức vào đầu học sinh thôi. Như thế thì chúng ta chưa hoàn thành mục tiêu. Nhiều giáo viên đang nghĩ rằng làm theo bằng cấp, có bằng cấp là đủ rồi nhưng không phải như thế mà phải học suốt đời, các thầy, cô phải học nhiều nhất thì mới dạy được học sinh. Nếu các thầy cô không lo nâng cao trình độ, lạc hậu hơn mà vẫn đứng trên bục giảng làm thầy thì dẫn đến hậu quả là thầy trò không đồng nhất, trò không phục.

- Để giáo viên không ngừng làm mới bản thân thì động lực thúc đẩy lớn là từ phía quản lí nhà trường. Ông đánh giá như thế nào về vai trò hiệu trưởng trong giáo dục hiện nay?

- Lâu nay, cán bộ quản lí của mình cứ sống lâu lên lão làng. Làm hiệu trưởng thì làm đến khi về hưu, dù được hay không được nhưng đã có quyết định làm hiệu trưởng thì anh cứ làm cả đời, chẳng bao giờ có chuyện người khác lên khi anh không hoàn thành nhiệm vụ. Cho nên nếu đội ngũ cán bộ quản lí không giỏi, không chuyên nghiệp thì làm sao giáo dục theo kịp thời đại được ?

Sở GD-ĐT cũng có đào tạo nhưng tập huấn cho hiệu trưởng nhưng chỉ một ngày, hai ngày làm sao giải quyết được vấn đề? Bản thân hiệu trưởng, cán bộ quản lí phải học tập suốt đời, bản thân các cơ sở quản lí các cấp nhất là Sở và Phòng giáo dục phải có cách làm cho hiệu trưởng phải luân phiên nhau đi học.

Sắp tới Bộ triển khai chương trình phổ thông tổng thể mà không chú trọng đến đội ngũ cán bộ quản lí thì thành công chưa nói trước được. Dù chính sách, đường lối có hay đến mấy, chương trình có hay đến mấy nhưng người ta không thực hiện hay thực hiện sai thì tôi nghĩ giáo dục khó phát triển được.

- Xin cảm ơn ông!


Mai Khôi

Tin liên quan

Đọc thêm

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới Văn hóa

Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới

TTTĐ - Tinh hoa Việt là một ấn phẩm của Báo Đại đoàn kết ra đời tháng 7/2010, được hình thành trên cơ sở tờ Đại đoàn kết nguyệt san (xuất hiện từ năm 1990). Trong chặng đường suốt 15 năm qua, Tinh hoa Việt đã trở thành một ấn phẩm có uy tín, được bạn đọc trong và ngoài nước yêu quý.
“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ Nghệ thuật

“Động và tĩnh” trong tranh trừu tượng Trần Hải Minh và Trần Lưu Mỹ

TTTĐ - Hai họa sĩ Trần Lưu Mỹ và Trần Hải Minh sẽ cùng đứng chung trong triển lãm tranh trừu tượng “Động và tĩnh” khai mạc vào ngày 3/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
Trưng bày 268 ý tưởng sáng tác “Gặp tôi trong tương lai” Văn hóa

Trưng bày 268 ý tưởng sáng tác “Gặp tôi trong tương lai”

TTTĐ - Trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” khai mạc vào ngày 29/6 và kéo dài đến ngày 6/7 tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hà Nội). Trưng bày được mở cửa miễn phí nhằm giới thiệu tới cộng đồng 268 ý tưởng sáng tác được gửi đến chương trình thông qua những tác phẩm sắp đặt sáng tạo và truyền cảm hứng.
Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới Nghệ thuật

Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới

TTTĐ - Tối 29/6, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “80 năm sáng mãi niềm tin” kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng sự kiện thành lập tỉnh Lào Cai mới.
Xem thêm