Tag
Học Bác lòng ta trong sáng hơn

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Văn hóa 13/05/2020 18:21
aa
TTTĐ - Đây là một trong những tác phong nổi bật của Bác khi xưa. Dù đất nước ngày nay đã giàu có hơn, to đẹp hơn, đàng hoàng hơn như Bác từng mong mỏi sau hai cuộc chiến tranh giữ nước nhưng không có nghĩa là chúng ta lãng phí, thiếu tính toán.

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Công chức, viên chức, người lao động Hà Nội tích cực học tập tác phong giản dị của Bác Hồ, thực hiện tốt Bộ Quy tắc ứng xử tại cơ quan để tạo môi trường công sở văn minh

Bài liên quan

Những câu chuyện dung dị, sâu sắc trong cuốn sách "Suốt đời học Bác"

Bài 1: Học Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ tự hào và thi đua lập nhiều thành tích

Học theo gương Bác để thành công dân có ích

Làm theo lối sống giản dị của Người…

Trong tác phẩm “Thăm cõi Bác xưa” Tố Hữu đã viết: “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn/ Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn / Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối/ Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn”.

Ngay từ lúc dựng ngôi nhà này, Bác đã dặn dò kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh là: “Lợi dụng vách ngăn hai phòng làm một giá sách cho gọn, tiết kiệm và tiện sử dụng". Người nhắc nhở: "Nhà làm bằng gỗ bình thường, gỗ loại một để dành làm tà vẹt đường sắt và trường học”.

Được một thời gian, nghe anh em cảnh vệ kể lại, những đêm làm việc khuya nghe tiếng phất muỗi của Bác, trong lòng ông Ninh thương Bác vô cùng, bởi đèn sáng giữa một khu vực nhiều cây cối và gần hồ nước nên nhiều muỗi. Đây cũng là điều mà kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh chưa thể lường hết được, ông vô cùng xúc động và ân hận.

Sau nhiều lần bàn tính cuối cùng ông đã đưa ra phương án tối ưu là dùng lưới đồng nhỏ căng lên các ô cửa sổ, vừa ngăn muỗi mà vẫn có gió mát. Công việc trên làm khi Bác vắng nhà, vẫn sợ khi Bác về lại phê bình là tốn kém.

Hay những câu thơ “Còn đôi dép cũ, mòn quai gót / Bác vẫn thường đi giữa thế gian” (Theo chân Bác, Tố Hữu) cũng cho ta thấy lối sống giản dị đến mức đơn sơ của Người.

Không gian làm việc giản dị, đơn sơ của Bác Hồ
Không gian làm việc giản dị, đơn sơ của Bác Hồ

Theo Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong sinh hoạt đời thường, Bác Hồ còn chỉ thị cho những người phục vụ: Vá khăn mặt cho Bác, vá áo lót cho Bác, vá chiếu nằm cho Bác. Có lần, khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng. Bác cầm đôi tất xoay chỗ rách vào bên trong người Bác, rồi cười: Đấy có trông thấy rách nữa đâu...

Mùa đông, Bác Hồ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm, mền bông xẹp xuống không ấm nữa. Nhưng không ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ mền bông đi, chỉ nghĩ đến việc thay vỏ ngoài. Vì dùng mãi vỏ áo đã đứt chỉ ở khuỷu tay và ở cổ, Bác bảo mạng nó lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai, đến khi nó rách lần 2, đồng chí phục vụ xin cho thay vỏ ngoài Bác cũng không đồng ý.

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác.

Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Bây giờ thăm Khu di tích Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, chúng ta vẫn được gặp lại đôi dép lốp mòn vẹt, chiếc áo, chiếc mũ sờn thân thương mà lòng trào dâng lên niềm kính yêu vô hạn.

Như vậy, những câu chuyện như vậy về Bác là minh chứng rất chân thực cho việc đừng cố thể hiện bản thân qua vẻ hình thức bề ngoài. Bác là nguyên thủ quốc gia, Bác lo bao nhiêu công việc trọng đại của đất nước, Bác cũng phải tiếp khách quốc tế nhưng Người cho thấy rằng mình làm được thì tất cả những người khác, ai cũng có thể làm được.

Trong bối cảnh đất nước bấy giờ còn khó khăn, tiếng súng vẫn nổ ra ở miền Nam, đất nước chưa được thống nhất, bộ đội hành quân đánh trận thiếu thốn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam nên Bác càng phải nêu gương về sự tiết kiệm.

Ngày nay đời sống đã khá giả hơn xưa, quan niệm về thời trang, cái ăn cái mặc không còn là “ăn no, mặc ấm” nữa mà là “ăn ngon, mặc đẹp”, dù có thể mua được quần áo từ khắp các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, công chức, viên chức cũng vẫn nên giản dị, tiết kiệm trong môi trường công sở.

Công chức, viên chức tại các cơ quan, công sở ở Hà Nội ăn mặc giản dị cũng là phù hợp với bộ quy tắc ứng xử của viên chức, công chức, tạo nên môi trường công sở văn minh.

Giản dị là để tránh những phiền toái cho chính bản thân mình. Bởi lẽ, khi quá mất thời gian cho việc chăm chút vẻ bề ngoài, chúng ta sẽ phần nào lơ là bớt công việc được giao, không đảm bảo thời gian và năng suất lao động. Bên cạnh đó, giản dị cũng không tạo nên khoảng cách giữa những người trong cùng cơ quan, giảm sự chú ý, đố kị từ người khác, tạo sự hòa đồng giữa đồng nghiệp với nhau.

Là người của nhà nước, càng giản dị, tiết kiệm chúng ta cũng càng nêu gương về lối sống tích cực, tránh tạo nên các “dấu hỏi” về chi phí cho trang phục, quần áo, phụ kiện từ nhân dân.

… để tập trung hiệu quả cao nhất cho công việc

Công sở không phải là “sàn diễn thời trang”, càng không phải là nơi “sáng cắp ô đi tối cắp về”, gửi chân, “đánh trống ghi tên” để rồi làm những việc của cá nhân. Khi đã là người của Nhà nước, ăn lương nhà nước thì công chức, viên chức, người lao động phải làm việc, phải phục vụ nhân dân, vì thế, “thương hiệu” của mỗi người là hiệu quả công việc chứ không phải ở bề ngoài, mặc cái gì, sành điệu hay ăn diện ra sao.

Khi đã đến công sở, chúng ta sử dụng của công để làm việc, vì thế dễ có tâm lý “của chùa thì dùng cho thoải mái”. Nhiều năm nay điều đó đã có những tồn tại đáng lên án, vì thế, trong công cuộc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay, công chức, viên chức càng phải lắng nghe những câu chuyện về Người để lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động, tâm thế của mình.

Năm 1957, Bác sang thăm một số nước Đông Âu. Sau buổi tiệc do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Ba Lan, Bác hài lòng khen anh em tổ chức tiết kiệm và trang trọng, các món ăn không thừa, không thiếu. Người nói: "Ăn uống lãng phí, Bác xót xa lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân”.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng là người được vinh dự dùng cơm với Bác nhiều lần nhất từng kể lại rằng bữa ăn nào Bác cũng ăn tiết kiệm, vừa đủ, không bỏ món thừa, không vương vãi một hột cơm.

Những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ Người dùng tiền công quỹ.

Buổi khánh thành ngôi nhà sàn, Bác Hồ mặc bộ quần áo nâu, đi đôi guốc mộc. Bác chiêu đãi kiến trúc sư và thợ thi công bằng bữa “tiệc ngọt” tân gia, Bác nói vui: “Kẹo thuốc hôm nay là tiền nhuận bút của Bác bỏ ra mua, không phải của công đâu, Bác khao đấy, các chú cứ thoải mái, không ăn hết thì mang về”.

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Trong sử dụng của công, Bác tiết kiệm đến cái nhỏ như tờ giấy: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần”.

Bác đã làm để mọi người bắt chước là hàng ngày các văn bản Bác đều viết ở mặt sau của bản tin Thông tấn xã Việt Nam, còn phong bì Bác đều dùng lại phong bì của các nơi gửi tới đến 2, 3 lần. Làm được những việc nhỏ thì sẽ thành cái to như Bác đã chỉ rõ “nơi nào cũng tiết kiệm một chút, thì trong một năm đỡ được hàng vạn tấn giấy, tức là hàng triệu đồng bạc. Nhờ tiết kiệm mà lợi cho dân rất nhiều”.

Công chức, viên chức nhà nước sử dụng tiết kiệm và biết bảo vệ của công cũng là tự hạn chế mình trước mọi cám dỗ, giữ cho tâm thế người lao động đi làm thật trong sáng và đàng hoàng. Có như thế chúng ta mới biết xây dựng cho tập thể, vì tập thể và cư xử với tài sản của cơ quan, công sở như tài sản của gia đình mình, gìn giữ và trân trọng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Linh thiêng khúc ca từ “Miền xa thẳm” Điện ảnh - Âm nhạc

Linh thiêng khúc ca từ “Miền xa thẳm”

TTTĐ - Những ca khúc trong chương trình "Miền xa thẳm" sẽ được vang lên, linh thiêng và đầy cảm xúc, nhằm tri ân và tưởng nhớ công lao to lớn của các chiến sĩ đã hy sinh xương máu, viết nên những trang sử hào hùng cho dân tộc.
NSƯT Khánh Hòa làm phim ca nhạc "bom tấn" sau 8 lần đến Trường Sa Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Khánh Hòa làm phim ca nhạc "bom tấn" sau 8 lần đến Trường Sa

TTTĐ - Bằng tình yêu vô điều kiện, đặc biệt lớn lao với vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, NSƯT Khánh Hòa đã cho ra mắt bộ phim ca nhạc "bom tấn" về Trường Sa với sự tham gia của hơn 1.000 người và 6 thế hệ diễn viên. Tác phẩm vô cùng xúc động, chạm đến trái tim khán giả trước sự hi sinh, cống hiến và anh hùng của các chiến sĩ hải quân đồng thời nhân lên niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước mình.
Hé lộ về bức thư khiến Shark Minh Beta nghẹn ngào trên truyền hình Giải trí

Hé lộ về bức thư khiến Shark Minh Beta nghẹn ngào trên truyền hình

TTTĐ - Được biết đến là một doanh nhân bản lĩnh trên thương trường, hiếm khi người thân, bạn bè của Bùi Quang Minh (Minh Beta - Chủ tịch Beta Group) thấy anh rơi nước mắt. Trong tập 1 của "Shark Tank Việt Nam", lần đầu tiên có một người khiến anh phải nghẹn ngào khi đọc từng câu chữ trong bức thư được gửi đến anh thông qua chương trình.
Hồng Vinh lấy thơ để giới thiệu và phê bình thơ Văn hóa

Hồng Vinh lấy thơ để giới thiệu và phê bình thơ

TTTĐ - Dùng thơ để giới thiệu và phê bình thơ - đó là phương cách độc đáo của Hồng Vinh trong nhiều năm qua.
Bộ sách về cô bé Hilda ưa mạo hiểm đến với bạn đọc Việt Văn hóa

Bộ sách về cô bé Hilda ưa mạo hiểm đến với bạn đọc Việt

TTTĐ - Mùa hè này, Đông A Books đưa bạn đọc Việt Nam bước vào những chuyến phiêu lưu kỳ thú, cùng cô bé Hilda khám phá thế giới huyền bí với vô vàn sinh vật ma thuật được lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian Scandinavia.
Khán giả Hà Nội sẽ được đắm mình vào “vũ trụ âm nhạc” Mozart Văn hóa

Khán giả Hà Nội sẽ được đắm mình vào “vũ trụ âm nhạc” Mozart

TTTĐ - Sau thành công của Hòa nhạc Bốn mùa (Four Seasons Concert), Nhà hát Hồ Gươm tiếp tục mang đến cho công chúng trải nghiệm thú vị trong âm nhạc cùng những khoảnh khắc tươi đẹp với The Mozart Concert mang tên “Bei Momenti” (Beautiful Moment), diễn ra vào hai ngày 23 - 24/8.
NSND Quốc Hưng tri ân "Thiên hùng ca bất tử" tại Quảng Trị Điện ảnh - Âm nhạc

NSND Quốc Hưng tri ân "Thiên hùng ca bất tử" tại Quảng Trị

TTTĐ - "Thiên hùng ca bất tử" là một MV ca nhạc với chủ đề, nội dung, ý nghĩa tri ân các anh hùng liệt sỹ, những người đã hy sinh quên mình vì đất nước, vì Tổ quốc. MV được thực hiện khá công phu khi cả nhạc sĩ Kiên Ninh, NSND Quốc Hưng cùng toàn bộ ekip trực tiếp vào Quảng Trị để ghi hình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa Văn học - Nghệ thuật

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Anh ấy vẫn như xưa

TTTĐ - Bài viết “Anh ấy vẫn như xưa” đăng trên tuần báo Tuổi trẻ Thủ đô, số 26 (từ ngày 20/6 - 28/6/2002) do bà Khúc Nga, nguyên Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nêu lên những cảm nghĩ của mình về đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc bấy giờ. Bài viết này sau đó được báo Nhân Dân tuyển chọn, phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật (năm 2019) in trong cuốn sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”). Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng lại bài viết này, giới thiệu với độc giả.
Sáng mãi tấm gương "Những anh hùng trẻ tuổi" Văn hóa

Sáng mãi tấm gương "Những anh hùng trẻ tuổi"

TTTĐ - Nhân kỉ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả bộ sách "Những anh hùng trẻ tuổi".
Hà Nội đêm lặng yên như lời từ biệt kính cẩn Văn học - Nghệ thuật

Hà Nội đêm lặng yên như lời từ biệt kính cẩn

TTTĐ - Đêm Hà Nội lặng yên, không một làn gió thoảng. Thành phố bỗng chốc trở nên trầm mặc, bao nhiêu tâm hồn như cùng chung một nỗi niềm thương tiếc. Hà Nội đêm nay, vạn người thao thức, tưởng nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã về với thế giới của những người hiền.
Xem thêm