Tag

Bài 141: Để người Thủ đô lại thấm đẫm văn hóa Tràng An

Văn hóa 13/09/2017 08:01
aa
TTTĐ.VN - Trong quá trình phát triển của mình, vì nhiều lí do khách quan và chủ quan, hiện tượng một bộ phận không nhỏ người Hà Nội xuống cấp về văn hóa, đạo đức, lối sống là có thật. Thêm vào đó, tình trạng người dân “ngại” cơ quan công sở và văn hóa ứng xử nơi công cộng đã làm nên một góc cạnh khác không đẹp của Hà Nội. Trong bối cảnh ấy, “Quy tắc ứng xử (QTƯX) của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của UBND TP Hà Nội chính là một hình thức khuyến cáo toàn bộ công chức, viên chức cũng như nhân dân Hà Nội lập lại kỉ cương về văn hóa, lấy lại được nét văn minh, thanh lịch truyền thống nghìn đời của Thủ đô văn hiến.

Bài 141: Để người Thủ đô lại thấm đẫm văn hóa Tràng An

>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 140: Văn hóa nơi công cộng còn nhiều điều đáng bàn


Bài 141: Để người Thủ đô lại thấm đẫm văn hóa Tràng An
Để người Thủ đô lại thấm đẫm văn hóa Tràng An. Ảnh minh họa

Được coi như “hương ước” của Hà Nội trong thời đại mới, bộ QTƯX gồm bốn chương và 14 điều quy định rõ những điều công dân nên làm và không nên làm tại những nơi công cộng như tại vỉa hè, lòng đường, vườn hoa, quảng trường, công viên, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, thư viện, bảo tàng, các trung tâm thương mai, nhà ga, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan du lịch, bến tàu, bến xe… Mỗi điều trong QTƯX đều là những hướng dẫn cụ thể cho người dân các cách ứng xử chuẩn mực, văn minh, thể hiện nét đẹp văn hóa của mỗi người để từ đó nhân rộng cho toàn xã hội.

QTƯX ra đời là sự cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị tham gia soạn thảo, sự tham gia tích cực, hiệu quả, tâm huyết của các chuyên gia, các cơ quan thông tấn báo chí, của toàn dân và đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của đồng chí Bí thư Thành ủy. Khâu soạn thảo, ban hành đã hết sức kỹ lưỡng, cầu thị với một quá trình lâu dài từ năm 2012 đến năm 2015 và tiếp tục lấy ý kiến của người dân, các chuyên gia trong năm 2016, 2017. Trên 50.000 trang tài liệu được thu thập, bao gồm 130 đầu sách, 10 luận văn tiến sĩ, hơn 100 bài báo và tạp chí, 30 bộ tài liệu pháp lí và nội quy cơ quan có liên quan bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ cho việc chắt lọc, xây dựng nên những hướng dẫn ứng xử này. QTƯX còn qua nhiều giai đoạn lấy ý kiến đóng góp của chuyên gia, các đối tượng điều chỉnh của đề án.

Trước đó, để có cơ sở xây dựng đề án, Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội và Sở Văn hóa đã thực hiện điều tra với hình thức phát phiếu (6.300 phiếu) về thực trạng văn hóa ứng xử của 6 nhóm đối tượng nêu trên. Kết quả cho thấy, những hành vi ứng xử không phù hợp của người dân ở nơi công cộng là: Vi phạm lấn chiếm không gian công cộng; viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng; gây tiếng ồn, say rượu đánh nhau, gây mất trật tự công cộng; chen lấn xô đẩy khi xếp hàng tham gia các dịch vụ công cộng. Nguyên nhân của những hành vi trên được chỉ ra là do nhận thức, ý thức của người dân khi tham gia dịch vụ nơi công cộng còn yếu; công tác giáo dục, định hướng về hành vi ứng xử nơi công cộng chưa được quan tâm; do thói quen lối sống; các chế tài, quy định xử phạt còn thiếu; chưa có bộ quy tắc úng xử cho người dân ở nơi công cộng.

Các quy tắc cụ thể này đã được chắt lọc về mặt ngôn từ, sự phù hợp với từng đối tượng và mang các tiêu chí dễ đánh giá, đo lường trong quá trình triển khai thực tế.

Không chỉ đứng về phía các cơ quan chức năng, tháng 2/2017, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm bảo đảm tính khách quan, thống nhất trước khi ban hành. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhận được gần 20.000 ý kiến đóng góp của người dân vào Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng cho thấy sự quan tâm và đồng tình, ủng hộ của người dân trong việc lập lại những trật tự văn hóa nơi công cộng, lấy lại được nét văn minh, thanh lịch truyền thống của người Hà Nội.

Để thực hiện được và phát huy tối đa tính nhân văn, hợp lòng người của bộ quy tắc, việc triển khai QTUX nơi công cộng đã được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quy định rõ ràng. Ngoài việc tổ chức quán triệt phổ biến quy tắc đến tất cả các ban, ngành, đoàn thể, thành viên Ban chỉ đạo Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp, trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư, các tổ trưởng tổ dân phố nắm rõ chủ trương, là lực lượng đi đầu, gương mẫu trong vận động gia đình, người thân, bà con lối xóm nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng, đồng thời tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy tắc thông qua các cuộc hội họp sinh hoạt hàng tháng của khu vực.

Riêng đối với QTUX của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được các sở, ngành, đơn vị lồng ghép vào việc thực hiện kế hoạch “Năm kỷ cương hành chính 2017”. Tại một số quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thực hiện từng quy tắc xử; Yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng kế hoạch công tác năm, công tác quý và kế hoạch cụ thể cho tháng, tuần; thực hiện chấm công bằng vân tay, không sử dụng thời gian làm việc để làm việc riêng, đeo thẻ trong quá trình thực thi công vụ; không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được thành phố giao; xử lí văn bản và hồ sơ công việc khoa học, kịp thời, có một số đơn vị xử lí văn bản khép kín trên phần mềm quản lí văn bản điều hành tác nghiệp của cơ quan, thành phố.

Những quy tắc này cho thấy sự quyết liệt chấn chỉnh tác phong, tư thế, tâm thế làm việc của công chức, viên chức nhà nước, để vừa hoàn thành công việc một cách hiệu quả và tốt đẹp nhất thì hình ảnh người công chức, viên chức nhà nước cũng trở nên đẹp, đáng tin cậy hơn trong lòng nhân dân.

Có thể nói, đây là một cuộc cách mạng lớn từ cơ quan công sở cho đến khắp phố phường, đi vào từng ngõ ngách khu dân cư, thâm nhập vào từng cá nhân mỗi người để thay đổi toàn bộ Hà Nội ở mặt văn hóa. Của cải vật chất thì có thể tiêu biến, hao mòn theo thời gian nhưng những giá trị văn hóa thì sẽ như phù sa lắng lại, bồi đắp và là tài sản quý báu nhất mà mỗi người, trong đó có người Hà Nội để lại cho con cháu. Là người Hà Nội yêu mảnh đất mình sinh ra lớn lên hay đến đây lập nghiệp, trở thành một phần của thành phố thì mỗi người nên nghiêm túc và hăng hái thực hiện bộ quy tắc này để làm đẹp cuộc sống của chính mình và để lại những giá trị tinh thần vĩnh cửu cho con cháu mai sau.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Triển lãm trực tuyến góp phần giáo dục truyền thống Văn hóa

Triển lãm trực tuyến góp phần giáo dục truyền thống

TTTĐ - Với mong muốn tạo cơ hội rộng rãi cho bạn đọc tiếp xúc với bộ sách kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ và cuốn sách "Kí họa trong chiến hào", Nhà xuất bản Kim Đồng mở 2 triển lãm trực tuyến từ ngày 6/5/2024 - 12/5/2024.
Hoa hậu Di Khả Hân ngày càng quyến rũ Thời trang - Làm đẹp

Hoa hậu Di Khả Hân ngày càng quyến rũ

TTTĐ - Mới đây, Hoa hậu Di Khả Hân gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện âm nhạc đình đám. Được biết đây là dịp để người đẹp 9X tạm gác công việc sang một bên để dành thời gian cho bản thân, cùng đắm chìm trong không gian âm nhạc.
Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam Giải trí

Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam

TTTĐ - Hoa hậu Nông Thúy Hằng sẽ đảm nhận vai trò lựa chọn và đồng hành với đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế 2024.
Làm mới tủ đồ ngày hè với chất liệu tencel Thời trang - Làm đẹp

Làm mới tủ đồ ngày hè với chất liệu tencel

TTTĐ - Chất liệu tencel là một lựa chọn lý tưởng cho mùa hè nhờ vào tính năng thoáng khí và khả năng hấp thụ độ ẩm tốt. Chính vì thế, hè này các chị em phụ nữ sẽ ưu tiên lựa chọn những thiết kế có chất liệu tencel để làm mới tủ đồ của mình.
Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ Văn học

Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Kí họa trong chiến hào” là nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm (1932 - 2019). Tác phẩm được ông viết khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách phóng viên chiến trường báo Quyết Thắng, tờ báo của Đại đoàn pháo binh 351.
Hương sen ấm chiến hào Văn học

Hương sen ấm chiến hào

TTTĐ - Mỗi người lính vào Trường Sơn, hầu như ai cũng mang theo một mùi hương: Hương bưởi, hương cau, hương chanh, hương lúa... Với người lính trẻ trong bài thơ dưới đây của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, hương sen không chỉ theo anh ra trận, mang nguồn năng lượng trong mỗi đợt xung phong, mà khi hòa bình, trở về quê nhà, hình sen vẫn theo suốt đời anh. “Hương sen luôn vương vấn / Và mỗi đêm trăng ngần / Hình em như ở cạnh...”.
Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông Điện ảnh - Âm nhạc

Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam thực hiện.
"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai Điện ảnh - Âm nhạc

"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử".
Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Chiều 6/5/2024, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện). Triển lãm sẽ mở cửa tự do đón khách tham quan từ 7/5/2024 - 12/5/2024.
Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” Văn học

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử”

TTTĐ - “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do NXB Trẻ gửi tới độc giả.
Xem thêm